Đề cương ôn tập Lịch sử 7 cánh diều học kì 1

Đề cương ôn tập môn Lịch sử lớp 7 bộ sách Cánh diều mới là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức của môn Lịch sử 7. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các câu hỏi tổng hợp để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 1 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết.

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Chủ đề

Nội dung

Kiến thức cần nhớ

1. Tây Âu từ thế kỉ V đến nửa đầu thế kỉ XVI

Qúa trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu

Tới năm 476, đế quốc La Mã sụp đổ

- Những việc làm của người Giéc-man sau khi lật đổ đế quốc La Mã:

* Về chính trị

+ Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ.

+ Lập ra nhiều vương quốc mới, như: Phơ-răng, Đông Gốt, Tây Gốt…

* Về kinh tế: chiếm đoạt ruộng đất của quý tộc, chủ nô Rô-ma rồi phân phong cho các thủ lĩnh quân sự và tăng lữ giáo hội.

* Về văn hóa

+ Từ bỏ tôn giáo nguyên thủy.

+ Tiếp thu Thiên Chúa giáo, xây dựng nhà thờ.

- Những việc làm của người Giéc-man sau khi lật đổ đế chế La Mã đã đưa tới sự hình thành của 2 giai cấp: lãnh chúa phong kiến và nông nô.

+ Lãnh chúa phong kiến bao gồm: các quý tộc quân sự và quý tộc tăng lữ.

- Đến thế kỉ VIII, các lãnh địa phong kiến ở Tây Âu được hình thành.

- Lãnh địa là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở Tây Âu.

+ Kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo.

Các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI

- Cuộc phát kiến của B. Đi-a-xơ:

+ Năm 1487, B. Đi-a-xơ đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua cực Nam châu Phi

+ Điểm đó được ông đặt tên là mũi Bão Tố, sau gọi là mũi Hảo Vọng.

- Cuộc phát kiến của C. Cô-lôm-bô:

+ Năm 1492, C. Cô-lôm-bô, dẫn đầu đoàn thuỷ thủ Tây Ban Nha đi về hướng Tây, đến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê.

+ C. Cô-lôm-bô nghĩ rằng vùng đất ông vừa phát hiện ra là miền “Đông Ấn Độ”, thực tế đố là 1 châu lục mới - châu Mĩ.

Hệ quả:

- Đem lại hiểu biết mới về Trái Đất, về những con đường mới, dân tộc mới.

- Thị trường thế giới được mở rộng.

- Thúc đẩy sự tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản

- Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.

Phong trào Văn hóa Phục hưng

- Biến đổi về kinh tế: xuất hiện những yếu tố kinh tế tư bản chủ nghĩa.

+ Tầng lớp quý tộc, thương nhân châu Âu trở nên giàu có nhờ bóc lột tài nguyên ở thuộc địa và buôn bán nô lệ.

+ Xuất hiện nhiều xưởng sản xuất quy mô lớn, thuê mướn nhiều nhân công.

+ Các công ty thương mại và đồn điền rộng lớn đã ra đời.

* Hệ quả:

- Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dần hình thành và phát triển.

- Giai cấp tư sản đấu tranh chống lại tư tướng lỗi thời của giia cấp phong kiến cùng Giáo lí khắt khe của Giáo hội Thiên Chúa giáo đương thời.

Phong trào Cải cách tôn giáo

- Đến cuối thời trung đại, Giáo hội Thiên chúa giáo ngày càng có xu hướng cản trở sự phát triển của văn hóa, khoa học.

- Sự tồn tại của Giáo hội Thiên Chúa giáo đã cản trở sự phát triển của giai cấp tư sản đang lên.

=> Giai cấp tư sản đang lên đòi thay đổi và “cải cách” tổ chức, giáo lí của Giáo hội Thiên Chúa giáo.

+ Kịch liệt phê phán những hành vi không chuẩn mực của Giáo hoàng, phủ nhận sự thống trị của Giáo hội.

Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu thời trung đại.

Đến đầu thế kỉ XVI, phương thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa xuất hiện.

Biến đổi về xã hội: hình thành các giai cấp mới là: tư sản và vô sản.

+ Giai cấp tư sản nắm trong tay tư liệu sản xuất, giàu có.

+ Giai cấp vô sản không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động để kiếm sống, và bị giai cấp tư sản bóc lột nặng nề.

- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành gắn liền với sự xuất hiện của hai giai cấp cơ bản: tư sản và vô sản:

+ Lãnh chúa, quý tộc, thương nhân, chủ xưởng… nhờ việc cướp đoạt ruộng đất, tài nguyên, của cải và buôn bán nô lệ… đã trở nên giàu có, trở thành giai cấp tư sản.

+ Lực lượng nông dân, thợ thủ công bị mất ruộng đất, mất tư liệu sản xuất và những nô lệ bị bắt, bị bán đi…. Đã trở thành giai cấp vô sản.

- Mối quan hệ chủ yếu giữa 2 giai cấp là: giai cấp tư sản bóc lột giai cấp vô sản.

2. Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XĨ

Khái quát tiến trình lịch sử Trung Quốc

Từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX, có 5 vương triều lớn cầm quyền ở Trung Quốc là Đường, Tống, Nguyên, Minh, và Thanh.

+ Dưới thời Đường (618 – 907), chế độ phong kiến ở Trung Quốc bước vào thời kì phát triển đỉnh cao

+ 907 – 960, Trung Quốc rơi vào tình trạng phân tán, gọi là thời kì Ngũ đại, Thập quốc

+ Năm 960, Triệu Khuông Dân lập ra nhà Tống. Sau một thời kì phát triển mạnh mẽ, từ thế kỉ XII, nhà Tống suy yếu và chịu nhiều sức ép quân sự từ các tộc người ở phía bắc. Tới 1279, nhà Tống hoàn toàn sụp đổ.

+ Năm 1258, người Mông Cổ từng bước đánh chiếm lãnh thổ Trung Quốc rồi lập ra nhà Nguyên (1271). Nền cai trị ngoại tộc của nhà Nguyên trong những năm 1271 – 1368 khiến mâu thuẫn giữa người Mông Cổ và người Hán trở nên sâu sắc, dẫn tới nhiều cuộc nổi dậy của dân chúng.

+ Năm 1368, sau khi lật đổ nhà Nguyên, Chu Nguyên Chương đã lập ra nhà Minh (1368 - 1644). Đến đầu thế kỉ XVII, nhà Minh suy yếu. Năm 1644, nhà Minh sụp đổ.

+ Năm 1644, người Mãn Châu chiếm thành Bắc Kinh, bắt đầu xác lập nền cai trị của Vương triều Thanh ở Trung Quốc. Dưới thời ba vị vua Khang Hy, Ung Chỉnh, Càn Long, Trung Quốc phát triển ổn định. Từ thế kỉ XIX, nhà Mãn Thanh suy yếu rồi sụp đổ vào năm 1911.

Văn hóa Trung Quốc

Nho giáo:

+ Là hệ tư tưởng thống trị trong đời sống chính trị, xã hội.

+ Thúc đẩy sự phát triển của tri thức và văn hóa Trung Quốc.

- Bên cạnh Nho giáo, các tôn giáo như: Phật giáo, Đạo giáo… cũng đóng vai trò qua trọng trong đời sống chính trị, xã hội, văn hóa Trung Quốc….

+ Thơ Đường đạt đến đỉnh cao với khoảng 2000 nhà thơ và 50.000 tác phẩm. Một số nhà thơ tiêu biểu là: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị...

+ Thời Minh – Thanh, tiểu thuyết chương hồi phát triển với nhiều kiệt tác, như: Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy Hử của Thi Nại Am, Tây Du Kí của Ngô Thừa Ân, Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần…

Thành tựu sử học:

+ Cả nhà nước và tư nhân cùng tham gia biên soạn các bộ sử.

+ Vào thời Đường, cơ quan chép sử được thành lập, gọi là sử quán.

+ Biên soạn được nhiều bộ sử lớn như: Tống sử, Nguyên sử…

Nhiều công trình kiến trúc trở thành biểu tượng của văn hóa Trung Quốc: Tử Cấm Thành, Vạn Lý Trường Thành, Lầu Hoàng Hạc,…

3. Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XĨ

Khái quát lịch sử Ấn Độ thời phong kiến

+ Vương triều Gúp-ta do San-đra gúp ta I sáng lập vào năm 319. Sau khi Vương triều Gúp-ta sụp đổ, Ấn Độ lại rơi vào tình trạng phân tán, loạn lạc kéo dài

+ Vương triều Hồi giáo Đê-li ra đời năm 1206, gắn liền với cuộc chinh chiến, xâm lược của người Tuốc (theo đạo Hồi) vào miền Bắc Ấn Độ.

+ Vương triều Mô-gôn ra đời vào năm 1526, gắn liền với cuộc xâm lược Ấn Độ của người Mông Cổ (theo đạo Hồi). Giữa thế kỉ XIX, đế quốc Anh xâm lược và lật đổ Vương triều Mô-gôn.

- Chính sách cai trị của từng vương triều:

+ Vương triều Gúp-ta: mở rộng và thống nhất phần lớn lãnh thổ Ấn Độ; tạo điều kiện cho sự phát triển về kinh tế, truyền bá văn hóa…

+ Vương triều hồi giáo Đê-li: xác lập sự thống trị của người Hồi giáo, phân biệt sắc tộc giữa người theo Hồi giáo và người theo Ấn Độ giáo.

+ Vương triều Mô-gôn: thực hiện nhiều chính sách để hòa hợp tôn giáo và dân tộc.

Văn hóa Ấn Độ thời phong kiến

Ấn Độ cũng là nơi Hồi giáo, Thiên Chúa giáo được truyền bá rộng rãi.

- Tôn giáo gắn bó mật thiết cuộc sống người dân Ấn Độ.

Chữ Phạn có nguồn gốc từ thời cổ đại và đã đạt đến mức hoàn thiện. Chữ Phạn cũng là cơ sở để sáng tạo ra nhiều loại chữ viết khác như: Hin-đi, Đê-va-na-ga-ri…

- Văn học:

+ Gồm nhiều thể loại (thơ, kịch, truyện thần thoại,…), chịu ảnh hưởng của tôn giáo.

+ Tác phẩm tiêu biểu: vở kịch Sơ-cun-tơ-la…

Nghệ thuật, điêu khắc của Ấn Độ:

+ Chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo như: Phật giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo.

+ Nhiều công trình kiến trúc đền thờ, chùa mang đậm phong cách tôn giáo vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay, ví dụ như: chùa hang A-gian-ta; Lăng Ta-giơ Ma-han, Lăng Hu-may-un…

4. Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI

Khái quát lịch sử Đông Nam Á

* Quá trình hình thành:

- Từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI, ở Đông Nam Á diễn ra quá trình hình thành của nhiều vương quốc mới.

- Tại vùng Đông Nam Á lục địa:

+ Nhà nước độc lập của người Việt được xác lập trên vùng châu thổ sông Hồng.

+ Tại khu vực sông I-ra-oa-đi, vương quốc Pa-gan được thành lập.

+ Dọc theo đồng bằng sông Mê Công và Chao Phray-a, nhiều vương quốc mới của người Thái đã ra đời, như: Lan-na, Xu-khô-thai, Lan Xang…

* Sự phát triển:

- Bộ máy chính trị được củng cố, phát triển về tổ chức hành chính, bộ máy quan lại, luật pháp..

- Kinh tế phát triển tương đối toàn diện trên các lĩnh vực nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp. Đông Nam Á trở thành một trong những thị trường thương mại sôi động nhất thế giới, nổi tiếng với các hương liệu, gia vị

Vương Quốc Cam-Pu-Chia

* Quá trình hình thành:

- Thế kỉ VIII, vương quốc Chân Lạp rơi vào tình trạng phân tán. Lãnh thổ bị chia cắt thành Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp, sau đó bị người Gia-va xâm lược.

- Năm 802, dưới sự lãnh đạo của vua Giay-a-vác-man II, người Khơ-me giành lại độc lập, thống nhất lãnh thổ; Kinh đô chuyển về phía Bắc Biển Hồ, mở ra giai đoạn phát triển mới của Vương quốc Campuchia – thời kì Ăng-co.

* Sự phát triển của Campuchia dưới thời Ăng-co

- Chính trị:

+ Xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.

+ Tiến hành chiến tranh, mở rộng ảnh hưởng tới các khu vực thuộc lãnh thổ Lào và Thái Lan ngày nay; trở thành một thế lực hùng mạnh ở Đông Nam Á.

- Kinh tế:

+ Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo.

+ Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển đa dạng.

Thế kỉ X – XV: Hindu giáo chủ đạo chi phối đời sống chính trị, tư tưởng, nghệ thuật của Campuchia.

+ Từ thể kỉ XV: Phật giáo thay thế, trở thành quốc giao.

- Chữ viết: sử dụng chữ Phạn và chữ Khơ me

Vương quốc Lào

* Quá trình hình thành:

- Tổ chức xã hội sơ khai của người Lào là các mường cổ.

- Năm 1353, Pha Ngừm thống nhất các mường Lào, đặt tên nước là Lan Xang (Triệu Voi).

* Quá trình phát triển:

- Thế kỉ XIV – XVI:

+ Các vua Lan Xang chia đất nước thành các mường, đặt quan cai trị, xây dựng quân đội do nhà vua chỉ huy.

+ Cư dân chủ yếu làm nông nghiệp kết hợp với khai thác lâm sản và sản xuất thủ công nghiệp…

- Thế kỉ XVI – XVII, Lào là một vương quốc lớn, có quan hệ hòa hiếu với láng giềng

Chữ viết: bên cạnh chữ viết Ấn Độ, chữ Lào cũng được sáng tạo và sử dụng phổ biến.

- Nhiều tác phẩm văn học độc đáo, như: Phạ -lắc Phạ-lam; truyền thuyết Khúm Bu-lôm….

- Đời sống văn hoá của người Lào rất phong phú và hồn nhiên.

- Tôn giáo: đạo Phật là quốc giáo, có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống chính trị, xã hội và là cơ sở để thống nhất các tộc người Lào.

- Xây dựng nhiều công trình kiến trúc độc đáo, điển hình là Thạt Luổng; Phra Keo; Vát Xiềng Thong…

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Hãy trình bày khái quát sự hình thành, phát triển của lãnh địa và thành thị Tây Âu thời trung đại?

Câu 2: Chọn và phân tích một hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí?

Câu 3: Những thành tựu tiêu biểu của nền văn hoá Phục Hưng là gì?

Câu 4:  Nội dung của cuộc Cải cách tôn giáo là gì?

Câu 5: Tại sao nói hiện tượng “Cừu ăn thịt người" ở nước Anh và buôn bán nô lệ là những nhân tố hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa?

Câu 6: Hãy mô tả sự phát triển kinh tế của Trung Quốc thời Minh, Thanh?

Câu 7: Hãy giới thiệu và nhận xét về các thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của Trung Quốc đối với TK VII - XIX?

Câu 8: Hãy nêu những nét chính về điều kiện tự nhiên và sự tác động đến với sự phát triển kinh tế của Ấn Độ ?

Câu 9: Trình bày một số thành tựu về văn hoá của Ấn Độ thời phong kiến?

Câu 10: Hãy mô tả quá trình hình thành và phát triển của các vương quốc Đông Nam Á từ nửa sau TK X - XVI.

Câu 11: Tại sao nói Vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng-co là một trong các vương quốc phát triển hùng mạnh trong khu vực Đông Nam Á thế kỉ X − XV?

Câu 12: Khái quát sự phát triển của Vương quốc Lào thời Lan Xang ở các thế kỉ XIV - XVII trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế và văn hoá.

Từ khóa tìm kiếm: Đề cương ôn tập Lịch sử 7 cánh diều học kì 1, ôn tập Lịch sử 7 cánh diều học kì 1, Kiến thức ôn tập Lịch sử 7 cánh diều kì 1

Bình luận

Giải bài tập những môn khác