Nội dung chính bài: Từ đồng âm

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Từ đồng âm". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1


[toc:ul]

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.

  • Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
  • Sử dụng từ đồng âm: Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.

B. Nội dung chính cụ thể

1. Thế nào là từ đồng âm?

  • Là loại từ có cách phát âm, cấu tạo âm thanh giống nhau, hoặc trùng nhau về hình thức viết, nói, đọc nhưng ý nghĩa lại hoàn toàn khác nhau. Từ đồng âm có thể là từ tiếng Việt hoặc Hán Việt và rất dễ nhầm với từ nhiều nghĩa vì có cấu tạo từ và âm như nhau.

2. Sử dụng từ đồng âm

Để phân biệt và sử dụng từ đồng âm chính xác, các bạn thực hiện theo cách sau:

  • Xác định nghĩa của từ đồng âm nhờ ngữ cảnh

Có nghĩa là từ một câu bạn không chắc đó có phải từ đồng âm không, hãy xét nhiều ngữ cảnh khác nhau và rút ra kết luận.

Ví dụ 1: Ta xét câu sau “ Đem cá về kho”

Khi đọc câu này, có thể suy ra nhiều nghĩa và ngữ cảnh khác nhau gồm:

  • Đem cá về nhà mà kho.
  • Đem cá về để nhập kho.

Trong đó từ kho có thể suy ra 2 nghĩa là kho là chế bến hoặc nấu ăn và kho là nơi lưu trữ. 

  • Chơi chữ đồng âm 

Cách này thường dùng trong ca dao, tục ngữ hoặc thơ văn, ít sử dụng trong giao tiếp. Thường dùng từ với nghĩa nước đôi.

Ví dụ 2: Lợi thì có lợi mà răng không còn.

Ta phân tích 2 từ “lợi” trong câu này để hiểu hơn về nghĩa từ đồng âm bằng cách chơi chữ nha.

  • Từ “lợi” thứ nhất có nghĩa là lợi ích, có lợi- có hại.
  • Từ “lợi” thứ hai có nghĩa là nướu răng.

Loại chơi chữ đồng âm này khó phân biệt và người đọc cần phân tích kỹ nghĩa mới xác định được.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác