Đề cương ôn tập Toán 10 cánh diều học kì 2

Đề cương ôn tập môn Toán lớp 10 bộ sách Cánh diều mới là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức học được của môn Toán 10. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các dạng bài khác nhau để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 2 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Chủ đề: Tổ hợp

- Quy tắc cộng: Một công việc được hoàn thành bởi một trong hai hành động khác nhau thì có m + n cách hoàn thành (hành động 1 có m cách thực hiện, hành động 2 có n cách thực hiện)

- Quy tắc nhân: Một công việc được hoàn thành bởi hai hành động liên tiếp thì có m.n cách hoàn thành (hành động 1 có m cách thực hiện, hành động 2 có n cách thực hiện)

- Hoán vị: $P_{n}=n(n-1)...2.1$ ($n\in \mathbb{N}^{*}$)

- Chỉnh hợp: $A_{n}^{k}=n(n-1)...(n-k+1)$ $(1\leq k\leq n)$

- Tổ hợp: $C_{n}^{k}=\frac{A_{n}^{k}}{k!}$ $(1\leq k\leq n)$ hoặc $C_{n}^{k}=\frac{n!}{k!(n-k)!}$ $(0\leq k\leq n)$

- $C_{n}^{k}=C_{n}^{n-k} (0\leq k\leq n)$

$C_{n-1}^{k-1}+C_{n-1}^{k}=C_{n}^{k} (1\leq k<n)$

- Nhị thức Newton: 

$(a+b)^{4}=C_{4}^{0}a^{4}+C_{4}^{1}a^{3}b+C_{4}^{2}a^{2}b^{2}+C_{4}^{3}ab^{3}+C_{4}^{4}b^{4}=a^{4}+4a^{3}b+6a^{2}b^{2}+4ab^{3}+b^{4}$

$(a+b)^{5}=C_{5}^{0}a^{5}+C_{5}^{1}a^{4}b+C_{5}^{2}a^{3}b^{2}+C_{5}^{3}a^{2}b^{3}+C_{5}^{4}ab^{4}+C_{5}^{5}b^{5}=a^{5}+5a^{4}b+10a^{3}b^{2}+$

$10a^{2}b^{3}+5ab^{4}+b^{5}$

Chủ đề: Số gần đúng. Sai số

- Số gần đúng: a; số đúng: $\bar{a}$; sai số tuyệt đối của số gần đúng a: $\Delta _{a}=\left | \bar{a}-a \right |$

- Độ chính xác của số gần đúng: $\Delta _{a}=\left | \bar{a}-a \right |\leq d$, viết gọn: $\bar{a}=a\pm d$$

- Sai số tương đối: $\delta _{a}=\frac{\Delta _{a}}{\left | a \right |}$

- Quy tròn số đến một hàng cho trước:

+ Nếu chữ số ngay sau hàng quy tròn nhỏ hơn 5 thì thay số đó và các chữ số bên phải nó bởi 0

+ Nếu chữ số ngay sau hàng quy tròn lớn hơn hoặc bằng 5 thì làm như trên nhưng cộng thêm một đơn vị vào chữ số của hàng quy tròn

- Quy tròn số gần đúng căn cứ vào độ chính xác cho trước: Cho số gần đúng a với độ chính xác d. Nếu đề bài yêu cầu quy tròn số a mà không nói quy tròn đến hàng nào thì quy tròn số a đến hàng thấp nhất mà d nhỏ hơn một đơn vị của hàng đó

Chủ đề: Số trung bình cộng. Trung vị. Mốt

- Số trung bình cộng (số trung bình): $\bar{x}=\frac{x_{1}+x_{2}+...+x_{n}}{n}$

- Trung vị ($M_{e}$): 

+ Nếu n lẻ thì số $\frac{n+1}{2}$ (chính giữa) là trung vị

+ Nếu n chẵn thì số trung bình cộng của hai số đứng giữa $\frac{n}{2}$ và $\frac{n}{2}+1$ là trung vị

- Tứ phân vị:

+ Sắp xếp mẫu số liệu thành dãy không giảm

+ Tứ phân vị của mẫu số liệu trên gồm ba giá trị: $Q_{1}$, $Q_{2}$, $Q_{3}$; ba tứ phân vị chia mẫu số liệu thành bốn phần có số lượng phần tử bằng nhau. ($Q_{1}$ là trung vị của nửa dãy dưới, $Q_{2}$ là trung vị của mẫu số liệu, $Q_{3}$ là trung vị của nửa dãy trên) 

Đề cương ôn tập Toán 10 cánh diều học kì 2

- Mốt ($M_{o}$): giá trị có tần số lớn nhất trong bảng phân bố tần số

- Khoảng biến thiên: hiệu số giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của mẫu số liệu ($R=x_{max}-x_{min}$)

- Khoảng tứ phân vị: $\Delta _{Q}=Q_{3}-Q_{1}$

- Phương sai: $s^{2}=\frac{(x_{1}-\bar{x})^{2}+(x_{2}-\bar{x})^{2}+...+(x_{n}-\bar{x})^{2}}{n}$

- Độ lệch chuẩn: $s=\sqrt{s^{2}}$

Chủ đề: Xác suất của biến cố

- Xác suất của biến cố A: $P(A)=\frac{n(A)}{n(\Omega )}$ (n(A): các kết quả thuận lợi cho A; n($\Omega $): số phần tử của không gian mẫu)

- Biến cố đối của biến cố A: $\bar{A}$

- Tính chất:

+ $P(\emptyset )=0;P(\Omega )=1$

+ $0\leq P(A)\leq 1$ với mỗi biến cố A

+ $P(\bar{A})=1-P(A)$ với mỗi biến cố A

Chủ đề: Tọa độ của vectơ

- Nếu $\vec{u}=(a;b)$ thì $\vec{u}=a\vec{i}+b\vec{j}$

- Với $\vec{a}=(x_{1};y_{1})$ và $\vec{b}=(x_{2};y_{2})$, ta có: $\vec{a}=\vec{b}\Leftrightarrow \begin{cases}x_{1}& = x_{2}\\ y_{1}& = y_{2}\end{cases}$

- $\vec{AB}=(x_{B}-x_{A};y_{B}-y_{A})$

- Nếu $\vec{u}=(x_{1};y_{1})$ và $\vec{v}=(x_{2};y_{2})$ thì:

$\vec{u}+\vec{v}=(x_{1}+x_{2};y_{1}+y_{2})$

$\vec{u}-\vec{v}=(x_{1}-x_{2};y_{1}-y_{2})$

$k\vec{u}=(kx_{1};ky_{1})$ với $k\in \mathbb{R}$

- Nếu $M(x_{M};y_{M})$ là trung điểm của AB với $A(x_{A};y_{A})$, $B(x_{B};y_{B})$ thì $x_{M}=\frac{x_{A}+x_{B}}{2}$; $y_{M}=\frac{y_{A}+y_{B}}{2}$

- Nếu $G(x_{G};y_{G})$ là trọng tâm tam giác ABC với $A(x_{A};y_{A})$, $B(x_{B};y_{B})$, $C(x_{C};y_{C})$ thì $x_{G}=\frac{x_{A}+x_{B}+x_{C}}{3}$; $y_{G}=\frac{y_{A}+y_{B}+y_{C}}{3}$

- Nếu $\vec{u}=(x_{1};y_{1})$ và $\vec{v}=(x_{2};y_{2})$: $\vec{u}.\vec{v}=x_{1}x_{2}+y_{1}y_{2}$

- $\vec{a}=(x;y)$ thì $\left | \vec{a} \right |=\sqrt{\vec{a}.\vec{a}}=\sqrt{x^{2}+y^{2}}$

- $AB=\left | \vec{AB} \right |=\sqrt{(x_{2}-x_{1})^{2}+(y_{2}-y_{1})^{2}}$

- $\vec{u}\perp \vec{v}\Leftrightarrow x_{1}x_{2}+y_{1}y_{2}=0$

$\cos (\vec{u},\vec{v})=\frac{\vec{u}.\vec{v}}{\left | \vec{u} \right |.\left | \vec{v} \right |}=\frac{x_{1}x_{2}+y_{1}y_{2}}{\sqrt{x_{1}^{2}+y_{1}^{2}}.\sqrt{x_{2}^{2}+y_{2}^{2}}}$

Chủ đề: Phương trình đường thẳng

- Vectơ chỉ phương $\vec{u}$ của đường thẳng $\Delta $ nếu $\vec{u}\neq 0$ và giá song song hoặc trùng $\Delta $

- Phương trình tham số của $\Delta $ đi qua $M_{0}(x_{0};y_{0})$, có vectơ chỉ phương $\vec{u}=(a;b)$:

$\begin{cases}x& = x_{0}+at\\ y& = y_{0}+bt\end{cases}$ ($a^{2}+b^{2}>0$, t là tham số)

- Vectơ pháp tuyến $\vec{n}$ của đường thẳng $\Delta $ nếu $\vec{n}\neq 0$ và giá vuông góc với $\Delta $

-  Phương trình tổng quát của $\Delta $ đi qua $M_{0}(x_{0};y_{0})$, có vectơ pháp tuyến $\vec{n}=(a;b)$:

$a(x-x_{0})+b(y-y_{0})=0\Leftrightarrow ax+by+(-ax_{0}-by_{0})=0$

- Xét $\Delta _{1}:a_{1}x+b_{1}y+c_{1}=0$ và $\Delta _{2}:a_{2}x+b_{2}y+c_{2}=0$

$\begin{cases}a_{1}x+b_{1}y+c_{1}& = 0\\a_{2}x+b_{2}y+c_{2}& = 0\end{cases}$ (*)

$\Delta _{1}$ cắt $\Delta _{2}$ tại $M(x_{0};y_{0})$ $\Leftrightarrow $ hệ (*) có nghiệm duy nhất $(x_{0};y_{0})$

$\Delta _{1}$ song song với $\Delta _{2}$ $\Leftrightarrow $ hệ (*) vô nghiệm

$\Delta _{1}$ trùng $\Delta _{2}$ $\Leftrightarrow $ hệ (*) vô số nghiệm

- Góc giữa hai đường thẳng $\Delta _{1}$ và $\Delta _{2}$ có vectơ chỉ phương $\vec{u_{1}}=(a_{1};b_{1})$, $\vec{u_{2}}=(a_{2};b_{2})$:

$\cos (\Delta _{1}, \Delta _{2} )=\frac{\left | a_{1}a_{2}+b_{1}b_{2} \right |}{\sqrt{a_{1}^{2}+b_{1}^{2}}.\sqrt{a_{2}^{2}+b_{2}^{2}}}$

- $\Delta _{1}\perp \Delta _{2}\Leftrightarrow a_{1}a_{2}+b_{1}b_{2}=0$

- Khoảng cách từ $M(x_{0};y_{0})$ đến đường thẳng $\Delta :ax+by+c=0$:

$d(M,\Delta )=\frac{\left | ax_{0}+by_{0}+c \right |}{\sqrt{a^{2}+b^{2}}}$

Chủ đề: Phương trình đường tròn

- Phương trình chính tắc của đường tròn tâm I(a;b), bán kính R: $(x-a)^{2}+(y-b)^{2}=R^{2}$

- Phương trình tổng quát: $x^{2}+y^{2}-2ax-2by+c=0$, $R=\sqrt{a^{2}+b^{2}-c}$

- Phương trình tiếp tuyến của đường thẳng $\Delta $ qua $M(x_{0};y_{0})$, vectơ pháp tuyến $\vec{IM}=(x_{0}-a;y_{0}-b)$: $(x_{0}-a)(x-x_{0})+(y_{0}-b)(y-y_{0})=0$

Chủ đề: Ba đường Conic

- Elip:

+ Phương trình chính tắc: $\frac{x^{2}}{a^{2}}+\frac{y^{2}}{b^{2}}=1$ (a > b > 0)

+ Tiêu điểm: $F_{1}(-\sqrt{a^{2}-b^{2}};0)$, $F_{2}(\sqrt{a^{2}-b^{2}};0)$

+ Tiêu cự: $F_{1}.F_{2}=2c=2\sqrt{a^{2}-b^{2}}$

+ $MF_{1}+MF_{2}=2a$

- Hypebol: 

+ Phương trình chính tắc: $\frac{x^{2}}{a^{2}}-\frac{y^{2}}{b^{2}}=1$ (a, b > 0)

+ Tiêu điểm: $F_{1}(-\sqrt{a^{2}+b^{2}};0)$, $F_{2}(\sqrt{a^{2}+b^{2}};0)$

+ Tiêu cự: $F_{1}.F_{2}=2c=2\sqrt{a^{2}+b^{2}}$

+ |$MF_{1}-MF_{2}$| = 2a

- Parabol:

+ Phương trình chính tắc: $y^{2}=2px$ (p > 0)

