Dạng bài tập Tính tổng hợp lực và phân tích lực

Dạng 4: Tính tổng hợp lực và phân tích lực

Bài tập 1: Một vật đứng yên dưới tác dụng của ba lực có độ lớn lần lượt là 12 N, 16 N và 20 N. Nếu ngừng tác dụng lực 20 N lên vật thì hợp lực tác dụng lên vật có độ lớn là bao nhiêu?

Bài tập 2: Khi vận hành, nếu lực đẩy của động cơ là 50 kN thì con tàu có trọng lượng 1 000 kN đi với vận tốc không đổi.

a) Con tàu có đang ở trạng thái cân bằng không? Vì sao?
b) Lực đẩy Archimedes của nước lên tàu là bao nhiêu?
c) Lực cản của nước đối với tàu là bao nhiêu?

Bài tập 3: Một người nhảy dù có tổng trọng lượng của người và các thiết bị là 1 000 N. Khi người đó mở dù ra, dù sẽ kéo lên người đó một lực 2 000 N.

a) Vẽ giản đồ vectơ thể hiện các lực tác dụng lên người đó lúc mở dù.
b) Xác định hợp lực tác dụng lên người đó lúc mở dù.
c) Hợp lực có tác dụng gì đối với người đó?


Bài tập 1:

Ban đầu vật đứng yên, hợp lực của chúng bằng 0.

$\overrightarrow{F_{1}}+\overrightarrow{F_{2}}+\overrightarrow{F_{3}}=\overrightarrow{0}\Rightarrow \overrightarrow{F_{1}}+\overrightarrow{F_{2}}=-\overrightarrow{F_{3}}$

Nếu ngừng tác dụng lực 20 N lên vật thì hợp lực tác dụng lên vật có độ lớn là 20 N.

Bài tập 2:

a) Vì tàu đang chuyển động với vận tốc không đổi nên nó đang ở trạng thái cân bằng.

b) Lực đẩy Archimedes của nước lên tàu cân bằng với trọng lực của tàu:

FA = P = 1 000 kN

c) Lực cản của nước cân bằng với lực đẩy của động cơ:

Fc = Fđ = 50 kN

Bài tập 3:

a) Giản đồ vectơ như hình 2.49G.

Một người nhảy dù có tổng trọng lượng của người và các thiết bị là 1 000 N. Khi người đó mở dù ra, dù sẽ kéo lên người đó một lực 2 000 N.

b) Hai lực trên cùng một đường thẳng và ngược chiều nên hợp lực F có độ lớn:

F = 2 000 – 1 000 = 1 000 (N)

Và có chiều của lực lớn hơn, tức là cùng chiều với lực kéo của dù lên người đó (hướng lên).

c) Hợp lực ngược chiều với chiều chuyển động rơi nên gây ra gia tốc ngược chiều chuyển động khiến tốc độ rơi giảm dần, người đó rơi chậm lại.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác