Đề cương ôn tập KTPL 10 cánh diều kì 1

Đề cương ôn tập môn Đề cương ôn tập KTPL 10 bộ sách cánh diều mới là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức của môn KTPL 10. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các câu hỏi tổng hợp để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 1 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết.

Chủ đề

Nội dung

Kiến thức cần nhớ

Nền kinh tế và các chủ thể của nề kinh tế

Các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội

-Hoạt động sản xuất là hoạt động tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần đáp ứng các nhu cầu của con người.

Vai trò:

+ Là hoạt động kinh tế cơ bản, quyết định sự tồn tại phát triển của cá nhân và xã hội.

+ Là cơ sở thúc đẩy việc mở rộng các hoạt động khác của con người, làm phong phú đời sống vật chất và tinh thần của xã hội.

Hoạt động phân phối là hoạt động phân chia các yếu tố sản xuất cho các ngành, các đơn vị sản xuất khác nhau để tạo ra sản phẩm và phân chia sản phẩm cho các cá nhân tiêu dùng theo lỉ lệ đóng góp của họ vào việc tạo ra sản phẩm.

Hoạt động trao đổi là hoạt động đưa sản phẩm sau khi sản xuất đến với người tiêu dùng.

Hoạt động tiêu dùng và vai trò của hoạt động tiêu dùng

+ Là việc sử dụng các sản phẩm được sản xuất ra để thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.

+ Bao gồm tiêu dùng cho sinh hoạt và tiêu dùng cho sản xuất.

Các chủ thể của nền kinh tế

 Chủ thể sản xuất là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, trực tiếp tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội.

- Chủ thể sản xuất sử dụng các yếu tố đầu vào như vốn, sức lao động, tài nguyên thiên nhiên, để sản xuất, kinh doanh và thu lợi nhuận.

Chủ thể trung gian là các cá nhân, tổ chức đóng vai trò cầu nối giữa người sản xuất với người tiêu dùng trong nền kinh tế. Do sự phát triển của sản xuất và trao đổi, dưới tác động của phân công lao động xã hội, những chủ thể trung gian xuất hiện trên thị trường thực hiện kết nối các quan hệ mua và bán.

 Chủ thể tiêu dùng là người mua và sử dụng hàng hoá, dịch vụ để thoả mãn các nhu cầu của mình

 Nhà nước là một chủ thể của nền kinh tế, có vai trò điều tiết và điều kiện thuật lợi cho các chủ thể kinh tế khác hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả.

Thị trường và cơ chế thị trường

Thị trường

Thị trường là nơi các chủ thể kinh tế gặp nhau để xác định số lượng, giá cả hàng hoá, dịch vụ khi mua và bản, đáp ứng nhu cầu của mỗi bên.

- Các yếu tố cơ bản của thị trường là: hàng hoá, tiền tệ, giá cả, người mua, người bán.

- Các quan hệ cơ bản của thị trường:

+ Quan hệ hàng hoá - tiền tệ

+ Quan hệ cung - cầu.

+ Quan hệ mua - bán

 Thị trường được phân loại theo nhiều cách khác nhau:

+ Theo đối tượng hàng hoá và dịch vụ được mua và bán

+ Theo vai trò của sản phẩm đem ra trao đổi

+ Theo phạm vi không gian

+ Theo cách thức gặp nhau của chủ thể

+ Theo tính chất và cơ chế vận hành

Chức năng của thị trường

Một là, thừa nhận sự phù hợp của hàng hoá với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng

Hai là, cung cấp thông tin cho các chủ thể kinh tế.

+ Ba là, kích thích và điều tiết điều tiết hoạt động sản xuất và tiêu dùng.

Cơ chế thị trường

 Cơ chế thị trường là cách thức vận hành của nền kinh tế, trong đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại với nhau để phân bố các nguồn lực, hình thành giá cả, các định khối lượng và cơ cấu sản xuất, tiêu dùng tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế.

 Ưu điểm:

+ Điều tiết sản xuất, lưu thông và tiêu dùng một cách tối ưu;

+ Tạo động lực sáng tạo cho các chủ thể kinh tế, thúc đẩy cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất để hạ thấp chi phí;

+ Phát huy tốt tiềm năng của mọi chủ thể, vùng miền

+ Thúc đẩy liên kết kinh tế trong nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

 Nhược điểm:

+ Tiềm ẩn rủi ro không hoảng kinh tế khi có sự mất cân đối giữa sản xuất với tiêu dùng

+ Có thể dẫn đến lạm dụng tài nguyên thiên nhiên, gây suy thoái môi trường tự nhiên và môi trường xã hội

 Giá cả thị trường là giá hàng hóa và dịch vụ hình thành do tác động qua giữa các chủ thể kinh tế tham gia hoạt động mua bán trên thị trường tại một thời điểm, địa điểm nhất định.

Giá cả là yếu tố trung tâm của thị trường, là mối quan tâm của các chủ thể kinh tế khi tham gia thị trường.

Giá cả còn giúp thị trường điều tiết và phân bổ lại các nguồn lực giữa các ngành sản xuất theo hướng có lợi nhất cho các chủ thể kinh tế.

Ngân sách nhà nước và thuế

Ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

Ngân sách nhà nước bao gồm: Ngân sách trung ương, Ngân sách địa phương.

Đặc điểm:

+ Bao gồm toàn bộ các khoản thu chi được dự toán và thực hiện trong một thời gian nhất định.

+ Được quyết định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp.

+ Được xây dựng và thực hiện nhằm mục tiêu bảo đảm về mặt tài chính cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước vì lợi ích chung của quốc gia.

 Ngân sách nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với toàn bộ các hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, đổi nội, đối ngoại của quốc gia

 Công dân có nghĩa vụ nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản nộp khác vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và công khai ngân sách.

- Công dân có quyền được cung cấp thông tin, tham gia giám sát cộng đồng về tài chính - ngân sách theo quy định của pháp luật.

Thuế

Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế.

huế trực thu là loại thuế mà người nộp thuế đồng thời là người chịu thuế (loại thuế nảy trực tiếp điều tiết vào thu nhập của người nộp thuế).

+ Thuế gián thu là loại thuế mà người nộp thuế và người chịu thuế không đồng thời là một loại thuế này điều tiết gián tiếp vào thu nhập của người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ thông qua cơ chế giả hàng hoá, dịch vụ)

Thuế có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội:

+ Thuể là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. 

+ Thuế là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của Nhà nước. 

+ Thuế là công cụ điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội

Hiện nay, ở nước ta có một số loại thuế cơ bản sau:

- Thuế trực thu:

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp

+ Thuế thu nhập cá nhân

+ Thuế tài nguyên

+ Thuế sử dụng đất nông nghiệp

+ Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

- Thuế gián thu:

+ Thuế xuất khẩu

+ Thuế nhập khẩu

+ Thuế giá trị gia tăng

+ Thuế tiêu thụ đặc biệt

+ Thuế bảo vệ môi trường.

Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

 Sản xuất kinh doanh là quá trình sử dụng lao động, vốn, kĩ thuật, tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực khác để tạo ra hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho thị trường và thu được lợi nhuận.

 Mô hình kinh tế hộ gia đình là một hình thức sản xuất kinh doanh thuộc sở hữu của hộ gia đình, trong đó các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để sản xuất kinh doanh.

 Mô hình hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đổng sở hữu, được thành lập trên tinh thần tự nguyện vi lợi ích chung của các thành viên

 Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế được các chủ thể sản xuất kinh doanh thành lập hoặc đăng kí thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh để thu được lợi nhuận.

Tín dụng và các dịch vụ tín dụng

Tín dụng

 Tín dụng là quan hệ vay mượn giữa người cho vay vốn và người vay vốn dựa trên nguyên tắc hoàn trả có kì hạn cả vốn và lãi suất.

- Đặc điểm của tín dụng:

+ Người cho vay chỉ nhường quyền sử dụng vốn cho người vay trong một khoảng thời gian nhất định.

+ Có sự thoả thuận giữa người vay và người cho vay về thời hạn cho vay và lãi suất phải trả.

 Tín dụng có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội:

+ Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm lượng tiền mặt trong lưu thông.

+ Là công cụ điều tiết kinh tế - xã hội quan trọng của Nhà nước.

+ Huy động vốn thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

+ Góp phần cải thiện cuộc sống của dân cư.

 Sự chênh lệch giữa chi phí sử dụng tiền mặt và chi phí sử dụng dịch vụ tín dụng chính là số tiền lãi mà người sử dụng dịch vụ tín dụng phải trả cho người cung cấp dịch vụ tín dụng trong một khoảng thời gian nhất định.

Dịch vụ tín dụng

 Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng bằng tiền tệ giữa một bên là ngân hàng và một bên là các chủ thể kinh tế với nguyên tắc thoả thuận và cỏ hoàn trả cả gốc và lãi.

 Một số hình thức dịch vụ tín dụng ngân hàng là:

+ Vay thế chấp 

+ Vay tín chấp

 Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh thông qua các hình thức như mua bản chịu hàng hoá, trả góp hoặc trả chậm

Tín dụng tiêu dùng xuất hiện bên cạnh tín dụng thương mại nhằm kích thích việc tiêu thụ sản phẩm. Loại tín dụng tiêu dùng phổ biến hiện nay là việc bán hàng trả góp của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng có thể đi vay các tổ chức trung gian tài chính ngân hàng thương mại, công ty tài chính) để thanh toán tiền mua hàng tiêu dùng của các doanh nghiệp.

 Tín dụng nhà nước là quan hệ tín dụng giữa Nhà nước với các chủ thể kinh tế, giữa Nhà nước với các nhà nước khác thông qua việc phát hành công trái, trái phiếu.

Lập kế hoạch tài chính cá nhân

Lập kế hoạch tài chính cá nhân

 Tài chính cá nhân là việc quản lí dòng tiền của mỗi người bao gồm nhiều yếu tố liên quan như thu thập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư và bảo vệ,...

- Kế hoạch tài chính cá nhân là bản kế hoạch về thu chi tài chính cá nhân, tiết kiệm, bảo vệ, đầu tư và phát triển tài chính cá nhân.

 Các loại kế hoạch tài chính cá nhân bao gồm:

+ Kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn (dưới 3 tháng).

+ Kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn (từ 3 – 6 tháng).

+ Kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn (từ 6 tháng trở lên).

 Lập kế hoạch tài chính cá nhân giúp mỗi người có thể:

+ Cân đối các khoản chi cần thiết cho đời sống, học tập;

+ Hiểu rõ tình hình tài chính của bản thân để chủ động điều chỉnh cho phù hợp;

+ Đảm bảo chi tiêu đúng kế hoạch, không lãng phí, dự phòng cho các tình huống phát sinh và đạt được mục tiêu tài chính đã đặt ra.

Các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân.

+ Bước 1: Xác định mục tiêu và thời hạn của kế hoạch tài chính cá nhân.

+ Bước 2: Xác định tình hình tài chính hiện tại, thu và chi thường xuyên của cá nhân.

+ Bước 3: Thiết lập quy tắc thu chi cá nhân cụ thể, tránh chỉ tiêu không kế hoạch, cân nhắc sự cần thiết của hàng hoá trước khi mua, lựa chọn tiêu dùng thông minh,...

+ Bước 4: Tuân thủ kế hoạch tài chính cá nhân, quyết tâm thực hiện kế hoạch đã đề ra. Khi tình hình tài chính cá nhân thay đổi thì cần cập nhật thường xuyên, điều chỉnh để bản kế hoạch thực tế hơn.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác