Soạn giáo án buổi 2 Toán 6 CTST bài 13: Bội chung và bội chung lớn nhất

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án buổi 2 Toán 6 bài 13: Bội chung và bội chung lớn nhất sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…./…/…

Ngày dạy: …./.../…

BÀI 13. BỘI CHUNG VÀ BỘI CHUNG LỚN NHẤT

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức: Ôn tập, củng cố kiến thức về bội chung, bội chung nhỏ nhất thông qua luyện tập các phiếu học tập.
  3. Năng lực
  4. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: Tự nhớ lại kiến thức và hoàn thành các nhiệm vụ GV yêu cầu.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Phân công được nhiệm vụ trong nhóm, hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Năng lực tư duy, sáng tạo: Vận dụng kiến thức giải các bài toán thực tế.

  1. Năng lực đặc thù:

- Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Tìm được tập hợp bội chung của hai hay nhiều số; Tìm bội chung nhỏ nhất của các số thỏa mãn điều kiện cho trước.

- Năng lực tư duy và lập luận: Ứng dụng bội chung nhỏ nhất vào cộng, trừ các phân số không cùng mẫu. Giải dạng toán có lời văn.

3.Về phẩm chất:

- Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo

- Bồi dưỡng hứng thú học tập, yêu thích môn toán.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Học sinh: Vở, nháp, bút.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh, tạo vấn đề vào chủ đề.
  3. b) Nội dung hoạt động: HS chơi trò chơi
  4. c) Sản phẩm học tập: Kết quả của HS
  5. d) Tổ chức hoạt động:

- GV mời 4 bạn tham gia chơi trò chơi. Mỗi đội chơi có hai bạn, GV giao cho các đội chơi các thẻ số. GV yêu cầu các đội tìm và ghép đúng đề bài và đáp án của các thẻ chơi. (các thẻ số về bội chung, bội chung lớn nhất).

- HS xung phong lên chơi trò chơi, các bạn khác ở dưới cổ vũ cho đội bạn. Đội nào hoàn thành nhanh hơn, đúng hơn là đội chiến thắng.

- Sau khi chơi trò chơi, GV dẫn dắt HS vào tiết ôn tập bài: Bội chung và bội chung nhỏ nhất.

  1. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
  2. CỦNG CỐ PHẦN LÝ THUYẾT
  3. a. Mục tiêu: HS nhắc và nắm rõ phần lý thuyết. Từ đó có thể áp dụng giải toán một cách dễ dàng.
  4. b. Nội dung hoạt động: HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
  5. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  6. d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

*Chuyển giao nhiệm vụ

- GV gọi HS đứng dậy, đặt câu hỏi và cùng HS nhắc lại kiến thức phần lí thuyết:

+ HS1: Nhắc lại khái niệm bội chung và cách tìm bội chung

+ HS2: Nhắc lại khái niệm bội chung nhỏ nhất bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố.

+ HS3: Nhắc lại cách ứng dụng trong quy đồng mẫu các phân số

* Thực hiện nhiệm vụ:

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, ghi nhớ lại kiến thức, trả lời câu hỏi.

* Báo cáo kết quả: đại diện một số HS đứng tại chỗ trình bày yêu cầu của GV đưa ra.

* Nhận xét đánh giá: GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

 

 

 

1. Bội chung

- Một số được gọi là bội chung của hai hay nhiều số nếu nó là bội của tất cả các số đó.

- Cách tìm bội chung của hai số a và b:

+ Viết các tập hợp B(a) và B(b)

+ Tìm những phần tử chung của B(a) và B(b)

2. Bội chung nhỏ nhất

- Bội chung nhỏ nhất của hai hay nhiều số là số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp bội chung của các số đó.

3. Tìm bội chung nhỏ nhất bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố

Các bước thực hiện:

+ B1. Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố

+ B2. Chọn ra các thừa số nguyên tố chung và riêng.

+ B3. Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ lớn nhất của nó.

Tích đó là BCNN phải tìm.

4. Ứng dụng trong quy đồng mẫu các phân số

Các bước thực hiện:

+ B1. Tìm một bội chung của các mẫu số (thường là BCNN) để làm mẫu số chung.

+ B2. Tìm thừa số phụ của mỗi mẫu số (bằng cách chia mẫu số chung cho từng mẫu số riêng).

+ B3. Nhân tử số và mẫu số của mỗi phân số với thừa số phụ tương ứng.

  1. BÀI TẬP LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
  2. a. Mục tiêu: HS biết cách giải các dạng bài tập thường gặp về bội chung, bội chung nhỏ nhất thông qua các phiếu bài tập.
  3. b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu bài tập
  4. c. Sản phẩm học tập: Kết quả thực hiện của HS
  5. d. Tổ chức thực hiện:

*Nhiệm vụ 1: GV phát phiếu bài tập, nêu phương pháp giải, cho học sinh thảo luận, tìm ra câu trả lời đúng.

Dạng 1: Tìm tập hợp bội chung của hai hay nhiều số

* Phương pháp giải:

·        B1. Viết tập hợp các bội của các số đã cho

·        B2. Tìm giao của các tập hợp đó.

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1

Bài 1. Viết các tập hợp sau:    

a. B(2), B(5) và BC(2; 5)

b. BC(100; 120; 140)

Bài 2. Tìm các số tự nhiên x sao cho x là bội của 6 và 20

Bài 3. Tìm các bội chung có ba chữ số của 5; 6; 9.

Gợi ý đáp án:

Bài 1.

a. B(2) = {0; 2; 4; 6; 8; …}; B(5) = {0; 5; 10; 15;…}

=> BC(2; 5) = {0; 10; 20…}

b. BCNN(100; 120; 140) = 2520, nên BC(100; 120; 140) = {2520k| k  N}

Bài 2. x {24; 30; 36}

Bài 3. B(5) = {0; 5; 10;….}; B(6) = {0; 6; 12; 18; ….}

B(9) = {0; 9; 18; …}

Vậy BC(5; 6; 9) = {0; 90; 180; 270; …}

Các bội có ba chữ số: 180; 270; 360; 450; 540; 630….

 

*Nhiệm vụ 2: GV phát phiếu bài tập số 2, cho học sinh nêu cách làm, GV đưa ra phương pháp giải và cho học sinh hoàn thành bài tập cá nhân và trình bày bảng.

Dạng 2: Tìm bội chung nhỏ nhất của các số thỏa mãn điều kiện cho trước

Ứng dụng BCNN vào cộng, trừ các phân số không cùng mẫu số

Phương pháp giải:

1. Tìm bội chung nhỏ nhất:

·        B1: Tìm BCLN của các số đó

·        B2. Tìm các bội của BCNN này

·        B3. Chọn trong số đó các bội thỏa mãn điều kiện đã cho.

2. Cộng, trừ phân số không cùng mẫu:

·        B1. Chọn mẫu chung là BCNN của các mẫu

·        B2. Tìm thừa số phụ của mỗi mẫu (bằng cách chia mẫu chung cho từng mẫu)

·        B3. Sau khi nhân tử và mẫu của mỗi phân số với thừa số phụ tương ứng , ta cộng (trừ) phân số có cùng mẫu số.

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2

Bài 1. Tìm hai số x, y * biết rằng x.y = 20 và BCNN(x; y) = 10

Bài 2. Tìm số x biết x  10; x  12; x  15 và 100 < x < 150

Bài 3. Tìm số x thỏa mãn 700 < x < 800 và khi chia x cho 6 có dư 1, chia x cho 8 có dư 3 và x chia hết cho 5.

Bài 4. Tìm số tự nhiên x nhỏ nhất biết rằng x chia cho 5 còn dư 3, x chia cho 7 còn dư 5.

Bài 5. Thực hiện phép tính

a.                b.

Gợi ý đáp án:

Bài 1. Đáp án: x = 2; y = 10 hoặc x = 10; y = 2

Bài 2: Ta có: BCNN(10; 12; 15) = 60

=> B(60) = {0; 60; 120; 180; ….}

Vậy x = 120

Bài 3: x chia cho 6 có dư 1 => (x + 5)  6. Tương tự  (x + 5)  8

BCNN(6; 8) = 24. Các bội của 24 từ 700 đến 800 là 720; 744; 768; 792.

Trong đó 720 – 5 = 715  5

Đáp số: 715

Bài 4. Đáp án: x = 33 là số nhỏ nhất cần tìm.

Bài 5.

a, BCNN (12; 6; 24) = 24

b, BCNN (24, 32, 48) = 96

*Nhiệm vụ 3: GV phát phiếu bài tập số 3, phát đề và hướng dẫn cách làm. GV cho học sinh trao đổi, thảo luận hoàn thành các bài tập.

Dạng 3: Bài toán đưa về tìm bội chung, bội chung nhỏ nhất.

Phương pháp giải:

·        B1. Gọi ẩn, đặt đơn vị, điều kiện cho ẩn

·        B2. Dựa vào đề bài biểu diễn các dữ kiện theo ẩn

·        B3. Tìm ẩn, so sánh điều kiện

·        B4. Trả lời và kết luận

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3

Bài 1. Một số sách nếu xếp thành từng bó 10 quyển; 12 quyển hoặc 15 quyển thì vừa đủ bó. Tính số sách đó, biết rằng số sách đó trong khoảng từ 100 đến 150 quyển?

Bài 2. Một bộ phận của máy có hai bánh răng cưa khớp với nhau, bánh xe I có 20 răng cưa, bánh xe II có 15 răng cưa. Người ta đánh dấu x vào 2 răng cưa khớp nhau. Hỏi mỗi bánh xe phải quay ít nhất bao nhiêu răng để 2 răng cưa đánh dấu ấy lại khớp với nhau ở vị trí giống lần trước? Khi đó mỗi bánh xe đã quay bao nhiêu vòng?

Bài 3. Hai bạn An và Bình thường đến thư viện đọc sách. An cứ 7 ngày đến thư viện một lần. Bình cứ 10 ngày đến thư viện một lần. Lần đầu cả hai bạn cùng đến thư viện vào một ngày. Hỏi sau ít nhất bao nhiêu ngày thì hai bạn lại cùng đến thư viện?

Bài 4. Một cửa hàng cứ 8 ngày lại nhập trứng gà, và cứ 12 ngày lại nhập trứng vịt. Lần đầu, cả hai loại trứng được nhập vào cùng một ngày. Hỏi sau ít nhất bao nhiêu ngày thì hai loại trứng này được nhập cùng một ngày.

Gợi ý đáp án:

Bài 1. Gọi x là số quyển sách cần tìm

Ta có BCNN(10; 12; 15) = 60

ð B(60) = {60; 120; 180; ….}

Vì 100  x  150 => x = 120 (quyển sách).

Bài 2. Số răng cưa mà mỗi bánh xe phải phải quay ít nhất để 2 răng cưa được đánh dấu lại khớp với nhau ở vị trí trống lần trước là:

BCNN (20, 25) = 60 (răng cưa)

Khi đó bánh xe I quay được: 60 : 20 = 3 vòng

Bánh xe II quay được: 60 : 15 = 4 vòng

Đáp số: 4 vòng

Bài 3. Số ngày ít nhất để An và Bình lại cùng đến thư viện là BCNN(7; 10) = 70

Bài 4. Số ngày nhập trứng gà và trứng vịt làn lượt là bội của 8 và 12. Do đó, số ngày ít nhất để hai loại trứng được nhập cùng ngày là bội chung nhỏ nhất của 8 và 12.

Ta có: 8 =  ; 12 =  . 3. Do đó, BCNN(8, 12) =  . 3 = 24

Vậy sau ít nhất 24 ngày hai loại trứng lại được nhập cùng ngày.

Nhiệm vụ 4. GV phát phiếu bài tập số 3. GV cho học sinh trao đổi, thảo luận hoàn thành các bài tập.

PHIẾU BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NHANH

Khoanh tròn trước chữ cái có đáp án đúng:

Câu 1: Số x gọi là bội chung của a, b, c nếu:

A. x ⋮ a hoặc x ⋮ b hoặc x ⋮ c    

B. x ⋮ a và x ⋮ b

C. x ⋮ b và x ⋮ c    

D. x ⋮ a và x ⋮ b và x ⋮ c

Câu 2: Tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 40 là bội chung của 6 và 9 là:

A. {0; 18; 36; 54; .....}

B. {0; 12; 18; 36}

C. {0; 18; 36}

D. {0; 18; 36; 54}

Câu 3: Tập hợp các bội chung của 4 và 6 nhỏ hơn 35 là:

A. {0; 12; 24}          B. {0; 12; 24; 36}

C. {12; 24}               D. {12; 24; 36}

Câu 4: Số tự nhiên a nhỏ nhất khác 0 thỏa mãn a ⋮ 18 và a ⋮ 40

A. 360          B. 400           C. 458              D. 500

Câu 5: BCNN (12; 18; 108) là:

A. 0          B. 108        C. 144           D. 216

Câu 6: Tìm số tự nhiên x biết rằng : x ⋮ 12; x ⋮ 28; x ⋮ 36 và 150 < x < 300

A. x = 36           B. x = 108

C. x = 252         D. x = 288

Câu 7: Học sinh lớp 6D khi xếp hàng 2, hàng 3, hàng 6, hàng 8 đều vừa đủ hàng. Biết số học sinh lớp đó trong khoảng từ 40 đến 60. Số học sinh của lớp 6D là:

A. 48           B. 54            C. 60            D. 72

Câu 8: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?

A. BCNN của a và b là số nhỏ nhất trong tập hợp bội chung của a và b

B. BCNN(a, b, 1) = BCNN(a, b)

C. Nếu m ⋮ n thì BCNN (m; n) = n

D. Nếu UCLN(x; y) = 1 thì BCNN(x; y) = 1

Câu 9: Tìm số tự nhiên nhỏ nhất có ba chữ số, biết rằng số đó chia hết cho 3; 4; 5

A. 102            B. 120            C. 135         D. 150

Câu 10: Hai bạn Tít và Mít thường đến thư viện đọc sách. Tít cứ 9 ngày đến thư viện một lần, Mít 12 ngày một lần. Lần đầu cả hai bạn cùng đến thư viện vào một ngày. Hỏi sau ít nhất bao nhiêu ngày thì hai bạn lại đến cùng thư viện?

A. 24              B. 27            C. 36                D. 42

- HS thảo luận, tìm ra câu trả lời.

- GV thu phiếu bài tập, cùng cả lớp chữa bài, đưa ra đáp án, nhận xét tiết học.


=> Xem toàn bộ Soạn giáo án buổi 2 Toán 6 CTST

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án buổi 2 Toán 6 chân trời bài 13: Bội chung và bội chung lớn, GA word buổi 2 Toán 6 ctst bài 13: Bội chung và bội chung lớn, giáo án buổi 2 Toán 6 chân trời sáng tạo bài 13: Bội chung và bội chung lớn

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác