Đề cương ôn tập Toán 7 cánh diều học kì 2

Đề cương ôn tập môn Toán lớp 7 bộ sách Cánh diều mới là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức được của môn Toán 7. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các dạng bài khác nhau để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 2 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. PHẦN ĐẠI SỐ

Chủ đề: Biến cố và xác suất của biến cố

- Các hiện tượng, sự kiến trong tự nhiên, cuộc sống gọi chung là biến cố

- Xác suất của biến cố: là khả năng xảy ra của một biến cố được đo lường bởi một số giá trị từ 0 đến 1

- Biến cố chắc chấn là biến cố được biết trước luôn xảy ra, có xác suất bằng 1

- Biến cố không thể là biến cố biết trước được không bao giờ xảy ra, có xác suất bằng 0

- Biến cố ngẫu nhiên là biến cố không thể biết trước được có xảy ra hay không

Chủ đề: Biểu thức đại số

- Đa thức một biến: bậc của đa thức một biến là số mũ lớn nhất của biến trong đa thức đó

Nếu đa thức P(x) có giá trị bằng 0 tại x = a thì ta nói a (hoặc x = a) là một nghiệm của đa thức đó

- Phép cộng, trừ hai đa thức một biến:

Cách 1: Nhóm các đơn thức cùng luỹ thừa của biến rồi thực hiện phép cộng/trừ

Cách 2: Sắp xếp các đơn thức của hai đa thức cùng theo thứ tự luỹ thừa tăng dần (hoặc giảm dần) của biến và đặt tính dọc sao cho luỹ thừa giống nhua ở hai đa thức thẳng cột với nhau, rồi thực hiện cộng/trừ theo cột.

- Phép nhân hai đa thức một biến: Ta nhân mỗi đơn thức của đa thức này với từng đơn thức của đa thức kia rồi cộng các tích với nhau.

- Phép chia hai đa thức P và Q (với $Q \neq 0$). Ta nói đa thức P chia hết cho đa thức Q nếu có đa thức M sao cho P = Q.M

2. PHẦN HÌNH HỌC

Chủ đề: Quan hệ giữa các yếu tố trong một tam giác

- Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác: Trong một tam giác, góc đối diện với cạnh lớn hơn là góc lớn hơn; cạnh đối diện với góc lớn hơn là cạnh lớn hơn

- Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên: Trong các đường xiên và đường vuông góc kẻ từ một điểm nằm ngoài một đường thẳng đến đường thẳng đó thì đường vuông góc là đường ngắn nhất.

- Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác: Trong một tam giác,độ dài một cạnh bất kỳ luôn bé hơn tổng độ dài hai cạnh còn lại và lớn hơn hiệu độ dài hai cạnh còn lại

Chủ để: Các trường hợp bằng nhau của tam giác:

- Cạnh - cạnh - cạnh: Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau

- Cạnh - góc - cạnh: nếu hai cạnh và góc xen giữa của tam giác này bằng hai cạnh và góc xen giữa của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau

- Góc - cạnh - góc: Nếu một cạnh và hai góc kề của tam giác này bằng một cạnh và hai góc kề của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

Trong một tam giác cân, hai góc ở đáy bằng nhau

Nếu một tam giác có hai góc bằng nhau thì tam giác đó là tam giác cân

Chủ đề: Đường trung trực - Đường trung tuyến - Đường cao - Đường phân giác của tam giác

- Đường trung trực: Đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại trung điểm của nó được gọi là đường trung trực của đoạn thẳng ấy

Điểm nằm trên trung trực của một đoạn thẳng thì cách đều hai đầu mút của đoạn thẳng đó

- Đường trung trực của tam giác: Ba đường trung trực của tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm này cách đều ba đỉnh của tam giác đó.

- Đường trung tuyến của một tam giác là đoạn thẳng nối một đỉnh của tam giác với trung điểm của cạnh đối diện

Ba đường trung tuyến của một tam giác cắt nhau tại một điểm. Điểm đó cách mỗi đỉnh một khoảng bằng $\frac{2}{3}$ bằng độ dài đường trung tuyến đi qua đỉnh đấy

- Đường cao của tam giác: là đoạn thẳng vuông góc kẻ từ một đỉnh của một tam giác đến đường thẳng chứa cạnh đối diện

Ba đường cao của một tam giác cùng đi qua một điểm.

- Đường phân giác của tam giác: Cho tam giác ABC, tia phân giác góc A cắt cạnh BC tại D. Khi đó đoạn thẳng AD là đường phân giác của góc A của tam giác ABC

Ba đường phân giác của một tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm này cách đều ba cạnh của tam giác

B. Bài tập và hướng dẫn giải

PHẦN ĐẠI SỐ

Dạng 1: Biến cố và xác suất của biến cố

Bài tập 1: Đội múa có 1 bạn nam và 5 bạn nữ. Chọn ngẫu nhiên 1 bạn để phỏng vấn. Biết mỗi bạn đều có khả năng được chọn. Tính xác suất của biến cố “Bạn được chọn là nam”.

Bài tập 2: Gieo ngẫu nhiên xúc xắc một lần. Xét biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chia hết cho 2”. Tính xác suất của biến cố này.

Bài tập 3: Một xạ thủ bắn 20 mũi tên vào một tấm bia. Điểm số ở các lần bắn được cho bởi bảng sau:

7

8

9

9

8

10

10

9

8

10

8

8

9

10

10

7

6

6

9

9


Tính xác suất để xạ thủ bắn được 10 điểm.

Dạng 2: Biểu thức đại số

Bài tập 1: Cho biểu thức đại số $B = x^{3}+6x-35$. Tính giá trị của B tại x = 3, y = -4

Bài tập 2: Thực hiện phép nhân $(x+2)(3x^{2}+4x-1)$

Bài tập 3: Tìm nghiệm của mỗi đa thức sau:

a) $(2x^{2}-3x+1)+(3x^{2}+3x-6)$

b) $x^{3}-8x$

PHẦN HÌNH HỌC

Dạng 1: Quan hệ giữa các yếu tố trong một tam giác

Bài tập 1: Tính số đo $\widehat{CAD}$ trong hình vẽ dưới đây:

Bài tập dạng quan hệ giữa các yếu tố trong một tam giác

Bài tập 2: Bộ ba dộ dài sau đây có thể là ba cạnh của một tam giác?

a) 3 cm, 4 cm, 5 cm

b) 2 m, 3 m, 6m

Bài tập 3: Cho hai điểm A và B nằm về hai phía của đường thẳng d. Tìm điểm C thuộc đường thẳng d sao cho tổng AC + CB nhỏ nhất

Dạng 2: Các trường hợp bằng nhau của tam giác

Bài tập 1: Cho hình vẽ, biết OP = OQ và PE // FQ, hãy chứng minh $\Delta EOP = \Delta FOQ$

Bài tập dạng các trường hợp bằng nhau của tam giác

Bài tập 2: Cho tam giác ABC có AC =BC, D là trung điểm của AB. Biết $\widehat{CAD}=65^{o}$. Tính số đo $\widehat{CBD}$

Bài tập 3: Cho tam giác ABC cân tại A. Kẻ AH vuông góc với BC ($H \in BC$). Chứng minh rằng:

a) HB = HC

b) AH là tia phân giác của góc BAC.

Dạng 3: Đường trung trực - Đường trung tuyến - Đường cao - Đường phân giác của tam giác

Bài tập 1: Cho tam giác ABC. Trên nửa mặt phẳng bờ AB không chứa C vẽ tia Bx // AC. Lấy điểm $D\in Bx$ và điểm E thuộc tia đối của tia CA sao cho BD = CE. Chứng minh rằng $\Delta ABC$ và $\Delta ADE$ có cùng một trọng tâm.

Bài tập 2: Cho tam giác BAC, AB < AC. Trên cạnh AC lấy điểm M sao cho CM = AB. Vẽ đường trung trực của AC, cắt đường phân giác của góc A tại điểm O. Chứng minh rằng O nằm trên đường trung trực của BM

Bài tập 3: Cho $\Delta ABC$ biết $\widehat{ABC}=60^{o}$; $\widehat{BAC}=80^{o}$. Gọi I là điểm nằm trong tam giác và cách đều ba cạnh của tam giác này. Tính số đo $\widehat{ICA}$ICA^">ICA^">ICA^">ICA^">ICA^">

ICA^" data-mce-mark="1">

Từ khóa tìm kiếm: Đề cương ôn tập Toán 7 Cánh diều học kì 2, ôn tập Toán 7 Cánh diều học kì 2, Kiến thức ôn tập Toán 7 Cánh diều học kì 2

Bình luận

Giải bài tập những môn khác