Đề cương ôn tập Địa lí 7 Cánh diều học kì 1

Đề cương ôn tập môn Địa lí lớp 7 bộ sách Cánh diều mới là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức được của môn Địa lí 7. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các câu hỏi tổng hợp để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 1 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết.

A. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC

CHỦ ĐỀ 1: CHÂU ÂU

  • VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI VÀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN

1. Vị trí địa lí và phạm vi châu Âu

- Nằm phía tây của lục địa Âu-Á, ba mặt giáp biển và đại dương, ngăn cách với châu Á bởi dãy U-ran.

- Diện tích trên 10 triệu km2,  chiếm 6,8% diện tích đất liền Trái Đất.

- Đường bờ biển cắt xẻ mạnh, nhiều bán đảo , biển, vịnh biển ăn sâu vào đất liền, lãnh thổ hình dạng lồi lõm phức tạp

2. Đặc điểm tự nhiên

* Địa hình

- Khu vực đồng bằng: Chiếm 2/3 diện tích, ở phía đông châu lục.

+ Là một miền đồi lượn sóng thoải, xen kẽ các vùng đất thấp hoặc thung lũng rộng

- Khu vực miền núi: gồm núi già và núi trẻ.

* Khí hậu

- Do lãnh thổ kéo dài nên lãnh thổ nằm trong ba đới khí hậu chính.

- Đới khi hậu cực và cận cực: mùa đông không quá lạnh, mùa hạ mát và ẩm, Lượng mưa ít

- Đới khí hậu ôn đới:  Gồm Tây Âu, Trung Âu,  Đông Âu.

- Đới khí hậu cận nhiệt đới: nằm ở Nam Âu khí hậu cận nhiệt địa trung hải mùa hạ nóng khô, mùa đông không lạnh lắm, mưa nhiều

- Phân hóa theo đai cao: trên một số đỉnh núi nhiệt độ rất thấp, có băng tuyết phủ.

* Sông ngòi

- Mạng lưới sông ngòi khá phát triển, sông ngắn, diện tích lưu vực không đáng kể

- Các sông lớn: Rai-nơ, Đa-nuyp, Von-ga

3. Đới thiên nhiên

- Phân hóa theo ba đới rõ rệt:

+ Đới lạnh: phân bố ở Bắc Âu. 

+ Đới ôn hòa : gồm phần lớn bán đảo Xcan- đi- na –vi,Tây Âu, Trung Âu, một phần Đông Âu.

+ Đới nóng: phân bố ở Nam Âu, ven Địa Trung Hải. 

  • ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI CHÂU ÂU

1. Cơ cấu dân cư

- Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi: Châu Âu có cơ cấu dân số già; Tỉ lệ dân số dưới 15 tuổi thấp, có xu hướng giảm, Tỉ lệ  dưới 65 tuổi trở lên cao, có xu hướng tăng.

- Cơ cấu dân số theo giới tính: Tỉ số giới nữ nhiều hơn giới nam.

- Cơ cấu dân số theo trình độ học vấn: Cơ cấu dân số theo trình độ học vấn của châu Âu cao.

2. Đặc điểm di cư

- Từ giữ thế kỉ XX đến nay, châu Âu tiếp nhận lượng người di cư quốc tế lớn nhất thế giới.

- Người nhập cư đã bổ sung lực lượng lao động lớn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế.

- Tuy nhiên cũng gây khó khăn trong việc giải  quyết  các vấn đề xã hội, hệ thống phúc lợi, sự ổn định chính trị của các quốc gia.

3. Đặc điểm đô thị hóa

* Đô thị hóa diễn ra sớm

- Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ cuối thế kỉ XVIII gắn với sự ra đời cuộc cách mạng công nghiệp Anh, kể từ đó các đô thị hình thành càng nhiều quy mô lớn.

- Nhiều đô thị kết nối thành các chuỗi đô thị có sức ảnh hưởng đến kinh tế-xã hội thế giới: Luân- đôn, Pa-ri, Milan

* Mức độ đô thị hóa cao

- Tính đến năm 2019, tỉ lệ dân thành thị là 74,3% trong tổng dân số, với hơn 50 thành phố trên 1 triệu dân.

*Đô thị hóa đang mở rộng

- Hiện nay, dân thành thị có xu hướng chuyển từ trung tâm thành phố ra vùng ngoại ô, các thành phố lớn về các thành phố vệ tinh.

- Mô hình đô thị làng quê ngày càng phổ biến ở nhiều quốc gia châu Âu.

  • KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ THIÊN NHIÊN

1. Vấn đề bảo vệ môi trường nước

- Môi trường nước chịu tác động của các hoạt động sản xuất: nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt hang ngày của người dân,…

- Để cải tạo, bảo vệ nguồn nước các quốc gia châu Âu đề ra nhiều giải pháp: Dự án kiểm soát nguồn nước thải, Đầu tư công nghệ tiên tiến làm sạch nguồn nước....

2. Vấn đề bảo vệ môi trường không khí

+ Cắt giảm lượng khí thải và nâng cao chất lượng không khí,

+ Đầu tư vào công nghệ xanh, phát triển năng lượng tái tạo

+ Giảm sự phụ thuộc vào các nguồn nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, than, khí đốt…

3. Vấn đề bảo vệ và phát triển rừng

- Trên toàn châu lục có khoảng 39,7% tổng diện tích đất được bao phủ bởi rừng.

- Biến đổi khí hậu đang đe dọa nghiêm trọng đến các khu rừng ở châu Âu

- Năm 2015, Liên minh châu Âu đã đưa ra” Chiến lược rừng”. Áp dụng nhiều biện pháp trong khai thác gỗ: quy định các vùng được khai thác, dán nhãn sinh thái  lên các cây gỗ.

  • LIÊN MINH CHÂU ÂU

1. Quy mô GDP hàng đầu thế giới

- EU đóng vai trò quan trọng trọng nền kinh tế thế giới.- Năm 2019, mặc dù  chỉ chiếm 2,8% diện tích và 6,6% dân số nhưng GDP của EU cao hàng đầu thế giới.

2. Trung tâm thương mại, tài chính lớn của thế giới

- EU là trung tâm tài chính lớn, tập trung nhiều ngân hàng , tập đoàn tài chính, công ty bảo hiểm, sàn chứng khoán.

3. Nhiều sản phẩm công nghiệp nổi tiếng trên thế giới

- Sản phẩm công nghiệp của EU chất lượng cao, có mặt trên các thị trường lớn, đủ sức cạnh tranh với các trung tâm kinh tế khác

- Năm 2019 có 18,5 triệu ô tô được sản xuất tại EU, chiếm khoảng 20% tổng số ô tô được sản xuất trên toàn thế giới.

- EU hiện sản xuất một nửa số máy bay trên toàn thế giới, EU còn là khu vực sản xuất tên lửa đứng thứ ba thế giới.

CHỦ ĐỀ 2: CHÂU Á

  • VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, PHẠM VI VÀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA CHÂU Á

1. Vị trí địa lí và phạm vi châu Á

 - Nằm trải dài trong khoảng từ vùng cực Bắc đến khoảng 10°N, giáp châu Phi, châu Âu, và các đại dương: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.

- Có dạng hình khối, bờ biển bị chia cắt mạnh bởi các biển và  vịnh biển.

- Là châu lục rộng nhất thế giới, diện tích đất liền khoảng 41,5 triệu km2 tính cả phần đảo và quần đảo diện tích  khoảng 44,4 triệu km2.

2. Đặc điểm thiên nhiên

* Địa hình và khoáng sản

- Địa hình phân hóa đa dạng.

+ Núi, cao nguyên và sơn nguyên chiếm khoảng 3/4 diện tích  châu lục, phần lớn ở khu vực trung tâm

+ Các đồng bằng châu thổ rộng lớn phân bố chủ yếu phía đông và phía nam.

+ Địa hình ven biển và hải đảo bị chia cắt mạnh tạo thành vũng, vịnh…

- Tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú: than, dầu  mỏ, khí đốt, sắt, thiếc…

- Địa hình và khoáng sản tạo điều kiện cho châu Á phát triển nhiều ngành: trồng cây lương thực, thực phẩm; chăn nuôi gia súc, khai thác khoáng sản,..

* Khí hậu

- Có đầy đủ các đới khí  hậu. Trong mỗi đới phân hóa nhiều kiểu khí hậu.

- Khí hậu đã tạo cho châu Á có cơ cấu cây trồng vật nuôi đa dạng, tuy nhiên cần chú trọng tới tính thời vụ, những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tác động tiêu cực của khí hậu: bão,…

* Sông, hồ

- Có nhiều hệ thống sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công..Các sông phân bố không đều, có chế độ nước phức tạp.

- Có nhiều hồ lớn: Bai-can, Ban-khat,… Một số hồ do kích thước rộng lớn còn được gọi là biển : Biển Chết, biển Ca-xpi

- Sông, hồ có ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế, đời sống con người, môi trường tự nhiên.

  • ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI CHÂU Á

1. Đặc điểm dân cư

* Số dân

- Có số dân đông nhất thế giới. Năm 2019, chiếm gần 60% dân số thế giới (không tính số dân của Liên bang Nga)

* Cơ cấu dân số

- Có cơ cấu dân số trẻ, nhưng đang chuyển biến theo hướng già hóa và có sự khác biệt giữa các khu vực

* Phân bố dân cư và các đô thị lớn

- Châu Á có mật độ dân số cao nhưng có sự chênh lệch khá lớn giữa các khu vực

- Có nhiều đô thị đông dân, phân bố chủ yếu ở Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á.

2. Đặc điểm tôn giáo

- Là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Ki-tô giáo, Hồi giáo.

- Tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến đời sống, văn hóa, kiến trúc của các quốc gia.

  • CÁC KHU VỰC CHÂU Á

1. Đông Á

- Gồm hai bộ phận lục địa và hải đảo.

- Khí hậu phân hóa từ bắc xuống nam, tây sang đông.

- Thực vật đa dạng: rừng lá kim, thảo nguyên rộng lớn, rừng lá rộng cận nhiệt.

- Có nhiều sông lớn: Trường Giang, Hoàng Giang, Tây Giang…

- Là nơi tập trung nhiều mỏ khoáng sản: than, sắt, dầu mỏ,...Nguồn hải sản phong phú.

2. Đông Nam Á

- Gồm Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.

+ Đông Nam Á lục địa địa hình đồi núi là chủ yếu, các dãy núi có độ cao trung bình, chạy theo hướng bắc- nam, tây bắc- đông nam, các đồng bằng phù sa phân bố ở hạ lưu các con sông.

+ Đông Nam Á hải đảo có những dãy núi trẻ, thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa.

- Khí hậu:

+ Đông Nam Á lục địa có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông nhiệt độ hạ thấp, mưa nhiều vào mùa hạ.

+  Đông Nam Á hải đảo có khí hậu xích đạo nóng , mưa đều quanh năm.

- Thực vật chủ yếu là rừng nhiệt đới ẩm, rừng thưa, xa-van.

- Mạng lưới sông ngòi phát triển, nhiều sông lớn: Mê Công, Mê Nam.

- Có nhiều khoáng sản: thiếc, đồng, than, dầu mỏ…

3. Nam Á

- Có ba dạng địa hình chính.

+ Hệ thống núi Hi-ma-lay-a nằm ở phía bắc với nhiều đỉnh cao trên 8000m.

+ Ở giữa là đồng bằng Ấn-Hằng.

+ Phía nam là sơn nguyên Đê-can.

-  Khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa mưa và khô rõ rệt. Nơi đón gió mùa hạ có lượng mưa lớn, nơi khuất gió, nằm sâu trong nội địa có lượng mưa nhỏ, trên dãy Hi-ma-lay-a quanh năm có tuyết phủ.

- Thực vật là rừng nhiệt đới ẩm, rừng thưa và xa-van, cây bụi.

- Có nhiều hệ thống sống lớn: sông Ấn, sông Hằng.

- Giàu khoáng sản: than, sắt, đồng, dầu mỏ,..

4. Tây Nam Á

- Địa hình:

+ Núi và sơn nguyên chiếm phần lớn diện tích.

+ Phía bắc có nhiều dãy núi cao chạy từ bờ Địa Trung Hải nối hệ thống An-pơ với Hi-ma-lay-a, bao quanh sơn nguyên I-ran và sơn nguyên A-na-tô-ni.

+ Phía nam là sơn nguyên chiếm phần lớn diện tích bán đảo A-rap. Ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà.

- Khí hậu khô hạn.

+ Lượng mưa trung bình năm khoảng 200-250mm.

+ Mùa hạ nóng và khô, mùa đông khô và lạnh.

- Thực vật là rừng lá cứng địa trung hải, thảo nguyên.

- Sông ngòi kém phát triển, sông ngắn, ít nước.

- Khoáng sản:

+ 1/2 lượng dầu mỏ trên thế giới tập trung ở Tây Nam Á.

+ Dầu mỏ và khí đốt đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của khu vực.

5. Trung Á

- Nằm sâu trong nội địa với nhiều dạng địa hình.

+ Các dãy núi cao đồ sộ nằm ở phía đông nam: Thiên Sơn, Pa-mi-a,...

+ Đồng bằng, hoang mạc nằm ở phía tây.

- Khí hậu khô hạn, mùa hạ nóng, mùa đông lạnh, thỉnh thoảng có tuyết rơi.

- Sông ngòi kém phát triển, hai sông lớn nhất: Xưa Đa-ri-a, A-mu Đa-ri-a.

- Hoang mạc phát triển trên phần lớn  diện tích, khu vực phía bắc  và ven hồ A-ran có các thảo nguyên rộng lớn.

- Dầu mỏ và khí đốt có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế của khu vực.

CHỦ ĐỀ 3: CHÂU PHI

  • VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, PHẠM VI VÀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CHÂU PHI

1. Vị trí địa lí và phạm vi châu Phi

- Có dạng khối “ mập mạp”, đường bờ biển ít bị chia cắt, rất ít các vịnh biển, bản đảo lớn, diện tích khoảng 30,3 triệu km2, là châu lục lớn thứ ba trên thế giới

- Đại bộ phận lãnh thổ nằm giữa hai chí tuyến, tương đối cân xứng hai bên đường xích đạo.

- Ba mặt được bao bọc bởi các biển, đại dương, tiếp giáp lục địa Âu-Á qua biển Địa Trung Hải và Biển Đỏ, hai biển này được nối với nhau qua kênh đào Xuy-ê.

2. Đặc điểm thiên nhiên

Địa hình và khoáng sản

- Toàn bộ châu Phi được xem như một khối cao nguyên khổng lồ, độ cao trung bình 750m, chủ yếu là sơn nguyên xen bồn địa thấp, có rất ít núi cao và đồng bằng thấp.

- Có tài nguyên khoáng sản phong phú, nhiều kim loại quý hiếm, trữ lượng lớn: vàng, kim cương, dầu mỏ, phốt phát,…

* Khí hậu

- Khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới.

+ Nhiệt độ trung bình năm trên 20°C

+ Lượng mưa tương đối ít giảm dần từ xích đạo về phía hai chí tuyến

+ Hình thành những sa mạc lớn, lan ra sát biển, do chịu tác động của vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ, địa hình, các dòng biển nóng, lạnh ven bờ

* Sông, hồ

- Mạng lưới sông, hồ kém phát triển, phân bố không đều. Phần lớn các sông có nhiều thác ghềnh.

- Các sông lớn: sông Nin, sông Công- gô,…

- Hồ có nguồn gốc kiến tạo, tập trung ở Đông Phi, các hồ có diên tích rộng và độ sâu lớn nên tích trữ được khối lượng nước ngột phong phú.

* Sinh vật

- Thực vật, động vật phong phú, đa dạng.

- Thực vật có keo, bao báp, cọ dầu,..

- Động vật có hươu cao cổ, ngựa vằn, voi, tê giác đen,…

* Vấn đề môi trường trong sử dụng thiên nhiên

- Hiện nay nhiều loài động vật đang có nguy cơ bị tuyệt chủng: gấu núi, linh dương xanh,tê giác, báo đốm,…

- Việc săn bắn trộm, giết hại hàng loạt, buôn bán động vật hoang dã là một trong những vấn đề môi trường ở châu Phi.

  • ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI CHÂU PHI

1. Đặc điểm dân cư

- Năm  2019, có 1308,1 triệu người, chiếm 17% dân số thế giới.

- Sự gia tăng dân số nhanh trong thời gian ngắn, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên bình quân hằng năm vượt trên 2,1% ở phần lớn các quốc gia ở châu Phi được gọi là “bùng nổ dân số”.

- Nhiều quốc gia ở khu vực Trung Phi, Đông Phi, Tây Phi có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên  từ 2,7% đến 3,0%.

- Nguyên nhân do tỉ suất sinh cao, duy trì trong thời gian dài; tỉ suất tử giảm nhờ thành tựu y tế, khoa học kĩ thuật,…

2. Đặc điểm xã hội

* Nạn đói

- Là một trong những vấn đề nổi cộm, đặc biệt là ở những quốc gia khu vực phía nam  Xa-ha-ra.

- Nguyên nhân tình trạng thiếu lương thực, đói ăn đi kèm với suy dinh dưỡng là do các cuộc xung đột quân sự, chính trị làm bất ổn định cuộc sống, biến đổi khí hậu, dịch bệnh HIV/AIDS, sự gia tăng dân số quá nhanh.

* Xung đột quân sự

- Sự bất ổn an ninh, xung đột quân sự đang là một trong những vấn nạn còn tồn tại ở một số quốc gia: Công- gô, Ni-giê-ni-a, U-gan-đa, Li-bi,…

- Nguyên nhân từ những tranh chấp về sở hữu đất đai và tài nguyên thiên nhiên, sự bất đồng giữ các sắc tộc.

* Di sản văn hóa

- Là một trong những cái nôi của loài người, nền văn minh sông Nin , là nền văn minh lâu đời nhất trên thế giới.

- Có nhiều di sản được Ủy ban di sản Thế giới công nhận. Đến năm 2019, châu lục này có 54 di sản lịch sử thế giới phân bố trên 30 quốc gia.

- Tuy nhiên, ảnh hưởng của các cuộc xung đột quân sự, xung đột sắc tộc nhiều di sản đã bị xuống cấp, có nguy cơ bị phá hủy,…

  • KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ THIÊN NHIÊN

1. Khai thác thiên nhiên ở môi trường xích đạo ẩm

- Môi trường xích đạo ẩm gồm bồn địa Công-gô và vùng duyên hải phía bắc vịnh Ghi-nê.

- Khí hậu nóng, mưa nhiều, đất đai màu mỡ, rừng rậm chiếm diện tích lớn  động thực vật phong phú, nhiều khoáng sản có giá trị.

- Tuy nhiên sự suy gioảm diện tích rừng, đất đai bị thoái hóa và ô nhiễm môi trường đang là trở ngại lớn đối với người dân sống ở môi trường này.

2. Khai thác thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới

- Môi trường nhiệt đới châu Phi phân bố ở phía bắc và phía nam môi trường xích đạo.

- Ở phía bắc lượng mưa ít, thời kì khô hạn kéo dài, xa-van phát triển.

- Ở phía nam, khí hậu ẩm và dịu hơn, phía đông quanh năm nóng ẩm mưa nhiều. Có một số khoáng sản có giá trị: vàng, đồng, chì,…

- Khu vực khô hạn người dân trồng kê, chăn nuôi dê, cừu

- Khu vực mưa nhiều trồng cây ăn quả , cây công nghiệp xuất khẩu, chăn nuôi gia súc

- Để bảo vệ các loài sinh vật, nhiều quốc gia đã thành lập vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.

3. Khai thác thiên nhiên ở môi trường hoang mạc

- Môi trường hoang mạc gồm:

+ Hoang mạc Xa-ha-ra ở phía bắc

+ Hoang mạc Ca-la-ha-ri, Na-mip ở phía nam.

- Đặc điểm của môi trường này là khô hạn, lượng mưa ít, bề mặt chủ yếu là sỏi đá, động vật nghèo nàn. Một số khoáng sản có trữ lượng lớn, đặc biệt là dầu mỏ

- Con người ở môi trường hoang mạc đã khai thác tài nguyên nước, sinh vật để phát triển chăn nuôi du mục, tại các ốc đảo người dân trồng chà là, cam, chanh,..

- Tuy nhiên, các quốc gia châu Phi đang phải đối mặt với tình trạng hoang mạc hóa.

- Giải pháp hạn chế tình trạng này là sự hợp tác của các quốc gia trong việc xây dựng “Bức tường xanh vĩ đại”.

4. Khai thác thiên nhiên ở môi trường địa trung hải

- Môi trường địa trung hải: phân bố thành dải hẹp ở vùng cực Bắc và cực Nam châu Phi.

- Người dân  trồng cây ăn quả cận nhiệt: nho, ô liu, cam,.. cây lương thực: lúa mì, ngô. Người dân tiến hành khai thác và xuất khẩu phốt phát, khí đốt, dầu mỏ.

- Tuy nhiên tình trạng hoang mạc hóa đang là thách thức lớn đối với các quốc gia ở môi trường này.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Em hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Nam Á.

Câu 2:

a. Trình bày đặc điểm khí hậu châu Phi?

b. Dân số châu Phi tăng nhanh gây khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của châu lục?

Câu 3:

a. Trình bày đặc điểm địa hình khu vực Đông Nam Á?

b. Em hãy kể tên một số sản phẩm công nghiệp nổi tiếng của Hàn Quốc có mặt
tại Việt Nam?

Câu 4: Phân tích đặc điểm các đới thiên nhiên ở châu Âu.

Câu 5: Em hãy cho biết châu Âu tiếp giáp với các đại dương và châu lục nào? Giải thích tại sao ở châu Âu càng vào sâu trong nội địa lượng mưa càng giảm và nhiệt độ càng tăng?

Câu 6: Em hãy trình bày đặc điểm sinh vật của các môi trường tự nhiên ở châu Phi.

Câu 7: Em hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Tây Á?

Từ khóa tìm kiếm: Đề cương ôn tập Địa lí 7 cánh diều học kì 1, ôn tập Địa lí 7 cánh diều học kì 1, Kiến thức ôn tập Địa lí 7 cánh diều kì 1

Bình luận

Giải bài tập những môn khác