Đề cương ôn tập Sinh học 10 cánh diều học kì 2
Đề cương ôn tập môn Sinh học lớp 10 bộ sách Cánh diều mới là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức được của môn Sinh học 10. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các dạng bài khác nhau để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 2 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
CHỦ ĐỀ 1: THÔNG TIN GIỮA CÁC TẾ BÀO, CHU KÌ TẾ BÀO VÀ PHÂN BÀO
1. Thông tin tế bào
- Thông tin giữa các tế bào là quá trình tế bào tiếp nhận, xử lí và trả lời các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác.
- Thông tin có nhiều dạng khác nhau nhưng dạng chủ yếu là bằng các tín hiệu hóa học, thông tin có thể được chuyển từ dạng này sang dạng khác.
- Các hình thức thông tin giữa các tế bào: trực tiếp, cận tiết, nội tiết
2. Chu kì tế bào và nguyên phân
- Chu kì tế bào là một vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ khi tế bào được hình thành đến khi tế bào phân chia thành tế bào mới.
- Chu kì tế bào chia làm 2 giai đoạn là kì trung gian và quá trình phân bào. Trong đó:
+ Kì trung gian gồm 3 pha: pha G1, pha S, pha G2.
+ Quá trình phân bào (pha M) gồm: phân chia nhân và phân chia tế bào chất.
- Sinh sản của tế bào theo cơ chế nguyên phân bao gồm: phân chia nhân (nguyên phân) và phân chia tế bào chất.
- Kết thúc quá trình phân chia, từ một tế bào mẹ có bộ nhiễm sắc thể 2n tạo ra hai tế bào con giống nhau và giống tế bào mẹ có bộ nhiễm sắc thể 2n.
3. Giảm phân
- Trong giảm phân, tế bào sinh dục ở thời kì chín có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) trải qua hai lần phân bào liên tiếp gọi là giảm phân I và giảm phân II, nhưng nhiễm sắc thể chỉ nhân đôi một lần.
- Kết quả: Từ 1 tế bào sinh dục chín (2n) trải qua giảm phân tạo ra các giao tử có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n).
- Các tế bào con được sinh ra từ quá trình giảm phân sẽ trải qua quá trình phát sinh giao tử hình thành giao tử đực và giao tử cái
→ Nhờ có quá trình giảm phân và thụ tinh, bộ nhiễm sắc thể của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ
CHỦ ĐỀ 2: CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
- Công nghệ tế bào là một lĩnh vực của công nghệ sinh học, bao gồm các quy trình kĩ thuật chọn tạo và nuôi cấy tế bào, mô trong ống nghiệm (in vitro) nhằm duy trì và tăng sinh tế bào, mô; từ đó sản xuất các sản phẩm phục vụ đời sống con người.
- Nguyên lí: Công nghệ tế bào dựa trên nguyên lí về tính toàn năng của tế bào, khả năng biệt hóa và phản biệt hóa của tế bào
CHỦ ĐỀ 3: SINH HỌC SINH VẬT
1. Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật
- Sinh trưởng của vi sinh vật là sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể vi sinh vật thông qua quá trình sinh sản.
- Trong hệ kín (môi trường mà các chất dinh dưỡng không được bổ sung thêm đồng thời không rút bớt sản phẩm và chất thải trong suốt quá trình nuôi), sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn được diễn ra theo 4 pha: pha tiềm phát, pha lũy thừa, pha cân bằng, pha suy vong
- Phân đôi là hình thức sinh sản của phần lớn các vi sinh vật nhân sơ và là hình thức phân bào không có thoi vô sắc (trực phân).
- Nảy chồi là kiểu sinh sản vô tính có ở một số vi khuẩn, ví dụ như vi khuẩn màu tía Rhodomicrobium vannielli.
- Xạ khuẩn (nhóm vi khuẩn Gram (+) đặc biệt có tế bào dạng sợi) có hình thức sinh sản bằng bào tử vô tính.
- Vi sinh vật nhân thực có hình thức sinh sản vô tính (nảy chồi, phân đôi hoặc hình thành bào tử vô tính) và sinh sản hữu tính (hình thành bào tử túi, bào tử tiếp hợp,…).
2. Tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật
- Quang tổng hợp ở vi sinh vật được chia thành hai nhóm: quang hợp không thải O2 – quang khử (vi khuẩn màu tía và màu lục) và quang hợp thải O2 (vi khuẩn lam và vi tảo).
- Phần lớn vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp được các amino acid. Thông qua quá trình dịch mã, ribosome sẽ liên kết các amino acid để tổng hợp protein.
- Vi sinh vật tổng hợp các polysaccharide từ các monosaccharide.
- Các vi sinh vật tổng hợp lipid từ nguyên liệu glycerol và acid béo.
- Nhiều vi sinh vật có thể sinh tổng hợp kháng sinh để ức chế sự phát triển của các sinh vật khác trong cùng môi trường.
- Vai trò của quá trình phân giải ở vi sinh vật: hình thành nguyên liệu và năng lượng cung cấp cho quá trình tổng hợp và các hoạt động của tế bào.
- Nhiều vi sinh vật có khả năng sinh tổng hợp enzyme ngoại bào như cellulase, amylase để phân giải các polysaccharide thành các phân tử đường.
3. Thành tựu của công nghệ vi sinh vật
- Công nghệ vi sinh vật là ngành khoa học nghiên cứu và ứng dụng các vi sinh vật trong công nghiệp để sản xuất các sản phẩm phục vụ đời sống con người.
- Một số ứng dụng của vi sinh vật trong thực tiễn: Ứng dụng trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng, trong nông nghiệp, công nghiệp, bảo vệ môi trường, chế biến và bảo quản thực phẩm,...
CHỦ ĐỀ 4: VIRUS
1. Cấu tạo và chu trình nhân lên của virus
- Virus là dạng sống không có cấu tạo tế bào, kích thước rất nhỏ, sống kí sinh bắt buộc trong tế bào của sinh vật. Một số virus gây bệnh nguy hiểm trên người: virus HIV, cúm A, SARS-CoV-2, viêm gan B, sốt xuất huyết,…
- Dựa vào đặc điểm có hay không có màng phospholipid kép, virus được chia thành hai loại là virus trần và virus có màng bọc.
- Các loại virus đều có 2 thành phần là lõi nucleic acid và vỏ capsid; virus có màng bọc có thêm thành phần là màng bọc phospholipid kép, nằm bên ngoài vỏ capsid.
- Chu trình nhân lên của virus thường trải qua 5 giai đoạn: bám dính, xâm nhập, sinh tổng hợp, lắp ráp, giải phóng
2. Phương thức lây truyền và cách phòng, chống của virus
- Phương thức lây truyền và cách phòng, chống virus gây bệnh ở thực vật
+ Do tế bào thực vật có thành cellulose nên virus chỉ có thể truyền từ cây này sang cây khác thông qua các vết thương: chủ yếu do côn trùng chích hút (bọ trĩ, bọ xít,…), hoặc vết sây sát do nông cụ gây ra trong quá trình chăm sóc và thu hái.
+ Triệu chứng: Cây bị nhiễm virus thường có hình thái thay đổi như lá bị đốm vàng, đốm nâu, bị sọc hay vằn, bị xoăn và héo, bị úa vàng và rụng; thân còi cọc hoặc bị lùn.
- Phương thức lây truyền và cách phòng chống bệnh do virus gây ra trên người và động vật
+ Bệnh do virus có thể lây truyền từ cơ thể này sang cơ thể khác qua hai phương thức: lây truyền dọc và lây truyền ngang.
+ Biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh truyền nhiễm nói chung và bệnh do virus nói riêng là: Vệ sinh, tập luyện, giữ gìn cho cơ thể sạch sẽ, khỏe mạnh; Ăn uống đủ chất, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm;...
Bình luận