+ Tiêu điểm: $F(\frac{p}{2};0)$

+ Đường chuẩn: $\Delta :x=-\frac{p}{2}$

B. Bài tập và hướng dẫn giải

B. CÁC DẠNG BÀI TẬP

Dạng 1: Tổ hợp

Bài tập 1: Một hộp có 6 viên bi trắng, 5 viên bi xanh, 9 viên bi đỏ. Lấy 4 viên bi từ hộp, hỏi có bao nhiêu cách lấy được:

a) 4 viên bi cùng màu

b) 2 viên bi trắng và 2 viên bi xanh

c) Có ít nhất 1 viên màu đỏ

d) Có đủ ba màu

Bài tập 2: Khai triển biểu thức sau theo công thức nhị thức Newton: $(a+2b)^{5}$

Dạng 2: Số gần đúng. Sai số

Bài tập 1: Cho số đúng $\bar{a}$ = 3,254. Hãy tìm sai số tuyệt đối khi quy tròn số đến hàng phần trăm

Bài tập 2: Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài là 23m $\pm $ 0,01m và chiều rộng là 15m $\pm $ 0,01m

Dạng 3: Số trung bình cộng. Trung vị. Mốt

Bài tập 1: Cho mẫu số liệu thống kê: {5; 2; 3; 6; 7; 5; 2; 9; 5}. Mốt của mẫu số liệu là bao nhiêu?

Bài tập 2: Tuổi các học viên của một lớp tại một trung tâm được cho ở bảng tần số ghép lớp sau: 

Lớp

Tần số

[16; 20)

10

[20; 24)

12

[24; 28)

14

[28; 32)

9

[32; 36)

5

Độ lệch chuẩn của bảng số liệu là bao nhiêu (làm tròn đến hàng chục)?

Dạng 4: Xác suất của biến cố

Bài tập 1: Một hộp chứa 12 tấm thẻ được, trên mỗi thẻ ghi các số tự nhiên từ 1 đến 12. Chọn ngẫu nhiên ra ba tấm thẻ. Hỏi xác suất để tích số ghi trên ba tấm thẻ là một số chẵn là bao nhiêu?

Bài tập 2: Một người chơi trò gieo súc sắc. Mỗi ván gieo đồng thời ba con súc sắc. Người chơi thắng cuộc nếu xuất hiện ít nhất 2 mặt sáu chấm. Tính xác suất để trong ba ván, người đó thắng ít nhất hai ván. 

Dạng 5: Tọa độ của vectơ

Bài tập 1: Trong mặt phẳng Oxy, cho 3 điểm A(-3;1), B(2;4), C(2;1). Tìm tọa độ trọng tâm G của tam giác ABC, tọa độ trung điểm của đoạn thẳng AB và AC. 

Bài tập 2: Cho $\vec{u}=(3;-2)$ và $\vec{v}=(1;6)$. Tính tọa độ $\vec{u}+\vec{v}$; $\vec{u}-\vec{v}$; $k\vec{u}$ với k =5. 

Dạng 6: Phương trình đường thẳng

Bài tập 1: Cho hai điểm A(1;-4), B(1;2). Viết phương trình tổng quát đường trung trực của đoạn thẳng AB.

Bài tập 2: Viết phương trình đường thẳng đi qua A(1; $\sqrt{3}$) và tạo với trục Ox một góc bằng $60^{\circ}$. 

Dạng 7: Phương trình đường tròn

Bài tập 1: Trong hệ tọa độ Oxy, cho hai đường thẳng d: x + 2y - 3 = 0 và $\Delta $: x + 3y - 5 = 0. Lập phương trình đường tròn có bán kính $\frac{2\sqrt{10}}{5}$, có tâm thuộc d và tiếp xúc với $\Delta $.

Bài tập 2: Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy, viết phương trình đường tròn nội tiếp tam giác ABC với các đỉnh: A(-2;3), B($\frac{1}{4}$;0), C(2;0).

Dạng 8: Ba đường Conic

Bài tập 1: Cho elip (E): $\frac{x^{2}}{8}+\frac{y^{2}}{4}=1$. Cho điểm M thuộc (E) biết $MF_{1}-MF_{2}=2$. Tính $MF_{1}$.

Bài tập 2: Viết phương trình chính tắc của elip đi qua hai điểm M(0;3) và N(3;$-\frac{12}{5}$).

Từ khóa tìm kiếm: Đề cương ôn tập Toán 10 cánh diều kì 2, ôn tập Toán 10 cánh diều học kì 2, Kiến thức ôn tập Toán 10 cánh diều học kì 2

Bình luận

Giải bài tập những môn khác