Đề cương ôn tập Tin học 10 cánh diều học kì 2
Đề cương ôn tập môn Tin học 10 bộ sách Cánh diều mới là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức được của môn Tin học 10. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các dạng bài khác nhau để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 2 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
CHỦ ĐỀ 1: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH
1. Câu lệnh rẽ nhánh
- Các ngôn ngữ lập trình bậc cao cung cấp công cụ mô tả <điều kiện>, tính giá trị <điều kiện> và thể hiện cấu trúc rẽ nhánh dựa trên giá trị tính được của <điều kiện>.
- Trong mô tả thuật toán, <điều kiện> rẽ nhánh là một biểu thức logic True hoặc False.
- Kết nối các biểu thức logic với nhau bằng các phép tính logic (and – và, or – hoặc, not – phủ định) ta lại nhận được một biểu thức logic
- Python cung cấp hai câu lệnh rẽ nhánh:
+ Câu lệnh rẽ nhánh dạng if
+ Câu lệnh rẽ nhánh if – else
2. Câu lệnh lặp
- Khi có một thao tác cần được thực hiện lặp lại một số lần liên tiếp trong quá trình thực hiện thuật toán thì cần dùng cấu trúc lặp.
Có hai kiểu cấu trúc lặp:
+ Thuật toán biết trước số lần lặp.
+ Thuật toán không biết trước số lần lặp.
- Trong câu lệnh for, hàm range(m,n) dùng để khởi tạo dãy số nguyên từ m đến n-1 (với m < n). Trường hợp m = 0, range(m, n) viết gọn là range(n).
- Trong Python, câu lệnh lặp với số lần không biết trước có dạng là: while <điều kiện>:
3. Chương trình con
- Khi lập trình để giải bài toán có thể chia bài toán đó thành các chương trình con, viết các đoạn chương trình giải các bài toán con.
- Ngôn ngữ lập trình bậc cao cho phép người lập trình tạo ra chương trình con bằng cách đặt tên một đoạn chương trình gồm các câu lệnh thực hiện việc nào đó.
⇒ Sử dụng các chương trình con là một trong những cách giúp việc lập trình trở nên dễ dàng hơn.
- Hàm trong Python được khai báo theo mẫu sau: def tên_hàm (tham số):
Các lệnh mô tả hàm
Trong đó:
+ Tên hàm phải đặt theo quy tắc đặt tên trong Python.
+ Theo sau tên hàm có thể có hoặc không có các tham số.
+ Phần thân hàm (gồm các lệnh mô tả hàm) phải viết lùi vào theo quy định của Python.
- Trong Python, một hàm có thể trả về một giá trị qua tên của nó nếu như có lệnh return <Giá_trị> trước khi ra khỏi hàm.
4. Kiểu dữ liệu xâu kí tự
- Một xâu kí tự là một dãy các kí tự, trong Python xâu kí tự được đặt trong cặp nháy kép (“…”) hoặc nháy đơn (‘…’).
- Các kí tự trong xâu được đánh số bắt đầu từ 0. Python cung cấp hàm len() để đếm kí tự trong xâu kể cả kí tự dấu cách, số kí tự trong xâu được gọi là độ dài của xâu.
- Viết liên tiếp các xâu cần ghép theo thứ tự và đặt giữa hai xâu kề nhau dấu “+”.
- Hàm y.count(x) đếm số lần xuất hiện không giao nhau của x trong y.
- Xác định xâu con của xâu y từ vị trí m đến trước vị trí n (m<n), có cú pháp: y[m:n]
- Hàm y .find(x) trả về số nguyên xác định vị trí đầu tiên trong xâu y, từ đó xâu y xuất hiện như xâu con của y. Nếu xâu x không xuất hiện như xâu con kết quả trả về là -1.
- Hàm y .replace(x1, x2) tạo xâu mới từ xâu y bằng cách thay thế xâu con x1 của y bằng xâu x2. Tất cả xâu con bằng x1 và không giao nhau của y đều được thay bằng xâu x2.
5. Kiểu dữ liệu danh sách
- Trong Python có kiểu dữ liệu danh sách (list) để lưu trữ dãy các đại lượng, ở các kiểu dữ liệu khác nhau và cho phép truy cập đến mỗi phần tử của dãy.
- Các phần tử trong danh sách của Python được đánh chỉ số bắt đầu từ 0.
- Phép “+” được dùng để ghép nối hai danh sách.
- Gọi a là một danh sách, câu lệnh duyệt danh sách có dạng: for i in a:
6. Kiểm thử và gỡ lỗi chương trình
- Lỗi cú pháp là lỗi câu lệnh viết không theo đúng quy định của ngôn ngữ, lỗi thông báo cụ thể, rõ ràng về đặc trưng lỗi và nơi xảy ra lỗi.
- Lỗi ngoại lệ là lỗi Runtime, xảy ra khi chương trình đang chạy, một lệnh nào đó không thực hiện được, lỗi sẽ thông báo trên màn hình.
- Lỗi ngữ nghĩa là lỗi logic, dù viết đúng quy định của ngôn ngữ nhưng sai trong thao tác xử lí nào đó. Viết nhầm dấu phép tính, nhầm tên biến, … là lỗi khó phát hiện nhất.
- Câu lệnh để đưa ra các phần tử tham gia tìm kiếm max như sau:
print (“i = “, I, “max= “ , max)
Để kích hoạt chế độ gỡ lỗi, cần thực hiện lần lượt thao tác sau:
- Trên cửa sổ Shell, mở file chương trình cần gỡ lỗi, kết quả là chương trình này xuất hiện ở cửa sổ Code.
- Chọn Debug trên cửa sổ Shell và chọn Debugger. Kết quả là cửa sổ Debug Control sẽ xuất hiện.
- Bắt đầu thực hiện chương trình tiến hành bình thường chọn Run Module (hoặc nhấn phím F5) trong cửa sổ Code.
- Chọn Step để thực hiện câu lệnh hiển thị phía dưới, lệnh vào – ra dữ liệu nháy chuột một số lần.
7. Lập trình giải quyết bài toán trên máy tính
- Quá trình giải bài toán bằng lập trình trên máy tính gồm các bước sau:
Bước 1: Xác định bài toán.
Bước 2. Tìm thuật toán giải bài toán và cách tổ chức dữ liệu.
Bước 3: Viết chương trình.
Bước 4. Kiểm thử, chạy và hiệu chỉnh chương trình.
CHỦ ĐỀ 2: HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC
- Lập trình ứng dụng web đã trở thành lĩnh vực sôi động và có tốc độ phát triển nhanh.
- Các ứng dụng web được triển khai trên nhiều lĩnh vực: chính phủ điện tử; quản trị doanh nghiệp điện tử; thanh toán điện tử; giải trí điện tử, y tế điện tử, mạng xã hội, …
- Thương mại điện tử, nay đã trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của không chỉ doanh nghiệp mà cả nhóm nhỏ lẻ, cá nhân.
- Ở nước ta, nhiều doanh nghiệp đã lập ra studio riêng nhằm phát triển game thuần Việt, kéo theo tăng trưởng về nhân lực ở nhiều khâu như: thiết kế đồ họa, lập trình game,…
Bình luận