Đề cương ôn tập Toán 10 cánh diều học kì 1
Đề cương ôn tập môn Toán lớp 10 bộ sách Cánh diều mới là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức học được của môn Toán 10. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các dạng bài khác nhau để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 1 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Chủ đề: Mệnh đề
- Một mệnh đề toán học phải hoặc đúng hoặc sai (không thể vừa đúng, vừa sai)
- Mệnh đề phủ định $\overline {P}$: mệnh đề $\overline {P}$ khi P sai; mệnh đề $\overline {P}$ sai khi P đúng
- Mệnh đề kéo theo: Nếu P thì Q (kí hiệu: P $\Rightarrow $ Q)
- Mệnh đề Q $\Rightarrow $ P là mệnh đề đảo của P $\Rightarrow $ Q
- Hai mệnh đề P và Q tương đương nếu P $\Rightarrow $ Q và Q $\Rightarrow $ P đều đúng (kí hiệu: P $\Leftrightarrow $ Q)
- Mệnh đề "P(x), x $\in $ X":
+ Phủ định của mệnh đề "$\forall x\in X,P(x)$" là: "$\exists x\in X,\overline {P(x)}$"
+ Phủ định của mệnh đề "$\exists x\in X,P(x)$" là: "$\forall x\in X,\overline {P(x)}$"
Chủ đề: Tập hợp
- Tập con: mọi phần tử của tập hợp A đều là phần tử của tập hợp B (kí hiệu: A $\subset $ B)
- A $\subset $ A với mọi tập hợp A
Nếu A $\subset $ B và B $\subset $ C thì A $\subset $ C
- Hai tập hợp bằng nhau: A $\subset $ B, B $\subset $ A $\Rightarrow $ A = B
- Giao hai tập hợp: $A\cap B=\left \{ x|x\in A,x\in B \right \}$
- Hợp hai tập hợp: $A\cup B=\left \{ x|x\in A;x\in B \right \}$
- Phần bù $C_{B}A$: A $\subset $ B, x thuộc B nhưng không thuộc A
- Hiệu hai tập hợp: $A\setminus B=\left \{ x|x\in A,x\notin B \right \}$
- $\mathbb{N}\subset \mathbb{Z}\subset \mathbb{Q}\subset \mathbb{R}$
- Một số tập con của tập hợp số thực:
Chủ đề: Bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn
- Dạng của bất phương trình bậc nhất hai ẩn: ax + by < c; ax + by > 0; ax + by $\leq $ c; ax + by $\geq $ c (a, b không đồng thời bằng 0)
- Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình ax + by < c:
+ Vẽ đường thẳng d: ax + by = c
+ Lấy M($x_{0};y_{0}$) không thuộc d. Tính $ax_{0}+by_{0}$ và so sánh với c
+ Nếu $ax_{0}+by_{0}$ < c thì nửa mặt phẳng (không kể d) chứa M là miền nghiệm của bất phương trình
Nếu $ax_{0}+by_{0}$ > c thì nửa mặt phẳng (không kể d) không chứa M là miền nghiệm của bất phương trình
- Biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn:
+ Trong cùng mặt phẳng tọa độ, biểu diễn miền nghiệm của mỗi bất phương trình bằng cách gạch phần không thuộc miền nghiệm của nó
+ Phần không bị gạch là miền nghiệm cần tìm
Chủ đề: Hàm số và đồ thị
- Hàm số: y = f(x), x $\in $ D
- Hàm số y = f(x) xác định trên khoảng (a;b):
+ Đồng biến trên khoảng (a;b) nếu: $\forall x_{1},x_{2}\in (a;b),x_{1}<x_{2}\Rightarrow f(x_{1})<f(x_{2})$
+ Nghịch biến trên khoảng (a;b) nếu: $\forall x_{1},x_{2}\in (a;b),x_{1}<x_{2}\Rightarrow f(x_{1})>f(x_{2})$
- Hàm số bậc hai: y = $ax^{2}+bx+c$ ($a\neq 0$), tập xác định D = $\mathbb{R}$
- Đồ thị hàm số bậc hai y = $ax^{2}+bx+c$ ($a\neq 0$) là một parabol có đỉnh I($-\frac{b}{2a};-\frac{\Delta }{4a}$), trục đối xứng x = $-\frac{b}{2a}$
- Bảng biến thiên của hàm số bậc hai:
Chủ đề: Dấu của tam thức bậc hai
- Tam thức bậc hai f(x) = $ax^{2}+bx+c$ ($a\neq 0$), $\Delta =b^{2}-4ac$
+ $\Delta<0$: f(x) cùng dấu với a với mọi x $\in \mathbb{R}$
+ $\Delta=0$: f(x) cùng dấu với a với mọi x $\in \mathbb{R}\setminus \left \{ -\frac{b}{2a} \right \}$
+ $\Delta>0$: f(x) có hai nghiệm $x_{1}$, $x_{2}$ ($x_{1}$, $x_{2}$: f(x) cùng dấu với a với mọi x thuộc $(-\infty ;x_{1})$ và $(x_{2};+\infty )$; f(x) trái dấu với a với mọi x thuộc ($x_{1};x_{2}$)
- Giải bất phương trình bậc hai một ẩn: Xét dấu của tam thức bậc hai hoặc sử dụng đồ thị
Chủ đề: Hệ thức lượng trong tam giác
- $\tan \alpha =\frac{\sin \alpha }{\cos \alpha }(\alpha \neq 90^{\circ})$
$\cot \alpha =\frac{\cos \alpha }{\sin \alpha }(0<\alpha <180^{\circ})$
$\sin (90^{\circ}-\alpha )=\cos\alpha (0^{\circ}\leq \alpha \leq 90^{\circ})$
$\cos (90^{\circ}-\alpha )=\sin\alpha (0^{\circ}\leq \alpha \leq 90^{\circ})$
$\tan (90^{\circ}-\alpha )=\cot\alpha (0^{\circ}< \alpha \leq 90^{\circ})$
$\cot (90^{\circ}-\alpha )=\tan\alpha (0^{\circ}\leq \alpha < 90^{\circ})$
- $\sin (180^{\circ}-\alpha )=\sin \alpha $
$\cos (180^{\circ}-\alpha )=-\cos \alpha $
$\tan (180^{\circ}-\alpha )=-\tan\alpha (\alpha \neq 90^{\circ})$
$\cot (180^{\circ}-\alpha )=-\cot \alpha (\alpha \neq 0^{\circ},180^{\circ})$
- Bảng giá trị lượng giác của một số góc đặc biệt:
- Định lí Côsin: BC = a, CA = b, AB = c
$a^{2}=b^{2}+c^{2}-2bc\cos A$
$b^{2}=c^{2}+a^{2}-2ca\cos B$
$c^{2}=a^{2}+b^{2}-2ab\cos C$
- Định lí Sin: BC = a, CA = b, AB = c, bán kính đường tròn ngoại tiếp R: $\frac{a}{\sin A}=\frac{b}{\sin B}=\frac{c}{\sin C}=2R$
- Diện tích tam giác ABC: $S=\frac{1}{2}bc\sin A=\frac{1}{2}ca\sin B=\frac{1}{2}ab\sin C$
$S=\sqrt{p(p-a)(p-b)(p-c)}$ ($p=\frac{a+b+c}{2}$)
Chủ đề: Vectơ
- Hai vectơ cùng phương nếu giá song song hoặc trùng nhau
- $\vec{AB}=\vec{CD}$ nếu cùng hướng và cùng độ dài
- Tổng hai vectơ:
+ Với ba điểm A, B, C bất kì: $\vec{AC}=\vec{AB}+\vec{BC}$
+ ABCD là hình bình hành: $\vec{AB}+\vec{AD}=\vec{AC}$
- Tính chất phép cộng:
+ Giao hoán: $\vec{a}+\vec{b}=\vec{b}+\vec{a}$
+ Kết hợp: $(\vec{a}+\vec{b})+\vec{c}=\vec{a}+(\vec{b}+\vec{c})$
+ Vectơ-không: $\vec{a}+\vec{0}=\vec{0}+\vec{a}=\vec{a}$
- Hiệu hai vectơ: $\vec{a}-\vec{b}=\vec{a}+(-\vec{b})$
- Tích số thực $k\neq 0$ và $\vec{a}\neq 0$: $k\vec{a}$:
+ Cùng hướng với $\vec{a}$ nếu k > 0; ngược hướng $\vec{a}$ nếu k < 0
+ Độ dài bằng |k|.|$\vec{a}$|
- Tính chất:
$k(\vec{a}\pm \vec{b})=k\vec{a}\pm k\vec{b}$
$(h+k)\vec{a}=h\vec{a}+k\vec{a}$
$h(k\vec{a})(hk)\vec{a}$
$\pm 1\vec{a}=\pm \vec{a}$
- I là trung điểm của AB, M bất kì: $\vec{MA}+\vec{MB}=2\vec{MI}$
- G là trọng tâm tam giác ABC, M bất kì: $\vec{MA}+\vec{MB}+\vec{MC}=3\vec{MG}$
- Điều kiện cần và đủ để $\vec{a}$, $\vec{b}$ cùng phương: $\vec{a}=k\vec{b}$
- Điều kiện cần và đủ để A, B, C thẳng hàng: $\vec{AB}=k\vec{AC}$
- Tích vô hướng hai vectơ cùng điểm đầu: $\vec{OA}.\vec{OB}=\left | \vec{OA} \right |.\left | \vec{OB} \right |.\cos (\vec{OA},\vec{OB})$
- Tính chất:
+ Giao hoán: $\vec{a}.\vec{b}=\vec{b}.\vec{a}$
+ Phân phối: $\vec{a}.(\vec{b}+\vec{c})=\vec{a}.\vec{b}+\vec{a}.\vec{c}$
+ $(k\vec{a}).\vec{b}=k(\vec{a}.\vec{b})=\vec{a}.(k\vec{b})$
+ $\vec{a}^{2}\geq 0,\vec{a}^{2}=0\Leftrightarrow \vec{a}=\vec{0}$
Bình luận