Đề cương ôn tập Lịch sử 10 cánh diều học kì 2

Đề cương ôn tập môn Lịch sử lớp 10 bộ sách Cánh diều mới là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức của môn Lịch sử 10. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các câu hỏi tổng hợp để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 2 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết.

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Chủ đề

Nội dung

Kiến thức cần nhớ

5. Văn minh Đông Nam Á

Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại

Vị trí địa lí:

- Nằm ở phía đông nam của châu Á.

- Gồm hai bộ phận là Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.

- Khu vực này được coi là “ngã tư đường” giao thông quốc tế (giữa Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương; giữa lục địa Á - Âu với châu Úc)

- Cư dân Đông Nam Á được cho là kết quả của sự pha trộn giữa hai chủng tộc: Môn-gô-lô-ít và Ốt-xtra-lô-ít, sinh ra tiểu chủng Môn-gô-lô-ít phương Nam.

Chính sự phát triển của các cộng đồng cư dân này đã chuẩn bị cho sự ra đời của văn minh Đông Nam Á.

- Một số biểu hiện ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đến Đông Nam Á:

+ Nho giáo, Đạo giáo và nhiều học thuyết tư tưởng khác của Trung Quốc được truyền bá vào Đông Nam Á

+ Ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc còn được thể hiện trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, như: ngôn ngữ, văn học, ẩm thực, trang phục, kiến trúc,...

Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ- trung đại

- Đầu Công nguyên đến thế kỉ VII, trên nền tảng của văn hoá bản địa với kĩ nghệ sắt khá phát triển và những ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ, Trung Quốc, ở Đông Nam Á đã hình thành một sổ quốc gia, như: Phù Nam, Chăm-pa;Ta-ru-ma, Ma-lay-lu; Ha-ri-pun-giay-a….trong đó lớn mạnh nhất là Phù Nam.

- Từ thế kỉ VII - X, khu vực Đông Nam Á hình thành thêm một số quốc gia mới; một số quốc gia nhỏ trước đây bị thôn tính hoặc hợp nhất lại với nhau thành những nước lớn hơn, tiêu biểu là Ăng-co, Sri vi-giay-a.

ừ thế kỉ X đến thế kỉ XV

- Đây là giai đoạn hình thành những quốc gia thống nhất và lớn mạnh ở Đông Nam Á như Đại Việt, Ăng-co, Chăm-pa, Pa-gan, Lan Xang, Xu-khô-thai, A-giut-thay-a, Ma-gia-pa-hit,...

- Sự hoàn thiện của các nhà nước quân chủ với nền kinh tế phát triển thịnh đạt và xã hội ổn định đã đưa văn minh Đông Nam A bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ.

- Văn minh Đông Nam Á đã định hình bản sắc với những thành tựu đặc sắc và sáng tạo trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc văn hoá Ấn Độ, Trung Quốc.

- Sự xâm nhập và lan toả của Hồi giáo đã tạo nên những sắc thái mới cho văn minh Đông Nam Á.

Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

- Đây là giai đoạn khủng hoảng và suy vong của nhiều quốc gia phong kiến Đông Nam Á gắn liền với quá trình xâm nhập của các nước phương Tây.

- Sự du nhập của văn hóa phương Tây cũng đem đến cho Đông Nam Á nhiều yếu tố mới, như: tôn giáo, ngôn ngữ, các hình thức văn hóa vật chất; tư tưởng nhân văn…

- Văn minh Đông Nam Á tiếp tục phát triển và đạt được nhiều thành tựu quan trọng,đặc biệt là văn học, nghệ thuật…

6. Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam

Văn minh Văn Lang- Âu Lạc

-  Quá trình giao lưu, trao đổi sản phẩm đã hình thành mối liên kết giữa các cộng đồng cư dân Việt cổ.

+ Vị trí địa lí thuận lợi, thúc đẩy sự giao lưu, tiếp xúc với các nền văn minh khác

- Xã hội có sự phân hoá thành: tầng lớp quý tộc, nông dân tự do, nô tì

+ Quý tộc là những người giàu, có thế lực.

+ Nông dân tự do sinh sống trong các công xã nông thôn và chiếm đại đa số dân cư.

+ Nô tì là tầng lớp thấp nhất trong xã hội.

Văn minh Chăm- pa, văn minh Phù Nam

Văn minh Chăm- pa:

+ Phạm vi: vùng duyên hải và một phần cao nguyên miền Trung Việt Nam ngày nay

+ Vị trí địa lí thuận lợi cho quá trình giao lưu, tiếp xúc văn hóa với các nền văn minh khác.

+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự định cư và canh tác nông nghiệp của cư dân.

- Nguồn lương thực chính là: gạo nếp, gạo tẻ; kê, đậu,.. ngoài ra còn có nguồn hải sản đa dạng với các loại cá, tôm, ốc,...

- Trang phục: nam, nữ thường quấn ngang tấm vải từ lưng trở xuống, tai đeo trang sức.

Văn minh Phù Nam:

+ Phạm vi: lưu vực châu thổ sông Cửu Long

+ Vị trí địa lí thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - văn hóa

+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc định cư và phát triển kinh tế của cư dân.

- Cư dân bản địa chủ yếu là người Môn cổ

- Ngoài ra còn có một bộ phận cư dân đến từ bên ngoài.

=> Các tộc người này đã cùng nhau thiết lập quốc gia mới, làm chủ nền văn minh Phù Nam.

Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt

- Văn minh Đại Việt là nền văn minh tồn tại và phát triển cùng quốc gia Đại Việt, trải dài gần 1000 năm (từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX), gắn liền với: chính quyền họ Khúc, họ Dương và các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ, Mạc, Lê Trung Hưng, Tây Sơn, Nguyễn

Cơ sở hình thành văn minh Đại Việt

- Sự kế thừa nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc

- Nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt

- Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh bên ngoài

Một số thành tựu của văm minh Đại Việt

- Tổ chức bộ máy nhà nước không ngừng được củng cố, hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.

- Việc thành lập cơ quan hành chính, pháp lí, chuyên môn, giám sát,... thể hiện vai trò tổ chức, quản lý của nhà nước ngày càng chặt chẽ. Tiêu biểu là: tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ.

- Phương thức và kĩ thuật canh tác có những bước tiến mới, nhân dân sử dụng phổ biến công cụ lao động bằng sắt; năng suất lao động tăng cao

+ Thế kỉ XVI - XVII, đã xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng cả nước, như: dệt La Khê, gốm Bát Tràng (Hà Nội), gốm Chu Đậu (Hải Dương),... với sản phẩm phong phú, đa dạng và tinh xảo

- Trên cơ sở tiếp thu chữ Hán của người Trung Quốc, người Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm để ghi lại tiếng nói của dân tộc.

- Đến thế kỉ XVII, chữ Quốc ngữ được hình thành từ việc sử dụng, cải biến bảng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt. Chữ Quốc ngữ trở thành chữ viết chính thức của người Việt ngày nay.

7. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

- Trong cơ cấu dân số Việt Nam hiện nay, dân tộc Kinh có dân số lớn nhất, chiếm khoảng 85.3% tổng số dân; 53 dân tộc còn lại chỉ chiếm khoảng 14.7% dân số.

Các dân tộc ở Việt Nam được xếp vào 8 nhóm ngôn ngữ tộc người, thuộc 5 ngữ hệ khác nhau:

- Ngữ hệ Nam Á, gồm:

+ Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường

+ Nhóm ngôn ngữ Môn - Khơme.

- Ngữ hệ Mông - Dao, gồm nhóm ngôn ngữ Hmông, Dao

- Ngữ hệ Thái - Kađai, gồm:

+ Nhóm ngôn ngữ Tày - Thái

+ Nhóm ngôn ngữ Kađai.

- Ngữ hệ Nam Đảo gồm nhóm ngôn ngữ Mã Lai - Đa đảo.

- Ngữ hệ Hán - Tạng, gồm:

+ Nhóm ngôn ngữ Hán

+ Nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến

Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam

- Khối đại đoàn kết dân tộc được hình thành trước hết trên cơ sở tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước. Quá trình đoàn kết trong các cuộc đấu tranh xã hội, chống ngoại xâm và chinh phục thiên nhiên đã tạo nên truyền thống yêu nước, đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

- Thời kì cổ - trung đại, các vương triều luôn coi trọng việc đoàn kết chặt chẽ giữa các tầng lớp nhân dân và sự hoà thuận trong nội bộ triều đình đồng thời đề cao mối quan hệ giữa các tộc người với cộng đồng quốc gia để tạo dựng sức mạnh đoàn kết chống ngoại xâm.

- Thời kì cận - hiện đại:

+ Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930), khối đại đoàn kết dân tộc được phát huy thông qua các hình thức mặt trận phù hợp với từng thời kì cách mạng.

+ Trải qua các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ.

+ Trong thời kì đổi mới đất nước, khối đại đoàn kết dân tộc đã đưa cách mạng Việt Nam giành được nhiều thắng lợi to lớn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Phân tích những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với văn minh Đông Nam Á?

Câu 2: Hãy nêu những thành tựu về văn tự và văn học Đông Nam Á?

Câu 3: Hãy nêu cơ sở về điều kiện tự nhiên hình thành nền văn minh Phù Nam?

Câu 4: Hãy phân tích cơ sở hình thành nền văn minh Đại Việt. Theo em, cơ sở nào quan trọng nhất? Vì sao?

Câu 5: Nêu những thành tựu tiêu biểu về nông nghiệp của nền văn minh Đại Việt. Phân tích tác động của những thành tựu trong lĩnh vực nông nghiệp đối với sự phát triển của nền văn minh Đại Việt?

Câu 6: Trình bày những nét chính về đời sống vật chất và đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam?

Câu 7: Sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc được thể hiện như thế nào trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?

Từ khóa tìm kiếm: Đề cương ôn tập Lịch sử 10 cánh diều học kì 2, ôn tập Lịch sử 10 cánh diều học kì 2, Kiến thức ôn tập Lịch sử 10 cánh diều kì 2

Bình luận

Giải bài tập những môn khác