Dạng bài tập Xác định gia tốc của vật khi biết lực tác dụng vào vật.

PHẦN CHỦ ĐỀ 3. LỰC VÀ CHUYỂN ĐỘNG

Dạng 1: Xác định gia tốc của vật khi biết lực tác dụng vào vật.

Bài tập 1: Một tên lửa có khối lượng 5 tấn. Tại một thời điểm cụ thể, lực tác dụng lên tên lửa là 4.10$^{5}$ N thì gia tốc của nó là bao nhiêu?

Bài tập 2: Một người có khối lượng 60,0 kg đi xe đạp khối lượng 10,0kg. Khi xuất phát, lực tác dụng lên xe đạp là 140 N. Giả sử lực do người đó tác dụng lên xe đạp không đổi, hãy tính vận tốc của xe đạp sau 5,00 s.

Bài tập 3: Một mẫu siêu xe có khối lượng 1,60 tấn. Nếu coi xe tăng tốc đều và lực trung bình để tăng tốc xe là 24,0 kN thì mẫu xe này cần bao lâu để có thể tăng tốc từ trạng thái nghỉ lên đến tốc độ 108 km/h?


Bài tập 1: 

Đổi 5 tấn = 5000kg

Gia tốc của tên lửa là: $a=\frac{F}{m}=\frac{400000}{5000}=80 m/s^{2}$

Bài tập 2:

Khối lượng tổng cộng của người và xe là 70 kg.

Gia tốc: $a=\frac{F}{m}=\frac{140}{70}=2 m/s^{2}$

Vận tốc của xe sau 5 s là: v = at = 2.5 = 10 m/s.

Bài tập 3:

Đổi 1,6 tấn = 1600 kg; 24 kN = 24000N; 108 km/h = 30 m/s.

Gia tốc: $a=\frac{F}{m}=\frac{24000}{1600}=5 m/s^{2}$

Ta có: $a=\frac{\Delta v}{t} \Rightarrow t=\frac{\Delta v}{a}=\frac{30-0}{15}=2s$

Vậy thời gian để xe tăng tốc từ trạng thái nghỉ (vo = 0) lên đến tốc độ v = 108 km/h là 2 s.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác