Đề cương ôn tập Lịch sử 7 cánh diều học kì 2
Đề cương ôn tập môn Lịch sử lớp 7 bộ sách Cánh diều mới là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức của môn Lịch sử 7. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các câu hỏi tổng hợp để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 2 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết.
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Chủ đề | Nội dung | Kiến thức cần nhớ |
5. Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV | Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô, Đinh, Tiền Lê (939-1009) | Sau khi đánh tan quân Nam Hán, năm 939 Ngô Quyền xưng vương. - Kinh đô: Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) - Tổ chức bộ máy nhà nước: + Đứng đầu nhà nước là Vua, quyết định mọi công việc chính trị, ngoại giao, quân sự + Bỏ chức Tiết độ sứ, đặt các chức quan văn, võ. + Cử các tướng có công trấn giữ, quản lý các châu. Quá trình Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước: + Năm 944, Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha tiếm quyền. + Năm 965, chính quyền trung ương tê liệt, hào trưởng các địa phương nổi dậy cát cứ tạo nên cục diện “loạn 12 sứ quân”. + Đinh Bộ Lĩnh lập căn cứ ở Hoa Lư liên kết được với sứ quân Trần Lãm, chiêu dụ được sứ quân Phạm Bạch Hổ và dẹp yên các sứ quân khác. + Cuối năm 967, tình trạng cát cứ chấm dứt, đất nước thống nhất. |
Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009-1225) | - Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời, các tăng sư và đại thần đứng đầu là sư Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi. Nhà Lý thành lập. - Năm 1010, Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên, dời đô về Đại La (nay là Hà Nội) - Nông nghiệp được nhà nước chăm lo thông qua các chính sách: + Chia ruộng đất cho nông dân và nông dân có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà vua. + Tiến hành lễ cày “tịch điền”. + Khuyến khích việc khai khẩn đất hoang. + Tiến hành các công việc trị thủy như: đào kênh mương, đắp đê phòng lụt,.. Xã hội chia thành 2 giai cấp giai cấp thống trị và giai cấp bị thống trị. + Giai cấp thống trị gồm: vua, quan lại, quý tộc. + Giai cấp bị thống trị, gồm: nông dân, thợ thủ công, người buôn bán, nô tì. - Nông dân là lực lượng lao động chủ yếu. - Mối quan hệ giữa các giai cấp vẫn hài hòa, mâu thuẫn xã hội chưa gay gắt. | |
Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý (1075-1077) | * Âm mưu và thủ đoạn của nhà Tống: - Âm mưu: + Thỏa mãn tham vọng mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam. + Tiến đánh Đại Việt để giải quyết tình trạng khủng hoảng trong nước đồng thời khiến hai nước Liêu, Hạ phải vị nể. - Thủ đoạn: + Xúi giục vua Chăm-pa đánh lên Đại Việt từ phía nam + Ngăn cản việc buôn bán của người dân hai nước + Tìm cách mua chuộc các tù trường miền núi ở phía Bắc Đại Việt. * Chủ trương và hành động chuẩn bị của nhà Lý: - Sớm phát hiện ý đồ xâm lược của nhà Tống, nhà Lý đã chủ động ứng phó. - Thái uý Lý Thường Kiệt được cử làm chỉ huy, tổ chức kháng chiến. - vua Lý Thánh Tông củng Lý Thường Kiệt đem quân trấn áp Chăm-pa, đập tan ý đô phối hợp với quân Tông của Chăm-pa. - Đối với nhà Tổng, ở phía bắc, Lý Thường Kiệt thực hiện chủ trương “Tiên phát chế nhân” (tiến công trước để chế ngự kẻ địch). - Tháng 10-1075, Lý Thường Kiệt cùng Tông Đản chỉ huy hơn 10 vạn quân, chia làm hai đường thuỷ, bộ bất ngờ tấn công vào đất Tống. Sau hơn một tháng, quân nhà Lý đã lần lượt hạ được các thành Khâm Châu, Liêm Châu và Ung Châu của nhà Tống, tiêu huỷ hết kho lương dự trữ của địch rồi chủ động rút quân về nước. - Tháng 1-1077, quân Tống vượt ải Nam Quan (Lạng Sơn) vào Đại Việt. Trên đường tiến về Thăng Long, quân Tống bị chặn đánh tại phòng tuyến sông Như Nguyệt. Quân Tống nhiều lần tổ chức vượt phòng tuyến Như Nguyệt nhưng không thành công, lâm vào thế khó khăn. - Nắm bắt thời cơ, Thái úy Lý Thường Kiệt chủ trương mở các cuộc công kích lớn lớn mà đối tượng chính là nơi đóng quân của Triệu Tiết và Quách Quỳ, khiến quân Tống đại bại. -Sau khi giành thắng lợi quyết định trên sông Như Nguyệt, Thái úy Lý Thường Kiệt vẫn khôn khéo, chủ động đưa ra đề nghị “giảng hòa”. | |
Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400) | - Tổ chức bộ máy nhà nước: + Tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền. + Gồm 3 cấp: triều đình trung ương (do vua đứng đầu); các đơn vị hành chính trung gian (lộ, phủ, huyện, châu) và cấp hành chính cơ sở (hương, xã). + Hệ thống quan lại được tổ chức quy củ, có quy định thưởng, phạt nghiêm minh. + Thiết lập chế độ Thái Thượng hoàng (vua thường nhường ngôi sớm cho con và tự xưng là Thái Thượng hoàng cùng quản lí đất nước). + Các chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước đều do tôn thất nhà Trần nắm giữ. -Sản xuất nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi và phát triển. | |
Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên của nhà Trần (thế kỉ XIII) | Cuộc kháng chiến lần thứ nhất, chống quân xâm lược Mông Cổ (1258): - Diễn biến: + Tháng 1/1258, ba vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, tiến vào xâm lược Đại Việt. Quân giặc tiến đến vùng Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) thì bị phòng tuyến của quân dân nhà Trần chặn lại
+ Để bảo toàn lực lượng, vua Trần Thái Tông ra kệnh cho quân sĩ tạm thời rút lui; đồng thời cho nhân dân thực hiện kế sách “thanh dã”. + Quân Mông Cổ tiến vào kinh thành Thăng Long, gặp cảnh vườn không nhà trống bị lâm vào tình cảnh không có lương thực và gặp nhiều khó khăn nên lực lượng hao mòn dần. + Ngày 29/1/1258, quân dân nhà Trần tổ chức phản công ở Đông Bộ Đầu. Cuộc kháng chiến lần thứ hai, chống quân xâm lược Nguyên (1285): + Trong thời gian tháng 3 - 4/1285, nhân dân Đại Việt thực hiện kế sách thanh dã, phối hợp với quân triều đình chống giặc ở khắp nơi, khiến quân Nguyên lâm vào khó khăn. + Lợi dụng thời cơ, quân Trần tổ chức phản công, đánh bại quân giặc ở nhiều nơi như Tây Kết, cửa Hàm Tử, bến Chương Dương rồi tiến vào giải phóng Thăng Long. Sau gần hai tháng phản công (tháng 5 và tháng 6), quân dân nhà Trần đã đánh bại quân Nguyên, đất nước sạch bóng quân thù. - Kết quả 2 cuộc chiến: Cuộc kháng chiến thắng lợi! Cuộc kháng chiến lần thứ 3, chống quân xâm lược Nguyên (1287 - 1288): + Cuối tháng 12/1287, quân Nguyên tấn công vào Đại Việt: quân bộ do Thoát Hoan chỉ huy theo đường bộ tiến theo đường Lạng Sơn; quân thuỷ do Ô Mã Nhi chỉ huy theo đường biển vào sông Bạch Đằng. Tiếp sau là đoàn thuyền lương do Trương Văn Hổ chỉ huy. + Tháng 1/1288, Thoát Hoan tiến vào Thăng Long, gặp cảnh “vườn không nhà trống”. Quân Nguyên tiến đánh các căn cứ của quân Trần nhưng thất bại. + Tháng 2/1288, Trần Khánh Dư cho quân mai phục ở Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền Lương của Trương Văn Hổ. + Tháng 3/1288, nhà Trần tổ chức phản công nhiều nơi, giành thắng lợi quyết định trận Bạch Đằng. | |
Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (1400-1407 | - Năm 1397, Hồ Quý Ly ép vua Trần chuyển kinh đô vào Tây Đô (Thanh Hóa). Tới năm 1400, Hồ Quý Ly phế truất vua Trần Thiếu Đế và lên làm vua lập ra nhà Hồ, đổi quốc hiệu thành Đại Ngu. - Cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược: - Tháng 11/1406, nhà Minh huy động 20 vạn quân tiến vào xâm lược Đại Ngu. - Quân nhà Hồ lui từ Lạng Sơn về cố thủ thành Đa Bang (Ba Vì, Hà Nội ngày nay). - Tháng 1/1407, quân Minh lần lượt chiếm thành Đa Bang, Đông Đô. Quân nhà Hồ rút về thành Tây Đô (Thanh Hóa). - Tháng 4/1407, quân Minh tấn công Tây Đô, Hồ Quý Ly chạy vào Hà Tĩnh; sau đó bị bắt vào tháng 6/1407. * Kết quả: Cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại. - Năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa Lam Sơn (Thanh Hóa) tự xưng là Bình Định Vương. | |
6. Việt Nam từ đầu thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVI | Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) | - Năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người trong Bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa đã tổ chức hội thề ở Lũng Nhai (Thanh Hóa) với quyết tâm đánh đuổi quân Minh, khôi phục độc lập dân tộc. - Tháng 8/1425, quân Lam Sơn giải phóng Tân Bình (Quảng Bình, Quảng Trị), Thuận Hóa (Thừa Thiên Huế). Tương quan lực lượng lúc này đã có sự thay đổi căn bản theo hướng có lợi cho lực lượng khởi nghĩa - Tháng 10/1427, nghĩa quân Lam Sơn giành chiến thắng trong trận Chi Lăng - Xương Giang, đánh tan hơn 15 vạn quân Minh. - Tháng 12/1427, hội thề Đông Quan diễn ra giữa bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn và đại diện quân Minh. Tới tháng 1/1428, toán quân Minh cuối cùng rút khỏi đất nước Đại Việt. |
Việt Nam thời Lê sơ (1428-1527) | - Sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, tháng 4/1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, khôi phục quốc hiệu Đại Việt, đóng đô tại Đông Kinh (Thăng Long trước đây) => Nhà Lê sơ ra đời. * Những thành tựu về văn hóa: - Tư tưởng, tôn giáo: + Hệ tư tưởng Nho giáo chi phối đời sống xã hội. + Đạo giáo và Phật giáo bị hạn chế. - Văn học: + Văn học chữ Hán chiếm ưu thế, với các tác phẩm tiêu biểu như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo (của Nguyễn Trãi)… + Văn học chữ Nôm ghi dấu ấn với các tác phẩm: Hồng Đức quốc âm thi tập (của vua Lê Thánh Tông), Quốc âm thi tập (của Nguyễn Trãi)… - Sử học: có nhiều bộ sử nổi tiếng, như: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,… - Địa lí: các tác phẩm Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ. - Y học: có tác phẩm Bản thảo thực vật toát yếu. - Toán học: có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp. - Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng. - Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Điêu khắc thời Lê Sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện. | |
7. Vùng đất phía nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI | Vùng đất phía nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI | Đến cuối thế kỉ X, vương triều In-đờ-ra-pu-ra suy yếu, khủng hoảng. - Năm 1000, vua Vi-giay-a Sơ-ri rời kinh đô In-đờ-ra-pu-ra (thuộc Quảng Nam ngày nay), trở lại xây dựng kinh đô tại Vi-giay-a (còn gọi là thành Đồ Bàn hoặc Chà Bàn, thuộc Bình Định ngày nay), vương triều Vi-giay-a được xác lập. - Thế kỉ XI - XIII, vương triều Vi-giay-a thường có nhiều biến động. - Từ nửa sau thế kỉ XIII – đầu thế kỉ XIV, Chăm-pa bước vào thời kì ổn định về chính trị, quyền lực chính quyền trung ương được củng cố. - Từ khoảng giữa thế kỉ XIV, Chăm-pa rơi vào khủng hoảng. Từ cuối thế kỉ VI – đầu thế kỉ VII, Chân Lạp từng bước xâm chiếm Phù Nam. - Thế kỉ VIII, Chân Lạp rơi vào tình trạng khủng hoảng và phân tán lãnh thổ phân chia thành Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp (Nam Bộ ngày nay). - Ở vùng đất Thủy Chân Lạp (Nam Bộ), nhiều nơi bị ngập mặn hoặc chủ yếu là rừng rậm, cư dân thưa thớt, gần như không có sự quản lí hành chính của triều đinh Chân Lạp. - Từ thế ki XVI, một bộ phận người Việt bắt đầu đến khai phá vùng đất này. * Kinh tế - Cư dân vùng đất Nam Bộ thời kì này chủ yếu khai thác thuỷ hải sản, lâm sản kết hợp với nghề nông trồng lúa, làm nghề thủ công và buôn bán nhỏ. * Văn hóa - Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến đời sống của cư dân nơi đây vẫn rất rõ nét, đặc biệt là:sự phổ biến của Phật giáo, Hin-đu giáo; - Các tác phẩm điêu khắc phổ biến là tượng thần, phật. |
Bình luận