Dạng bài tập Xác định lực tác dụng vào vật khi biết gia tốc

Dạng 2: Xác định lực tác dụng vào vật khi biết gia tốc

Bài tập 1: Tính lực cần thiết để ô tô khối lượng 1,8 tấn có gia tốc 2,0 $m/s^{2}$

Bài tập 2: Sau thời gian 0,02 s tiếp xúc với chân của cầu thủ, quả bóng khối lượng 500 g ban đầu đứng yên bay đi với tốc độ 54,0 km/h. Lực tác dụng lên quả bóng là

Bài tập 3: Một ô tô có các thông số gồm:

Khối lượng (kg)Tải trọng (kg)Tốc độ tối ưu (km/h)
2,10.10395075,6

Khi ô tô chở đủ tải trọng, nó có thể tăng tốc từ trạng thái nghỉ đến tốc độ tối ưu trong 3,00 giây. Tính độ lớn lực tác dụng lên ô tô khi tăng tốc.


Bài tập 1:

Đổi 1,8 tấn = 1800 kg.

Lực tác dụng: F = ma = 1800.2 = 3600 N.

Bài tập 2:

Đổi 54 km/h = 15 m/s

Gia tốc: $a=\frac{\Delta v}{\Delta t}=\frac{15-0}{0,02}=750 m/s^{2}$

Lực tác dụng lên quả bóng: F = ma = 0,5.750 = 375N.

Bài tập 3:

Đổi 75,6 km/h = 21 m/s

Khối lượng xe khi đầy đủ tải trọng là: 2,10.10$^{3}$+ 950 = 3,05.10$^{3}$ kg

Gia tốc của xe là:

$a=\frac{\Delta v}{\Delta t}=\frac{21-0}{3}=7 m/s^{2}$

Lực tác dụng lên xe khi tăng tốc là: 

F = m.a = 3,05.10$^{3}$.7 = 21,4.10$^{3}$ N.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác