Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 cánh diều học kì 1

Đề cương ôn tập môn Ngữ văn 7 bộ sách Cánh diều mới là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức của môn Ngữ văn 7. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các câu hỏi tổng hợp để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 1 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết.

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

CHỦ ĐỀ 1: VĂN BẢN

1. Tiểu thuyết

Văn bản

Thể loại

Tác giả

Nội dung chính

Nghệ thuật

Dọc đường xứ Nghệ

Tiểu thuyết

Sơn Tùng

 Đoạn trích thuật lại chuyến đi về xứ Nghệ của ba cha con Phó bảng. Đi đến đâu ông Phó bảng cũng giải thích cho hai cậu con trai Côn và Khiêm về những địa danh lịch sử, những phong cảnh đất nước và những câu chuyện gắn với địa danh đó. Qua đó ta thấy được sự ham thích học hỏi của hai cậu bé, nổi bật là những nhận xét, đánh giá của cậu bé Côn về đất nước và con người.

- Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, thú vị. Qua câu chuyện, gửi gắm những bài học sâu sắc.

- Kết hợp tự sự với miêu tả, biểu cảm.

Người đàn ông cô độc giữa rừng

Tiểu thuyết

Đoàn Giỏi

 - Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ của tía con An với chú Võ Tòng – người đàn ông cô độc giữa rừng.

-  Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi đó cho người đọc thấy được tính cách, tinh thần kiên cường dũng cảm của những con người trong thời kì đất nước bị xâm chiếm.

- Ngôi kể: kết hợp ngôi kể thứ nhất với ngôi kể thứ ba

- Ngôn ngữ: đậm chất Nam Bộ

- Từ ngữ Nam Bộ.

- Cách miêu tả phong cảnh, tính cách, nếp sinh hoạt của người Nam Bộ.

- Kết hợp giữa tự sự với miêu tả và biểu cảm.

Bạch Tuộc

Tiểu thuyết

Giuyn Véc-nơ

Văn bản kể về cuộc chiến đấu dũng cảm của đoàn thủy thủ trên tàu No-ti-lớt với quái vật của biển cả - những con bạch tuộc khổng lồ, hung dữ.

→ Qua đó, độc giả thấy được lòng dũng cảm, kiên cường, trách nhiệm, tinh yêu thương và tinh thần đồng đội của những người thủy thủ.

- Ngôi kể thứ nhất làm câu chuyện chân thực, bộc lộ cảm xúc của người kể chuyện.

- Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, thú vị.

- Từ ngữ giàu gợi hình gợi cảm.

- Sử dụng nhiều từ ngữ bộc lộ cảm xúc, những câu cảm thán.

Nhật trình Sol 6

Tiểu thuyết

Andy Weir

 - Văn bản như một câu hỏi gợi mở: nếu có người mắc kẹt trên Sao Hỏa, liệu chúng ta có đưa anh ta quay về Trái Đất an toàn được không?

- Ca ngợi sự bình tĩnh, thông minh của nhà phi hành gia Mác Oát – ni trước những sự cố bất ngờ

 

- Nghệ thuật dựng cảnh độc đáo

- Xây dựng tình huống truyện hấp dẫn

- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện để nhân vật bộc lộ phẩm chất tính cách của mình.

2. Truyện ngắn

Văn bản

Thể loại

Tác giả

Nội dung chính

Nghệ thuật

Buổi học cuối cùng

Truyện ngắn

An – phông – xơ Đô – đê

 Qua câu chuyện buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng, Phrăng hiện lên là một chú bé hiếu động, thông minh, nhạy cảm, có tình yêu chân thành với người thầy, yêu nước sâu sắc.

- Lựa chọn nhân vật kể chuyện hợp lí: Người kể (ở ngôi thứ nhất) là một cậu bé.

- Cách kể chân thực vì cậu là người trong cuộc - chứng kiến một cách đầy đủ buổi học cuối cùng.

- Nghệ thuật khắc hoạ chân dung nhân vật (cả ngoại hình lẫn nội tâm) đều chính xác, tinh tế.

- Miêu tả nhân vật qua ý nghĩ, tâm trạng.

- Giọng kể tự nhiên, linh hoạt, ngôn ngữ vừa chính xác vừa mang tính biểu cảm cao.

Bố của Xi – mông

Truyện ngắn

Guy – đơ Mô – pát – xăng

Qua diễn biến tâm trạng của Xi-mông, Blăng-sốt, Phi-líp, nhà văn nhắc nhở chúng ta về lòng thương yêu bè bạn, mở rộng ra là lòng thương yêu con người, sự thông cảm với những nỗi đau hoặc lỡ lầm của người khác.

- Ngòi bút miêu tả tâm trạng nhân vật của tác giả thật sâu sắc, tinh tế

- Hình thức giản dị, trong sáng, thể hiện một nội dung cô đọng, sâu sắc.

Chất làm gỉ 

Truyện ngắn

Rây Bret bơ ry

- Ca ngợi trí tuệ thông minh và tấm lòng tốt bụng cao cả của người trung sĩ

- Thể hiện ước mơ về một thế giới hòa bình của tác giả

- Đồng thời lên án những cuộc chiến tranh phi nghĩa, những cuộc chạy đua vũ trang khốc liệt giữa các đế chế bạo tàn.

Cốt truyện độc đáo hấp dẫn, thu hút người đọc

3. Thơ

Văn bản

Thể loại

Tác giả

Nội dung chính

Nghệ thuật

Ông đồ

Thơ 5 chữ

Vũ Đình Liên

 Cảm nhận được tình cảnh tàn tạ của nhân vật ông đồ, qua đó thấy được niềm cảm thương và nỗi nhớ tiếc của tác giả đối với cảnh cũ người xưa gắn liền với một nét đẹp văn hóa cổ truyền.

- Thể thơ ngũ ngôn vừa phù hợp với lối kể chuyện, vừa thích hợp để diễn tả tâm tình.

- Kết cấu đầu cuối tương ứng chặt chẽ của bài thơ đã làm nổi bật chủ đề tác phẩm: quá trình tàn tạ, suy sụp của nền nho học.

- Ngôn ngữ, hình ảnh trong sáng, bình dị nhưng hàm súc, đầy ám ảnh, giàu sức gợi.

Mẹ

Thơ 4 chữ

Đỗ Trung Lai

 Bài thơ mượn hình ảnh cây cau quen thuộc để khắc họa mẹ. Qua đó, bài thơ thể hiện sự vất vả của cuộc đời mẹ, tình yêu thương chân thành của con dành cho mẹ và sự đau đớn, buồn tủi khi quỹ thời gian của mẹ không còn nhiều, dường như ngày con xa mẹ đang đến gần.

- Thể thơ bốn chữ.

- Lời thơ giản dị, tự nhiên.

- Hình ảnh thơ gần gũi.

Tiếng gà trưa

Thơ 5 chữ

Xuân Quỳnh

Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước.

- Thể thơ ngũ ngôn đặc sắc.

- Hình ảnh thơ gần gũi và bình dị.

4. Nghị luận văn học

Văn bản

Thể loại

Tác giả

Nội dung chính

Nghệ thuật

Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam”

Nghị luận xã hội

Bùi Văn Hồng

 Văn bản phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi.

- Lí lẽ xác đáng, thuyết phục.

- Dẫn chứng cụ thể, rõ ràng.

- Ngôn ngữ giản dị, giàu cảm xúc.

Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa”

Nghị luận xã hội

Đinh Trọng Lạc

Văn bản phân tích những giá trị đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của bài thơ Tiếng gà trưa.

- Lí lẽ xác đáng, sâu sắc.

- Dẫn chứng cụ thể, thuyết phục.

- Ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu

Sức hấp dẫn của tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển”

Nghị luận xã hội

Lê Phương Liên

Văn bản cho người đọc hiểu hơn về nội dung, nhân vật, sự sáng tạo trong tác phẩm Hai vạn dặm dưới đại dương. Qua đó, người đọc cũng hiểu rõ hơn về tác giả và vị trí của ông trên diễn đàn văn học.

- Văn bản đưa ra những nhận định xác đáng, phân tích sâu sắc.

- Dẫn chứng cụ thể, rõ ràng.

5. Văn bản thông tin

Văn bản

Thể loại

Tác giả

Nội dung chính

Nghệ thuật

Ca Huế

Văn bản thông tin

dsvh.gov.vn

 Ca ngợi những đặc điểm riêng biệt, quy định về cách thức tiến hành hoạt động ca Huế,  thể loại âm nhạc đỉnh cao trong toàn bộ các di sản âm nhạc truyền thống Việt Nam.

Phân tích lập luận giải thích về quy định cách thức tiến hành hoạt động ca Huế

Hội thi thổi cơm

Văn bản thông tin

dulichvietnam.org.vn

Văn bản cung cấp thông tin, những hiểu biết cho người đọc về lễ hội thi thổi cơm ở các vùng đất khác nhau trên đất nước ta.

- Thông tin cụ thể chính xác.

- Kết hợp chữ viết cùng tranh minh họa làm văn bản sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn

Những nét đặc sắc trên đất vật Bắc Giang

Văn bản thông tin

Phi Trường Giang

- Văn bản đã trình bày những nét đặc trưng riêng biệt và ý nghĩa sâu sắc của hội vật ở Bắc Giang

- Thể hiện sự tự hào về phong tục văn hóa truyền thống đa dạng của đất nước Việt Nam

- Bố cục văn bản mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu.

- Nội dung cô đọng, ngắn gọn.

- Ngôn từ trong sáng, giản dị.

 

CHỦ ĐỀ 2: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

1. Mở rộng thành phần chính và trạng ngữ của câu bằng cụm từ

- Câu mở rộng thành phần có thành phần chính như chủ ngữ hoặc vị ngữ được mở rộng. Chủ ngữ (hay bộ phần vị ngữ) của câu có thể là 1 cụm danh từ, một cụm động từ hoặc một cụm tính từ. Trong đó thành phần phụ mở rộng có thể có cấu trúc giống như một câu đơn được gọi là cụm chủ – vị (C-V).

2. Biện pháp tu từ:

a. Nói giảm nói tránh

- Nói giảm nói tránh là biện pháp dùng để biểu đạt một cách nhẹ nhàng và tế nhị, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ hay nặng nề, đồng thời tránh sự thô tục và thiếu lịch sự. 

b. Điệp ngữ

- Điệp ngữ hay còn gọi là điệp từ là một biện pháp nghệ thuật trong đó tác giả lặp lại một từ, một cụm từ hoặc toàn bộ câu với một dụng ý cụ thể nhằm tăng tính biểu cảm cho đoạn văn, bài thơ.

3. Phó từ

  • Các phó từ có thể đi kèm cùng động từ: đã, từng, chưa, đang,…

  • Các phó từ có thể đi kèm cùng tính từ: Quá, hơi, khá, lắm,…

CHỦ ĐỀ 3: TẬP LÀM VĂN

1. Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử

a. Mở bài

  • Nêu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em sẽ thuật lại trong bài viết.
  • Chỉ ra lí do hoặc hoàn cảnh người viết thu thập tư liệu liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử đó.

b. Thân bài

* Gợi lại bối cảnh, câu chuyện, dấu tích liên quan đến nhân vật/sự kiện được nhắc đến:

  • Không gian, thời gian xảy ra câu chuyện.
  • Dấu tích liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử được nói đến.

* Thuật lại nội dung, diễn biến của sự việc có thật liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử:

  • Bắt đầu - diễn biến - kết thúc.
  • Sử dụng được một số bằng chứng (tư liệu, trích dẫn… ), kết hợp kể chuyện, miêu tả.

* Vai trò, ý nghĩa hoặc tầm ảnh hưởng của sự việc đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.

c. Kết bài

Khẳng định ý nghĩa của sự việc hoặc nêu cảm nhận của người viết về sự việc hoặc nhân vật lịch sử.

2. Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc một sự việc

Mở bài:

+ Giới thiệu người hoặc sự việc mà em muốn bày tỏ tình cảm, suy nghĩ.

+ Bày tỏ tình cảm, ấn tượng ban đầu của em về người hoặc sự việc đó.

Thân bài:

+ Trình bày tình cảm, suy nghĩ về những đặc điểm nổi bật của người hoặc sự việc.

+ Nêu ấn tượng về người hoặc sự việc đó.

Kết bài:

Khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của em đối với người hoặc sự việc được nói tới.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

MÁ LA

     Tính má tôi rất hay la. Đặc biệt khi đi đâu về, má thấy nhà cửa chưa quét, quần áo chưa mang phơi, chén trong thau còn chất nguyên si, thể nào má cũng vừa làm vừa la sang sảng cả xóm đều nghe. Biết tính má, tụi tôi cũng ráng làm nhà cửa tươm tất, đâu ra đó để không bị má la.

     Đến lúc tụi tôi, ba đứa con của má, lần lượt lên Sài Gòn đi học, đi làm, chỉ còn má với ba ở nhà. Về thăm nhà, má không bắt chúng tôi làm việc nhà như hồi xưa mà toàn tranh làm hết mọi thứ từ đi chợ, nấu cơm, dọn dẹp, giặt giũ. Kỳ lạ hơn nữa, má còn chẳng la rầy chúng tôi vì cái tội làm biếng, ham chơi hơn ham làm.

     Một buổi sáng, tôi về thăm nhà. Má đã đi tập thể dục rồi đi chợ chưa về, chỉ còn ba ở nhà lui cui quét sân. Ba bảo sáng nào cũng quét sân. Ba bảo sáng nào cũng quét sân, rửa chén, giặt đồ, làm xong trước khi má đi chợ về. Tôi hỏi: “Ủa, ba sợ má la hay sao mà phải làm?”. Tay ba vẫn cầm cái chổi quét sàn sạt, đáp: “Má mày già rồi, còn sức đâu mà la. Ba không làm thì má mày phải làm, chứ ba còn mong má mày la om sòm cho ba biết má mày còn khỏe!”.

(Nguồn: https://tuoitre.vn)

a. Xác định chủ đề và thể loại của văn bản trên.

b. Tìm và giải thích nghĩa của các từ địa phương trong những câu dưới đây: “Biết tính má, tụi tôi cũng ráng làm nhà cửa tươm tất, đâu ra đó để không bị má la”

c. Từ câu trả lời của người ba: “Má mày già rồi, còn sức đâu mà la. Ba không làm thì má mày phải làm, chứ ba còn mong má mày la om sòm cho ba biết má mày còn khỏe!”, em hiểu được gì về người ba và tình cảm gia đình?

Câu 2: Trong đại dịch Covid 19 vừa qua, có biết bao tấm gương các chiến sĩ áo trắng nơi tuyến đầu chống dịch. Em hãy kể về một sự việc về một người chiến sĩ áo trắng mà em vô cùng trân trọng.

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong khổ thơ sau:

Trăng ơi…từ đâu đến

Hay từ một sân chơi

Trăng bay như quả bóng

Bạn nào đá lên trời.

Câu 4: Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu.

Từ khóa tìm kiếm: đề cương ngữ văn 7 cánh diều học kì 1, đề cương ôn tập lớp 7 cánh diều

Bình luận

Giải bài tập những môn khác