Bài tập dạng các trường hợp bằng nhau của tam giác

Dạng 2: Các trường hợp bằng nhau của tam giác

Bài tập 1: Cho hình vẽ, biết OP = OQ và PE // FQ, hãy chứng minh $\Delta EOP = \Delta FOQ$

Bài tập dạng các trường hợp bằng nhau của tam giác

Bài tập 2: Cho tam giác ABC có AC =BC, D là trung điểm của AB. Biết $\widehat{CAD}=65^{o}$. Tính số đo $\widehat{CBD}$

Bài tập 3: Cho tam giác ABC cân tại A. Kẻ AH vuông góc với BC ($H \in BC$). Chứng minh rằng:

a) HB = HC

b) AH là tia phân giác của góc BAC.


Bài tập 1: 

Vì PE // FQ nên $\widehat{OPE}=\widehat{OQP}$ (hai góc so le trong)

Xét $\Delta OPE$ và $\Delta OQF$ có:

$\widehat{OPE}=\widehat{OQP}$ (cmt)

OP = OQ (gt)

$\widehat{POE}=\widehat{QOP}$ (hai góc đối đỉnh)

Nên $\Delta POE = \Delta OQP$ (g.c.g)

Bài tập 2: 

Bài tập dạng các trường hợp bằng nhau của tam giác

Xét $\Delta ACD$ và $\Delta BCD$ có: 

AC = BC (gt)

AD = BD (Vì D là trung điểm của AB)

Cạnh CD chung

Nên $\Delta ACD = \Delta BCD$ (c.c.c)

Suy ra $\widehat{CAD}=\widehat{CBD}$

Do đó $\widehat{CBD} = 65^{o}$

Bài tập 3: 

Bài tập dạng các trường hợp bằng nhau của tam giác

a) $\Delta ABH = \Delta ACH$ (cạnh huyền - góc nhọn)

Nên HB = HC

b) Từ câu a ta có: $\widehat{BAH}=\widehat{CAH}$

Suy ra AH là tia phân giác của $\widehat{BAC}$


Bình luận

Giải bài tập những môn khác