Đề cương ôn tập Ngữ văn 10 cánh diều học kì 2
Đề cương ôn tập môn Ngữ văn 10 bộ sách Cánh diều mới là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức của môn Ngữ văn 10. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các câu hỏi tổng hợp để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 2 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết.
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
CHỦ ĐỀ 1: VĂN BẢN
1. Thơ văn Nguyễn Trãi
Văn bản | Tác giả | Thể loại | Nội dung | Nghệ thuật |
Nguyễn Trãi – Cuộc đời và sự nghiệp |
| Nghị luận | - Khẳng định tài năng văn chương của Nguyễn Trãi - Khẳng định tâm huyết tham gia xây dựng đất nước của Nguyễn Trãi | - Lập luận logic, chặt chẽ - Dẫn chứng sát thực, thuyết phục |
Đại cáo bình Ngô | Nguyễn Trãi | văn biền ngẫu | Là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ 2 của dân tộc ta ở thế kỉ XV: - Nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, chân lý độc lập dân tộc. - Tố cáo tội ác của kẻ thù. - Tái hiện quá trình kháng chiến hào hùng. - Tuyên bố độc lập, rút ra bài học lịch sử. | - Kết hợp hài hòa 2 yếu tố: chính luận sắc bén và văn chương trữ tình. - Mang đậm cảm hứng anh hùng ca. => Là áng “thiên cổ hùng văn”. |
Gương báu khuyên răn - Bài 43 | Nguyễn Trãi | Thất ngôn xen lục ngôn | Bài thơ “Cảnh ngày hè” miêu tả vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên. Thể hiện tình yêu thiên nhiên và cuộc sống. tấm lòng yêu thương dân tha thiết của tác giả. | - Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm; hình ảnh thơ gần gũi; câu lục ngôn, dồn nén cảm xúc. - Thể thơ Đường luật phá cách, xen vào các câu thơ lục ngôn. - Tả cảnh ngụ tình. |
2. Tiểu thuyết và truyện ngắn
Văn bản | Tác giả | Thể loại | Nội dung | Nghệ thuật |
Kiêu binh nổi loạn | Ngô gia văn phái | Tiểu thuyết chương hồi | Tác phẩm sử dụng những tư liệu hết sức cụ thể, tỉ mỉ từ lai lịch, tính cách các nhân vật đến địa chỉ của các vụ việc, âm mưu của các phe phái, quá trình hình thành, phát triển và kết thúc của sự kiện. Qua đó ta thấy rõ tình hình xã hội lúc bấy giờ đang rơi vào khủng hoảng. | Bút pháp tả thực của lối chép sử biên niên không che dấu một nụ cười mỉa mai và xót xa trước tình cảnh đất nước bị rữa nát từ chính quyền trung ương. |
Người ở bến sông Châu | Sương Nguyệt Minh | Truyện ngắn | - Ca ngợi phẩm chất vị tha và tính cách mãnh mẽ của nhân vật dì Mây. - Cảm thông trước hoàn cảnh và số phận của những người phụ nữ bước ra từ chiến tranh, họ đã hi sinh hạnh phúc của cá nhân góp phần làm nên chiến thắng lớn cho dân tộc | - Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật - Các tình huống được xây dựng hồi hộp, hấp dẫn lôi cuốn người đọc |
Hồi trống Cổ Thành | La Quán Trung | Tiểu thuyết chương hồi | - Vạch trần bản chất tàn bạo, giả dối của giai cấp thống trị. - Phơi bày cục diện chính trị Trung Hoa, cát cứ phân tranh, cá lớn nuốt cá bé, chiến tranh liên miên - Cuộc sống loạn li, bi thảm của nhân dân và thể hiện mơ ước về một xã hội với những vua hiền, tướng giỏi. - Gửi gắm khát vọng hoà bình, thống nhất và có một nền chính trị nhân đạo | - Giá trị lịch sử, quân sự. - Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn người đọc từ hồi này sang hồi khác, đặc biệt là nghệ thuật miêu tả các trận chiến sinh động và hấp dẫn. - Dùng mâu thuẫn để giải quyết mâu thuẫn. - Xây dựng được một thế giới nhân vật đông đảo, trong đó những nhân vật chính đều là những điển hình có cá tính sinh động, sắc nét |
3. Thơ tự do
Văn bản | Tác giả | Thể loại | Nội dung | Nghệ thuật |
Đất nước | Nguyễn Đình Thi | Thể thơ tự do | - Bài thơ thể hiện cảm hứng về đất nước. Đó là những suy cảm về một đất nước giàu đẹp, hiền hòa; về lịch sử cách mạng của một đất nước đau thương. - Bài thơ thể hiện những cảm xúc sâu lắng tinh tế của tác giả về Đất Nước trong kháng chiến chống Pháp đau thương nhưng anh dũng, kiên cường và chiến thắng vẻ vang. | - Các câu thơ dài, ngắn xen kẽ nhau, nhịp điệu biến đổi linh hoạt. - Hình ảnh sinh động, biểu cảm, có những đoạn hình ảnh tương phản, có sức khái quát cao. - Nhà thơ chú ý diễn tả sâu sắc, tinh tế tiếng nói nội tâm của nhân vật trữ tình. Trong đó có sự kết hợp giữa cảm xúc và suy tưởng. |
Lính đảo hát tình ca trên đảo | Trần Đăng Khoa | Thơ tự do | - Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sự lạc quan vui tươi niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống của những người lính trên đảo. - Tình cảm xót thương trước hiện thực khó khăn, thiếu thốn của những người lính ngoài đảo xa | - Thể thơ tự do vui tươi, rộn ràng, tạo không khí trẻ trung sôi nổi - Giọng thơ hào hứng, say mê |
Đi trong hương tràm | Hoài Vũ | Thơ tự do | - Bức tranh Đồng bằng sông Cửu Long đầy sắc hương - Khung cảnh sinh hoạt nơi sông nước - Tình cảm nhớ thương của người đi xa khi nhớ về nhà | - Biện pháp so sánh, nhân hóa, điệp từ điệp ngữ được sử dụng hiệu quả - Ngôn ngữ thơ trong sáng thiết tha |
Mùa hoa mận | Chu Thùy Liên | Thể thơ tự do | - Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên núi rừng Tây Bắc - Sự hân hoan, vui vẻ, trẻ trung, sôi động của con người mỗi dịp Tết đến - Nỗi nhớ thương quê nhà của người con xa quê hương | - Thể thơ tự do vui tươi, rộn ràng, tạo không khí sôi nổi - Giọng thơ hào hứng, say mê - Các biện pháp tu từ được sử dụng linh hoạt, sáng tạo |
4. Văn bản nghị luận
Văn bản | Tác giả | Thể loại | Nội dung | Nghệ thuật |
Bản sắc là hành trang | Nguyễn Sĩ Dũng | Nghị luận | - Nêu bật được giá trị của bản sắc văn hóa Việt Nam. - Nhấn mạnh vào ý thức của mỗi người trong việc giữ gì và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. | - Luận điểm rõ ràng - Ngôn ngữ sắc bén… |
Gió thanh lay động cành cô trúc | Chu Văn Sơn | Văn bản nghị luận | Văn bản Gió thanh lay động cành cô trúc là bài phân tích, cảm nhận về bài thơ Thu vịnh của tác giả Nguyễn Khuyến. Qua văn bản, chúng ta cảm nhận được một cách rõ nét, chân thực bức tranh mùa thu thư thái được nhà thơ Nguyễn Khuyến thể hiện trong bài "Thu Vịnh". | Bài có những luận điểm, dẫn chứng chặt chẽ, thuyết phục. |
Đừng gây tổn thương | Ca -ren Ca – xây | Văn bản nghị luận | - Đừng bao giờ gây tổn thương tới người khác dưới bất kì hình thức nào. - Chúng ta hãy sống yêu thương lẫn nhau vì con người - Nếu chúng ta sống không gây tổn thương tới người khác thì không chỉ họ mà cả tâm hồn và thể chất chúng ta cũng được nhẹ nhõm, thanh thản. | - Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục - Các biện pháp tu từ được sử dụng linh hoạt sáng tạo |
CHỦ ĐỀ 2: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
1. Biện pháp liệt kê
- Là biện pháp tu từ, theo đó, người nói, người viết kể ra nhiều sự vật, sự vật, hoạt động, tính chất, trạng thái,... trong cùng một câu, một đoạn để tạo nên ấn tượng mạnh, hiệu quả cao trong miêu tả, kể chuyện hoặc biểu lộ tình cảm, cảm xúc. Phép liệt kê được dùn cả trong văn xuôi lẫn văn vần.
2. Biện pháp tu từ chêm xen
- Là biện pháp tu từ, theo đó, tác giả xen thêm một thành phần biệt lập ngay sau bộ phận thể hiện thông tin chính trong câu để bổ sung ý nghĩa hoặc gia tăng tính hình tượng, sắc thái biểu cảm cho câu. Bộ phận chêm xen thường được tách biệt bằng các dấu phẩy, dấu gạch ngang, dấu ngoặc đơn.
CHỦ ĐỀ 3: TẬP LÀM VĂN
1. Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội
a. Mở bài: Dẫn dắt và nêu vấn đề xã hội cần nghị luận
b. Thân bài:
- Nêu quan niệm của em về vấn đề nghị luận. Lí giải (nêu lí lẽ) lí do, nguyên nhân của vấn đề.
- Dẫn ra và phân tích các biểu hiện của vấn đề nghị luận (bằng chứng)
- Phân tích giá trị và ý nghĩa của vấn đề nghị luận
- Nêu lên các quan niệm khác nhau, chứng minh hoặc bác bỏ cách hiểu chưa đúng, so sánh những biểu hiện giống và khác nhau,...
- Chỉ ra điểm mới trong vấn đề nghị luận
c. Kết bài:
- Khẳng định lại ý nghĩa và giá trị của vấn đề nghị luận
- Phát biểu suy nghĩ và cách thức thể hiện vấn đề nghị luận.
2. Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm tác phẩm truyện
a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về nhân vật và vấn đề sẽ phân tích
b. Thân bài:
- Nêu bối cảnh lịch sử - xã hội của câu chuyện em muốn phân tích.
- Tóm tắt về cuộc đời của nhân vật trong truyện
- Phân tích nhân vật trong truyện thông qua các tình huống truyện
- Nêu nhận xét, đánh giá về nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả.
- Nêu cảm nhận, suy nghĩ của em về nhân vật đó.
c. Kết bài:
- Nêu khái quát thành công của tác giả qua việc xây dựng nhân vật
- Từ nhân vật đó, liên hệ và nêu cảm nghĩ của me về thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua tác phẩm.
3. Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm tác phẩm thơ
a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về bài thơ và nêu vấn đề
b. Thân bài:
- Giới thiệu chung về đoạn thơ (tác giả, hoàn cảnh ra đời,...)
- Phân tích, đánh giá đoạn thơ để làm rõ vấn đề của bài viết. Có thể sắp xếp các ý theo trật tự khác nhau (theo bố cục, mạch cảm cúc xủa nhân vật trữ tình, theo các khía cạnh của vấn đề,...)
c. Kết bài:
- Khái quát, tổng hợp lại vẻ đẹp nội dung và hình thức của đoạn thơ
- Nêu suy nghĩ, đánh giá khái quát và cảm xúc của bản thân về đoạn thơ
Bình luận