Đề cương ôn tập Vật lí 10 cánh diều học kì 1

Đề cương ôn tập môn Vật lí lớp 10 bộ sách cánh diều mới là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức được của môn Vật lí 10. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các dạng bài khác nhau để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 1 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

BÀI MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU MỤC ĐÍCH HỌC TẬP MÔN VẬT LÍ

1. Đối tượng nghiên cứu của vật lí học

  • Vật lí học là ngành khoa học nghiên cứu về chất, năng lượng và mối quan hệ giữa chúng. Các nhà vật lí nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên khác nhau. Mục tiêu là mô tả được quy luật vận động của thế giới vật chất quanh ta.

2. Mục tiêu của môn vật lí

  • Góp phần giúp bạn nhận biết được năng lực, sở trường của bản thân, định hướng được nghề nghiệp và có kế hoạch học tập, rèn luyện đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp mà bạn sẽ thực hiện trong tương lai.

3. Ảnh hưởng của vật lí đối với cuộc sống.

  • Trong cuộc sống, tri thức vật lí có ảnh hưởng rất rộng, là cơ sở khoa học để chế tạo và giải thích nguyên tắc hoạt động của rất nhiều vật dụng. (VD: lò vi sóng, điện thoại,...)

4. Ảnh hưởng của vật lí với khoa học, kĩ thuật và công nghệ.

  • Vật lí với sự phát triển công nghệ nano: Các nhà Vật lí đã đạt được những kết quả nghiên cứu đột phá về các đối tượng có kích thước cỡ nanômét, cách kiểm soát năng lượng và chuyển động ở cấp độ nguyên tử.
  • Vật lí với sự phát triển laser và y học: Những nghiên cứu về bức xạ ánh sáng đã giúp các nhà vật lí phát hiện ra một loại bức xạ có độ đơn sắc, độ kết hợp và tính định hướng cao, đó là tia laser.
  • Vật lí với sự phát triển giao thông: Những tiến bộ trong nghiên cứu Vật lí lượng tử và Vật lí bán dẫn đã góp phần tạo ra công nghệ chế tạo pin và acquy thế hệ mới có thể lưu trữ năng lượng nhiều hơn. Điều này đã thúc đẩy ngành sản xuất ô tô điện, tạo ra các phương tiện giao thông thân thiện với môi trường.
  • Vật lí với sự phát triển bền vững: Những thành quả trong nghiên cứu vật lý bán dẫn và phát triển các loại vật liệu mới cho phép tạo ra những ngôi nhà sử dụng năng lượng mặt trời, nhờ đó giảm đáng kể nhu cầu sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

5. Sai số và cánh viết sai số trong các phép đo

- Sai số ngẫu nhiên là kết quả của những thay đổi trong các lần đo do các điều kiện thay đổi ngẫu nhiên gây ra.

  •  Sai số ngẫu nhiên có giá trị khác nhau trong các lần đo.
  •  Thực hiện đo lặp đi, lặp lại nhiều lần sẽ làm giảm nhưng không thể loại bỏ được hết sai số ngẫu nhiên.

- Sai số hệ thống ($\Delta A'$) là sai số có giá trị không đổi trong các lần đo, được tiến hành bằng cùng dụng cụ và phương pháp đo.

  •  không thể làm giảm sai số hệ thống bằng cách đo lặp đi lặp lại, mà phải cải tiến dụng cụ hoặc phương pháp đo.

- Giá trị trung bình của đại lượng A sau n lần đo: $\overline{A}=\frac{A_{1}+A_{2}+...+A_{n}}{n}$

- Giá trị tuyệt đối của hiệu số giữa giá trị trung bình và giá trị của mỗi lần đo được gọi là sai số tuyệt đối ứng với lần đo đó. $\Delta A_{1}=|\overline{A}-A_{1}|; \Delta A_{2}=|\overline{A}-A_{2}|; \Delta A_{3}=|\overline{A}-A_{3}|;...$

- Sai số tuyệt đối trung bình của n lần đo được tính bằng: $\overline{\Delta A}=\frac{\Delta A_{1}+\Delta A_{2}+...+\Delta A_{n}}{n}$

- Sai số tuyệt đối của phép đo là: $\Delta A= \overline{\Delta A}+\Delta A'$

- Kết quả phép đo viết dưới dạng: $A=\overline{A}\pm \Delta A$ và có giá trị trọng khoảng $\overline{A}- \Delta A \leq A\leq\overline{A}+ \Delta A$

- Sai số tỉ đối là tỉ số giữa sai số tuyệt đối và giá trị trung bình của đại lượng cần đo: $\delta A=\frac{\Delta A}{\overline{A}}\times 100%$. Sai số tỉ đối càng nhỏ, phép đo càng chính xác.

CHỦ ĐỀ 1: MÔ TẢ CHUYỂN ĐỘNG

1. Độ dịch chuyển, tốc độ, vận tốc, đồ thị độ dịch chuyển - thời gian

- Độ dịch chuyển là khoảng cách mà vật di chuyển theo một hướng xác định, độ dịch chuyển là một đại lượng vectơ.

- Tốc độ trung bình là đại lượng đặc trưng cho độ nhanh, chậm của chuyển động và được tính bằng thương số giữa quãng đường đi được với khoảng thời gian đi hết quãng đường ấy.

- Vận tốc được xác định bằng độ dịch chuyển chia khoảng thời gian thực hiện độ dịch chuyển ấy, vận tốc là một đại lượng vectơ. $\overrightarrow{v}=\frac{\Delta\overrightarrow{d}}{\Delta t}$

- Trong chuyển động thẳng, vận tốc có giá trị bằng độ dốc của đường biểu diễn độ dịch chuyển theo thời gian.

- Độ dịch chuyển tổng hợp bằng tổng các độ dịch chuyển mà vật trải qua trong cả quá trình chuyển động. 

- Nếu một vật tham gia đồng thời hai chuyển động theo hai phương và mỗi phương có một vận tốc thì vận tốc tổng hợp bằng tổng các vận tốc này. $v_{13}=v_{12}+v_{23}$

2. Gia tốc và độ thị vận tốc – thời gian.

- Gia tốc là đại lượng vectơ, được xác định bằng độ thay đổi vận tốc trong một đơn vị thời gian. $\overrightarrow{a}=\frac{\Delta\overrightarrow{v}}{\Delta t}$

  • Đơn vị đo gia tốc là $m/s^{2}$.

- Có thể tính độ dịch chuyển trong chuyển động thẳng bằng diện tích khu vực dưới đường biểu diễn vận tốc – thời gian.

- Các công thức của chuyển động thẳng đều:

  • $v=v_{0}+at$
  • $d=\frac{v_{0}+v}{2}\times t$
  • $s=v_{0}t+\frac{1}{2}at^{2}$
  • $v^{2}-v_{0}^{2}=2as$

- Khi bỏ qua sức cản, vật rơi trong không khí được coi là rơi tự do với gia tốc rơi tự do hướng thẳng đứng xuống dưới.

- Độ cao và tầm xa của vật bị ném phụ thuộc vào góc giữa vận tốc ban đầu và phương nằm ngang.

CHỦ ĐỀ 2: LỰC VÀ CHUYỂN ĐỘNG

Với một vật có khối lượng không đổi, giá trị a của gia tốc tỉ lệ thuận với giá trị F của lực tác dụng: $a=\frac{F}{m}$

1. Một số lực thường gặp

  • Hai lực nằm dọc theo một đường thẳng, ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật và có độ lớn bằng nhau là hai lực cân bằng.
  • Trọng lực là lực hấp dẫn của Trái Đất tác dụng lên vật. Trọng lực đặt vào trọng tâm của vật, có phương thẳng đứng, chiều hướng xuống, độ lớn gọi là trọng lượng và tính bằng P = mg.
  • Lực ma sát luôn ngược hướng chuyển động.
  • Vật chuyển động trong nước hoặc không khí chịu tác dụng lực cản của môi trường ngược hướng chuyển động.
  • Lực đẩy Archimedes có xu hướng đẩy vật lên phía trên khối chất lỏng hoặc chất khí.
  • Lực căng dây xuất hiện khi dây bị kéo căng, có phương dọc theo dây, chiều chống lại xu hướng bị kéo giãn. Lực đàn hồi của lò xo là lực căng của lò xo.
  • Vật rơi nhanh dần dưới tác dụng của trọng lực thì lực cản của không khí cũng tăng dần. Khi lực cản cân bằng với trọng lực thì vật đạt tốc độ ổn định.

2. Các định luật Newton

- Định luật I Newton: Vật sẽ đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều mãi mãi trừ khi có hợp lực khác không tác dụng lên vật.

- Định luật II Newton: Với một vật có khối lượng không đổi, gia tốc của nó tỉ lệ thuận với độ lớn và cùng hướng với hợp lực tác dụng lên vật: $a=\frac{F}{m}$

- Định luật III Newton: Khi hai vật tương tác, mỗi vật tác dụng một lực lên vật kia, hai lực này cùng nằm dọc theo một đường thẳng, ngược chiều và có độ lớn bằng nhau.

3. Khối lượng riêng và áp suất

- Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.

- Chênh lệch áp suất giữa hai điểm trong chất lỏng: $\Delta p=\rho g\Delta h$.

- Chênh lệch mực chất lỏng giữa hai nhánh của bình thông nhau chứa chất lỏng thường được ứng dụng để đo áp suất.

4. Tổng hợp và phân tích lực

- Hợp lực F của hai lực $F_{1}, F_{2}$ đồng quy, tạo với nhau góc $\alpha$ có độ lớn được tính bằng$F^{2}=F_{1}^{2}+F_{2}^{2}+2.F_{1}.F_{2}.cos\alpha$

và có hướng so với hướng của lực $F_{1}$ được xác định bởi $cos\theta =\frac{F^{2}+F_{1}^{2}-F_{2}^{2}}{2F.F_{1}}$

- Lực F được phân tích thành hai thành phần vuông góc có giá trị tính bằng: $F_{x}=Fcos\theta $ và $F_{y}=Fsin\theta $ với $\theta$ là góc giữa hướng của lực F và hướng Ox (thường chọn trùng hướng chuyển động).

- Hợp lực của hai lực F1 và F2 song song, cùng chiều là một lực F song song, cùng chiều với hai lực ấy, có độ lớn bằng tổng các độ lớn của hai lực thành phần và điểm đặt O của lực F chia đoạn thẳng nối điểm đặt O1, O2 của hai lực F1, F2 thành những đoạn thẳng tỉ lệ nghịch với độ lớn của hai lực ấy.

5. Mômen lực và điều kiện cân bằng vật rắn

- Mômen M của một lực đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực đó và được tính bằng tích độ lớn của lực với khoảng cách từ trục quay đến đường thẳng chứa vectơ lực (giá của lực).

- Ngẫu lực là hai lực song song, ngược chiều, bằng nhau về độ lớn tác dụng vào một vật và giá của hai lực cách nhau một khoảng d.

- Mômen của ngẫu lực bằng: M = Fd

- Điều kiện cân bằng tổng quát của một vật rắn gồm:

  •  Lực tổng hợp tác dụng lên vật bằng không.
  •  Tổng mômen của các lực tác dụng lên vật đối với trục quay bất kì bằng không.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

B. CÁC DẠNG BÀI TẬP

PHẦN MỞ ĐẦU

Dạng: Tính sai số tuyệt đối, sai số tỉ đối của phép đo các đại lượng vật lí

Bài tập 1: Một tấm bìa hình chữ nhật có chiều dài (21,3 ± 0,2) cm và chiều rộng (9,8 ± 0,1) cm. Tính diện tích S của tấm bìa

Bài tập 2: Một nhóm học sinh đo được hiệu điện thế giữa hai đầu một điện trở là (10,0±0,3)V và cường độ dòng điện qua điện trở là (1,3±0,2)A. Viết kết quả tính giá trị của điện trở.

Bài tập 3: Giá trị của gia tốc rơi tự do g có thể được xác định bằng cách đo chu kì dao động của con lắc đơn có chiều dài $l$. Mối quan hệ giữa g, T và $l$ là: $g=4\pi^{2}(\frac{l}{T^{2}})$

Trong một thí nghiệm, đo được: 

$l$ = (0,55 ± 0,02)m; T = (1,50 ± 0,02)s

Tìm giá trị và viết kết quả của g.

PHẦN CHỦ ĐỀ 1: MÔ TẢ CHUYỂN ĐỘNG

Dạng 1: Xác định tốc độ, độ dịch chuyển và vận tốc

Bài tập 1: Nêu một điểm giống nhau và một điểm khác nhau giữa tốc độ và vận tốc.

Bài tập 2: Khi lái xe trên đường, người lái chỉ mất tập trung một khoảng thời gian rất nhỏ cũng có thể gây ra tai nạn không mong muốn. Khi môt người hắt hơi mạnh, mắt của người đó có thể nhắm lại trong 0,50 s. Nếu người đó đang lái xe với tốc độ 90 km/h thì xe sẽ đi được bao nhiêu mét trong khoảng thời gian nhắm mắt đó?

Bài tập 3: Một chiếc thuyền đi xuôi dòng 1,6 km rồi quay đầu đi ngược dòng 1,2 km. Toàn bộ chuyến đi mất 45 phút. Tìm:

a) Tốc độ trung bình của thuyền.
b) Độ dịch chuyển của thuyền.
c) Vận tốc trung bình của thuyền.

Dạng 2: Xác định đồ thị độ dịch chuyển - thời gian, độ dịch chuyển tổng hợp, vận tốc tổng hợp

Bài tập 1: Một người đi bộ 3,0 km theo hướng nam rồi 2,0 km theo hướng tây. 

a) Vẽ giản đồ vectơ để minh họa các độ dịch chuyển.

b) Tìm độ dịch chuyển tổng hợp.

Bài tập 2: Một người điều khiển thuyền đi được 5,6 km theo hướng bắc trên mặt hồ phẳng lặng trong thời gian 1,0h. Sau đó anh ta quay thuyền đi về phía tây 3,4 km trong 30,0 phút.

a) Tìm độ dịch chuyển tổng hợp của thuyền.

b) Xác định vận tốc trung bình của chuyến đi.

Bài tập 3: Bảng 2 mô tả các đoạn đường khác nhau trong một cuộc đi bộ. Trong mỗi đoạn, người đi bộ trên đường thẳng với tốc độ ổn định và hướng xác định.

Đoạn đườngĐộ dài đoạn đường (m)Thời gian đi (s)Hướng đi
1258B
2218T
3186N
4125Đ

a) Trong đoạn đường nào, người đi bộ chuyển động nhanh nhất? Giải thích.

b) Dùng giấy kẻ ô vuông, vẽ biểu đồ thể hiện đường đi bộ theo hướng và tỉ lệ như bảng 2. Dùng biểu đồ để tìm độ dịch chuyển giữa điểm bắt đầu và kết thúc hành trình.

c) Dùng kết quả ở câu b) và số liệu ở bản 2 để tìm vận tốc trung bình trong cả quãng đường đi bộ.

d) Giải thích tại sao người đi bộ không có vận tốc tính ở c) tại bất kì điểm nào của chuyến đi.

Bảng 2 mô tả các đoạn đường khác nhau trong một cuộc đi bộ. Trong mỗi đoạn, người đi bộ trên đường thẳng với tốc độ ổn định và hướng xác định.

e) Một học sinh đã tính vận tốc trung bình bằng các vẽ đồ thị quãng đường đi được theo thời gian như thể hiện ở hình 1.4. Dựa vào đồ thị này, học sinh ấy tính vận tốc trung bình như sau:

vận tốc trung bình = $\frac{86m}{27s}$ = 3,2 m/s

Học sinh đã làm đúng hay sai? Vì sao?

Dạng 3: Xác định gia tốc và đồ thị vận tốc - thời gian

Bài tập 1: Một ô tô đang đi với vận tốc 50,0 km/h theo hướng bắc thì quay đầu đi về hướng tây với vận tốc 50,0 km/h. Tổng thời gian đi là 5,0 s. Tìm

a) Độ thay đổi vận tốc.

b) Gia tốc của xe.

Bài tập 2: Một đoàn tàu hỏa đang đi trên đường thẳng với tốc độ 115km/h. Tàu phanh và mất 1,5 phút để dừng lại. Gia tốc trung bình của nó khi phanh có giá trị là bao nhiêu?

Bài tập 3: Đồ thị vận tốc – thời gian của một vật chuyển động dọc theo trục x được thể hiện trong hình 1.5. Xác định gia tốc trung bình của vật trong các khoảng thời gian:

a) t = 5,00 s đến t = 15,0 s.

b) t = 0 đến t = 20,0 s.

Dạng 4: Chuyển động ném

Bài tập 1: Một viên đạn được bắn theo phương ngang từ độ cao 1,2m. Viên đạn rời súng với tốc độ 280 m/s.

a) Mô tả đường đi của viên đạn.
b) Giả sử mặt đất bằng phẳng. Tính:

  • Thời gian để viên đạn chạm đất.
  • Khoảng cách mà viên đạn đi được theo phương ngang đến khi chạm đất.

Bài tập 2: Một quả bóng được ném theo phương ngang từ đỉnh tháp cao 30 m và chạm đất cách chân tháp 15 m. Tốc độ ban đầu của quả bóng là bao nhiêu?

Bài tập 3: Một hòn đá được ném từ đỉnh của một vách đá thẳng đứng, cao 45 m so với mặt đất, với vận tốc ban đầu có độ lớn 15 m/s theo phương ngang (hình 1.10). Mất bao lâu để hòn đá đến mặt đất? Nó cách chân vách đá bao xa khi chạm đất?

Một hòn đá được ném từ đỉnh của một vách đá thẳng đứng,

PHẦN CHỦ ĐỀ 3. LỰC VÀ CHUYỂN ĐỘNG

Dạng 1: Xác định gia tốc của vật khi biết lực tác dụng vào vật.

Bài tập 1: Một tên lửa có khối lượng 5 tấn. Tại một thời điểm cụ thể, lực tác dụng lên tên lửa là 4.10$^{5}$ N thì gia tốc của nó là bao nhiêu?

Bài tập 2: Một người có khối lượng 60,0 kg đi xe đạp khối lượng 10,0kg. Khi xuất phát, lực tác dụng lên xe đạp là 140 N. Giả sử lực do người đó tác dụng lên xe đạp không đổi, hãy tính vận tốc của xe đạp sau 5,00 s.

Bài tập 3: Một mẫu siêu xe có khối lượng 1,60 tấn. Nếu coi xe tăng tốc đều và lực trung bình để tăng tốc xe là 24,0 kN thì mẫu xe này cần bao lâu để có thể tăng tốc từ trạng thái nghỉ lên đến tốc độ 108 km/h?

Dạng 2: Xác định lực tác dụng vào vật khi biết gia tốc

Bài tập 1: Tính lực cần thiết để ô tô khối lượng 1,8 tấn có gia tốc 2,0 $m/s^{2}$

Bài tập 2: Sau thời gian 0,02 s tiếp xúc với chân của cầu thủ, quả bóng khối lượng 500 g ban đầu đứng yên bay đi với tốc độ 54,0 km/h. Lực tác dụng lên quả bóng là

Bài tập 3: Một ô tô có các thông số gồm:

Khối lượng (kg)Tải trọng (kg)Tốc độ tối ưu (km/h)
2,10.10395075,6

Khi ô tô chở đủ tải trọng, nó có thể tăng tốc từ trạng thái nghỉ đến tốc độ tối ưu trong 3,00 giây. Tính độ lớn lực tác dụng lên ô tô khi tăng tốc.

Dạng 3: Xác định khối lượng riêng và áp suất chất lỏng

Bài tập 1: Do có khối lượng riêng khoảng 1,29 kg/m$^{3}$ nên trọng lượng của không khí gây ra áp suất lên mặt nước biển vào khoảng 101 kPa. Bề dày của khí quyển Trái Đất được ước lượng bằng bao nhiêu?

Bài tập 2: Một chiếc ghế trọng lượng 80 N có bốn chân, diện tích mỗi chân 10 cm$^{2}$. Tính áp suất do ghế tác dụng lên sàn.

Bài tập 3: Khối lượng riêng của thép là 7 850 kg/m$^{3}$. Một quả cầu thép bán kính 0,150 m có khối lượng 80,90 kg. Cho biết công thức tính thể tích của khối cầu là $V=\frac{4}{3}\pi.r^{3}$. Chứng tỏ rằng quả cầu này rỗng và tính thể tích phần rỗng.

Dạng 4: Tính tổng hợp lực và phân tích lực

Bài tập 1: Một vật đứng yên dưới tác dụng của ba lực có độ lớn lần lượt là 12 N, 16 N và 20 N. Nếu ngừng tác dụng lực 20 N lên vật thì hợp lực tác dụng lên vật có độ lớn là bao nhiêu?

Bài tập 2: Khi vận hành, nếu lực đẩy của động cơ là 50 kN thì con tàu có trọng lượng 1 000 kN đi với vận tốc không đổi.

a) Con tàu có đang ở trạng thái cân bằng không? Vì sao?
b) Lực đẩy Archimedes của nước lên tàu là bao nhiêu?
c) Lực cản của nước đối với tàu là bao nhiêu?

Bài tập 3: Một người nhảy dù có tổng trọng lượng của người và các thiết bị là 1 000 N. Khi người đó mở dù ra, dù sẽ kéo lên người đó một lực 2 000 N.

a) Vẽ giản đồ vectơ thể hiện các lực tác dụng lên người đó lúc mở dù.
b) Xác định hợp lực tác dụng lên người đó lúc mở dù.
c) Hợp lực có tác dụng gì đối với người đó?

Dạng 5: Tính mômen lực 

Bài tập 1: Một thanh cứng đồng chất chịu tác dụng của bốn lực như hình 2.21.

Một thanh cứng đồng chất chịu tác dụng của bốn lực như hình 2.21.

Thanh có thể quay quanh trục tại P. Với mỗi lực, hãy xác định:

a) Mômen của lực đó đối với trục quay tại P.

b) Tác dụng làm quay của mỗi lực theo chiều nào.

Bài tập 2: Ô tô đang chuyển động với vận tốc không đổi khi trục truyền động của ô tô tác dụng mômen lực 200 Nm lên bánh xe (hình 2.23). Bán kính của bánh xe là 0,18 m.

Ô tô đang chuyển động với vận tốc không đổi khi trục truyền động của ô tô tác dụng mômen lực 200 Nm lên bánh xe (hình 2.23).

a) Mô tả tác dụng của mômen lực này đối với bánh xe và đối với cả xe.
b) Xác định độ lớn thành phần lực theo phương ngang mà bánh xe tác dụng lên mặt đường.

Bài tập 3: Một cân đòn sử dụng khối lượng trượt 100 g để cân vật M. Cân đạt được sự cân bằng khi hệ vật nằm ở vị trí như hình 2.26. Xác định khối lượng của vật M được cân trong trường hợp này.

Một cân đòn sử dụng khối lượng trượt 100 g để cân vật M.

Từ khóa tìm kiếm: Đề cương ôn tập Vật lí 10 cánh diều học kì 1, ôn tập Vật lí 10 cánh diều học kì 1, Kiến thức ôn tập Vật lí 10 cánh diều học kì 1

Bình luận

Giải bài tập những môn khác