Soạn giáo án buổi 2 Toán 6 CTST bài 2: Hình chữ nhật- Hình thoi- Hình bình hnahf- Hình thang cân

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án buổi 2 Toán 6 bài 2: Hình chữ nhật- Hình thoi- Hình bình hnahf- Hình thang cân sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 2. HÌNH CHỮ NHẬT - HÌNH THOI - HÌNH BÌNH HÀNH - HÌNH THANG CÂN
  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Ôn tập, củng cố lại các kiến thức về hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành hình thang cân:

+ Nêu được một số yếu tố cơ bản (cạnh, góc, đường chéo) của chữ nhật, hình thoi,  hình bình hành, hình thang cân.

+ Nhận dạng được các hình.

+ Nhớ lại cách vẽ và vẽ được hình chữ nhật, hình thoi và hình bình hành bằng dụng cụ học tập.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: Tự nhớ lại kiến thức và hoàn thành các nhiệm vụ GV yêu cầu.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Phân công được nhiệm vụ trong nhóm, hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

  1. Năng lực đặc thù:

- Năng lực tư duy và lập luận toán học:

+ Rèn kĩ năng vẽ hình chữ nhật khi biết độ dài hai cạnh; Vẽ được hình thoi khi biết độ dài một cạnh; Vẽ được hình bình hành khi biết độ dài hai cạnh.

+ Nhớ lại đặc điểm hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân, từ đó nhận dạng được các đồ vật, các hình ảnh có dạng hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân.

- Năng lực tư duy, mô hình hóa toán học: Tạo lập được các hình đã học thông qua việc cắt, ghép hình.

 3.Về phẩm chất:

- Bồi dưỡng hứng thú, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo.

- Cẩn thận, chính xác, linh hoạt trong vẽ hình và giải toán.

- Tích cực xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Học sinh:

+ Ôn tập lại kiến thức đã học trên lớp.

+ Sgk, Sbt, Vở nháp, bút, thước, đồ dùng học tập cá nhân.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh, tạo vấn đề vào chủ đề.
  3. b) Nội dung hoạt động: HS chơi trò chơi
  4. c) Sản phẩm học tập: Kết quả của HS
  5. d) Tổ chức hoạt động:

- GV tổ chức chia lớp thành 4 nhóm tương ứng với 4 tổ. GV chỉ định 1 thành viên trong tổ bất kì nêu ví dụ về đồ vật có hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hoặc hình thang cân. Cả lớp nghe và nhận xét nhanh bạn trả lời đúng hay sai. Sau khi trả lời xong, bạn đó sẽ chỉ định thành viên bất kì ở tổ tiếp theo. Cứ lần lượt như vậy, trò chơi sẽ diễn ra trong vòng 3 phút. Nếu quá 15 giây suy nghĩ, thành viên trong nhóm nào không đưa ra được ví dụ tiếp theo thì nhóm tiếp theo sẽ giành quyền trả lời. Kết thúc trò chơi, nhóm nào đưa ra được nhiều ví dụ đúng nhất là nhóm chiến thắng và nhận được phần quà từ GV.

- Sau khi chơi trò chơi xong, GV dẫn dắt HS vào buổi học, củng cố kiến thức.

  1. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
  2. CỦNG CỐ PHẦN LÝ THUYẾT
  3. a. Mục tiêu: HS nhớ và củng cố kiến thức về hình tam giác đều, hình vuông, lục giác đều. Từ đó, vận dụng giải toán một cách dễ dàng.
  4. b. Nội dung hoạt động: HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
  5. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  6. d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

*Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành 4 nhóm trao đổi, thảo luận, hoàn thành vào giấy A1 theo sơ đồ tư duy tổng kết kiến thức Bài 2. Hình chữ nhật – Hình thoi – Hình bình hành – Hình thang cân.

* Thực hiện nhiệm vụ:

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, ghi nhớ lại kiến thức, trả lời câu hỏi.

* Báo cáo kết quả: đại diện một số HS đứng tại chỗ trình bày kết quả.

* Nhận xét đánh giá: GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

 

1. Hình chữ nhật

* Các yếu tố cơ bản của hình chữ nhật

Trong hình chữ nhật:

- Bốn góc bằng nhau và bằng 90o.

- Các cạnh đối bằng nhau.

- Hai đường chéo bằng nhau.

VD: Hình chữ nhật MNPQ có:

 

 

 

- Bốn góc ở đỉnh M, N, P, Q bằng nhau.

- Các cạnh đối bằng nhau: MN = PQ; MQ = NP.

- Hai đường chéo bằng nhau: MP = NQ.

* Cách vẽ hình chữ nhật: SGK

2. Hình thoi

Các yếu tố cơ bản của hình thoi.

- Bốn cạnh bằng nhau.

- Hai đường chéo vuông góc với nhau.

- Các cạnh đối song song với nhau.

- Các góc đối bằng nhau.

VD:  Hình thoi ABCD có:

 

 

 

 

-  Bốn cạnh bằng nhau: AB = BC = CD = DA.

- Hai đường chéo vuông góc với nhau: AC vuông góc với BD.

-  Các cạnh đối song song với nhau: AB song song với CD; BC song song với AD.

- Các góc đối bằng nhau: Góc A = góc C; góc B = góc D.

* Cách vẽ hình thoi: SGK

3. Hình bình hành

Một số yếu tố cơ bản của hình bình hành

- Các cạnh đối bằng nhau

- Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

- Các cạnh đối song song với nhau.

- Các góc đối bằng nhau.

VD: Hình bình hành ABCD có:

- Các cạnh đối bằng nhau:

AB = CD ; BC = AD.

- Hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại trung điểm O của mỗi đường.

- Các cạnh đối song song với nhau:

AB song song với CD; BC song song với AD.

- Các góc đối bằng nhau: Góc A = góc C; Góc B = góc D.

*  Cách vẽ hình bình hành: SGK

4. Hình thang cân

Hình thang cân ABCD có:

- Hai cạnh bên bằng nhau.

- Hai đường chéo bằng nhau.

- Hai cạnh đáy song song với nhau.

- Hai góc kề một đáy bằng nhau.

VD: Hình thang cân ABCD có:

- Hai cạnh bên bằng nhau: AB =  CD

- Hai đường chéo bằng nhau: AC = BD

- Hai cạnh đáy song song với nhau: AB song song với CD.

-  Hai góc kề một đáy bằng nhau:  góc ADB = góc BCD;  góc DAB = góc ABC.

 

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
  2. a. Mục tiêu: Dựa vào kiến thức đã học, HS vận dụng vào giải toán thông qua các phiếu học tập.
  3. b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu bài tập
  4. c. Sản phẩm học tập: Kết quả thực hiện của HS
  5. d. Tổ chức thực hiện:

*Nhiệm vụ 1: GV phát phiếu bài tập, nêu phương pháp giải, cho học sinh làm bài theo nhóm bằng phương pháp khăn trải bàn.

 

Dạng 1: Nhận biết hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân.

* Phương pháp giải:

Để nhận dạng hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân, em dựa vào các yếu tố cơ bản của chúng để ước lượng rồi đo, kiểm tra lại:

- Các yếu tố cơ bản của hình chữ nhật: bốn góc bằng nhau và bằng 90o; các cạnh đối bằng nhau; hai đường chéo bằng nhau.

- Các yếu tố cơ bản của hình thoi: bốn cạnh bằng nhau, hai đường chéo vuông góc với nhau; các cạnh đối song song với nhau; các góc đối bằng nhau.

-  Các yếu tố cơ bản của hình bình hành: các cạnh đối bằng nhau; hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường;  các cạnh đối song song với nhau; các góc đối bằng nhau.

- Các yếu tố cơ bản của hình thang cân: hai cạnh bên bằng nhau; hai đường chéo bằng nhau;  hai cạnh đáy song song với nhau; hai góc kề một đáy bằng nhau

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1

Bài 1. Trong các hình sau, hình nào là hình chữ nhật, hình nào là hình thoi, hình nào là hình bình hành, hình nào là hình thang cân?

 

 

 

     

Hình 1

Hình 2

Hình 3

Hình 4

 

 
   

 

 

 

     

Hình 5

Hình 6

Hình 7

Hình 8

Bài 2. Quan sát các hình ảnh sau, đồ vật trong trong các bức ảnh nào có dạng hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân?

       

Hình 1

Hình 2

Hình 3

Hình 4

       

Hình 5

Hình 6

Hình 7

Hình 8

       

Hình 9

Hình 10

Hình 11

Hình 12

Bài 3. Kể tên các cạnh, các góc bằng nhau trên mỗi hình dưới đây:

   

Hình 1. Hình chữ nhật EFGH

Hình 2. Hình thoi MNPQ

 

   

Hình 3. Hình thang cân JKLM

Hình 4. Hình bình hành QRST

 

- HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ, thảo luận, tìm ra câu trả lời.

- GV cùng cả lớp chữa bài, đưa ra đáp án:

Gợi ý đáp án:

Bài 1.

- Hình thoi:  Hình 1, hình 6.

- Hình chữ nhật: Hình 3.

- Hình bình hành: Hình 4.

- Hình thang cân: Hình 5.

Bài 2.

+ Hình chữ nhật: Hình 1, Hình 4, Hình 12.

+ Hình thoi: Hình 2, Hình 8.

+ Hình bình hành: Hình 3, hình 5, hình 6.

+ Hình thang cân: Hình 7, Hình 9, hình 11.

Bài 3.

Hình chữ nhật EFGH có:

- Bốn góc ở đỉnh E, F, G, H bằng nhau.

- Các cạnh đối bằng nhau: EF= GH; MQ = NP.

- Hai đường chéo bằng nhau: EG =  FH.

Hình thoi MNPQ có:

- Bốn cạnh bằng nhau: MN = NP = PQ = QM.

- Hai đường chéo vuông góc với nhau: MP vuông góc với NQ.

- Các cạnh đối song song với nhau: MN song song với PQ; MQ song song với NP.

- Các góc đối bằng nhau: Góc M = góc P; góc N = góc Q.

Hình thang cân JKLM có:

- Hai cạnh bên bằng nhau: JM =  KL

- Hai đường chéo bằng nhau: JL = KM

- Hai cạnh đáy song song với nhau: JK song song với LM.

-  Hai góc kề một đáy bằng nhau:  góc JML = góc KML;  góc MJK = góc JKL.

Hình bình hành TQRS có:

- Các cạnh đối bằng nhau:

TQ = RS ; QR = TS.

- Hai đường chéo TR và QS cắt nhau tại trung điểm O của mỗi đường.

- Các cạnh đối song song với nhau:

TQ song song với RS; QR song song với TS.

- Các góc đối bằng nhau: Góc T = góc R; Góc Q = góc S.

 

*Nhiệm vụ 2: GV phát phiếu bài tập số 3, cho học sinh nêu cách làm, GV đưa ra phương pháp giải và cho học sinh hoàn thành bài tập cá nhân và trình bày bảng.

 

Dạng 2: Vẽ hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân.

Phương pháp giải:

- Để vẽ hình chữ nhật, ta có thể dùng ê ke và thực hiện tương tự như vẽ hình vuông.

- Để vẽ hình thoi, hình bình hành, ta có thể dùng thước hoặc dùng kết hợp cả thước và compa.

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2

Bài 1. Nêu cách vẽ và thực hiện vẽ hình chữ nhật ABCD, biết AB = 5 cm và AD = 3,5 cm.

Bài 2.

a. Nêu cách vẽ và thực hiện vẽ hình thoi MNPQ có cạnh bằng 6 cm.

b. Nêu cách vẽ và thực hiện vẽ hình thoi ABCD bằng thước và compa, biết AB = 3,5 cm và AC = 5cm.

Bài 3.  Nêu cách vẽ và thực hiện vẽ hình bình hành ABCD có AB = 6,5 cm và BC = 4 cm bằng 2 cách:

a. Dùng thước.

b. Dùng thước +  compa.

Bài 4. Nêu cách vẽ và thực hiện vẽ hình bình hành ABCD bằng thước và compa, biết AB = 2cm, BC = 4cm và AC = 5,5 cm.

 

- HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ, thảo luận, tìm ra câu trả lời.

- GV cùng cả lớp chữa bài, đưa ra đáp án:

Gợi ý đáp án:

Bài 1.

Bước 1. Vẽ đoạn thẳng AB = 5cm.

Bước 2. Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại A. Trên đường thẳng đó, lấy điểm D sao cho AD = 3,5 cm.

Bước 3. Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại B. Trên đường thẳng đó lấy điểm C sao cho BC = 3,5 cm.

Bước 4. Nối D với C .

=> Ta được hình chữ nhật ABCD.

Bài 2.

a. Dùng thước:

Bước 1. Vẽ đoạn thẳng MN = 6cm.

Bước 2. Vẽ đường thẳng đi qua N. Lấy điểm P trên đường thẳng đó sao cho  NP = 6cm.

Bước 3. Vẽ đường thẳng đi qua P và song song với cạnh MN. Vẽ đường thẳng đi qua M và song song với cạnh NP.

Bước 4. Hai đường thẳng này cắt nhau tại Q

=> Ta được hình thoi MNPQ.

b. Dùng thước và compa:

Bước 1. Dùng thước vẽ đoạn thẳng AC = 5cm

Bước 2. Dùng Compa vẽ một phần đường tròn tâm A bán kính 3,5 cm.

Bước 3. Dùng Compa vẽ một phần đường tròn tâm C bán kính 3,5 cm; phần đường tròn này cắt phần đường tròn tâm A vẽ ở Bước 2 tại các điểm B và D.

Bước 4. Dùng thước vẽ các đoạn thẳng AB, BC, CD, DA.

Ta được hình thoi ABCD

Bài 3.

a. Dùng thước:

Bước 1. Vẽ đoạn thẳng AB = 6,5 cm.

Bước 2. Vẽ đoạn thẳng đi qua B. Trên đường thẳng đó, lấy điểm C : BC = 4cm.

Bước 3. Vẽ đường thẳng đi qua A và song song với BC, đường thẳng qua C và song song với AB. Hai đường thẳng này cắt nhau tại D

=> Ta được hình bình hành ABCD.

b. Dùng thước + compa

Bước 1. Dùng thước vẽ đoạn thẳng AB = 6,5 cm; vẽ đoạn thẳng BC  = 4 cm.

Bước 2. Lấy C làm tâm, dùng compa vẽ một phần đường tròn có bán kính AB.

Lấy A làm tâm, dùng compa vẽ một phần đường tròn có bán kính BC. Gọi D là giao  điểm của hai phần đường tròn này

Bước 3. Vẽ đoạn thẳng AD và đoạn thẳng CD, ta được hình bình hành ABCD.

Bài 4.

Bước 1. Dùng thước vẽ đoạn thẳng AB = 2 cm

Bước 2. Lấy A làm tâm, dùng compa vẽ một phần đường tròn có bán kính AC.

Lấy B làm tâm, dùng compa vẽ một phần đường tròn có bán kính BC. Gọi C là giao  điểm của hai phần đường tròn này

Bước 3. Dùng thước vẽ đoạn thẳng BC.

Bước 4. Vẽ đường thẳng đi qua C và song song với đoạn thẳng AB. Vẽ đường thẳng đi qua A và song song với đoạn thẳng BC. Hai đường thẳng này cắt nhau tại D, ta có hình bình hành ABCD.

 

*Nhiệm vụ 3: GV phát phiếu bài tập số 4, giới thiệu học sinh phương pháp giải và hướng dẫn cách làm. GV cho học sinh trao đổi, thảo luận theo nhóm 4 hoàn thành các bài tập.

 

Dạng 3*: Bài toán cắt, ghép hình.

Phương pháp giải: Vận dụng các tính chất cơ bản của hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân .

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3

Bài 1. Di chuyển que diêm để xếp thành hình theo yêu cầu sau:

a. Di chuyển 1 que diêm để tạo thành 5 hình chữ nhật.

b. Di chuyển 3 que diêm để được một hình thoi và một hình bình hành.

Bài 2. Hình dưới đây có 1 hình thang cân, 1 hình tam giác đều, 1 hình lục giác đều, 1 hình thoi, 1 hình vuông và 1 hình bình hành. Giữ nguyên các que diêm màu xanh, di chuyển 7 que diêm màu đỏ sao cho 6 hình đa giác đều thay đổi vị trí.

Bài 3. Sử dụng các mảnh bìa như hình dưới đây để ghép thành một hình chữ nhật:

 

 

Bài 4. Sử dụng các mảnh bìa như hình dưới đây để ghép thành một hình bình hành:

Bài 5. Sử dụng các mảnh ghép như hình dưới đây để ghép thành một hình thang cân

 
   

 

 

 

 

 

 

- HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ, thảo luận, tìm ra câu trả lời.

- GV cho đại diện các nhóm trình bày, chốt đáp án đúng và lưu ý lỗi sai.

Gợi ý đáp án:

Bài 1.

a. HS có thể di chuyển 1 que diêm để thu được hình như sau:

b.

Bài 2.

Bài 3.

HS thực hành theo nhóm cắt các hình theo hướng dẫn của GV và hoàn thành yêu cầu của bài.

Bài 4 + 5.

HS hoạt động nhóm 4 cắt các hình theo mẫu và tự hoàn thành ghép hình theo yêu cầu của đề.


=> Xem toàn bộ Soạn giáo án buổi 2 Toán 6 CTST

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án buổi 2 Toán 6 chân trời bài 2: Hình chữ nhật- Hình thoi- Hình, GA word buổi 2 Toán 6 ctst bài 2: Hình chữ nhật- Hình thoi- Hình, giáo án buổi 2 Toán 6 chân trời sáng tạo bài 2: Hình chữ nhật- Hình thoi- Hình

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác