Đề cương ôn tập Vật lí 7 cánh diều học kì 2
Đề cương ôn tập môn Vật lí lớp 7 bộ sách cánh diều mới là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức được của môn Vật lí 7. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các dạng bài khác nhau để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 2 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
CHỦ ĐỀ: TỪ
1. Nam châm
- Nam châm là những vật có từ tính.
- Những nam châm có từ tính tồn tại lâu dài được gọi là nam châm vĩnh cửu.
- Nam châm chỉ tương tác với các vật liệu từ như: sắt, thép, cobalt, nickel, ...
- Khi để nam châm tự do, đầu luôn chỉ hướng bắc gọi là cực Bắc (kí hiệu N – North), còn đầu luôn chỉ hướng nam gọi là cực Nam (kí hiệu S – South).
- Khi đưa từ cực của hai nam châm lại gần nhau, các từ cực cùng tên đẩy nhau, các từ cực khác tên hút nhau.
2. Từ trường
- Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại từ trường (trường từ).
- Từ trường tác dụng lực từ lên vật liệu từ đặt trong nó.
- Hình ảnh các đường mạt sắt sắp xếp xung quanh nam châm được gọi là từ phổ.
- Từ phổ cho ta một hình ảnh trực quan về từ trường.
Từ phổ của nam châm điện
- Các đường sức từ cho phép mô tả từ trường.
- Hướng của đường sức từ tại một vị trí nhất định được quy ước là hướng nam – bắc của kim la bàn đặt tại vị trí đó.
3. Từ trường Trái Đất
- Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là một trong những hành tinh có từ trường.
- Cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí không trùng nhau.
4. Nam châm điện
- Nam châm điện gồm một ống dây dẫn có dòng điện chạy qua và bên trong ống dây có lõi sắt.
- Khi có dòng điện đi qua ống dây, lõi sắt trở thành nam châm và có khả năng hút các vật bằng sắt, thép, ...
- Ảnh hưởng của dòng điện đến từ trường của nam châm điện:
- Khi tăng (giảm) độ lớn dòng điện, thì độ lớn lực từ của nam châm điện cũng tăng (giảm).
- Khi đổi chiều dòng điện thì từ trường của nam châm điện cũng đổi chiều và độ lớn lực từ không đổi.
Bình luận