Đề cương ôn tập Tin học 7 cánh diều học kì 2

Đề cương ôn tập môn Tin học lớp 7 bộ sách Cánh diều mới là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức của môn Tin học 7. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các câu hỏi tổng hợp để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 2 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết.

 A. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC

Chủ đề

Nội dung

Kiến thức cần nhớ

Ứng dụng tin học

  • Công thức tính toán dùng địa chỉ các ô dữ liệu

-        Dấu “=” bắt đầu một công thức, các toán hạng có thể là số liệu trực tiếp hay địa chỉ ô số liệu. Kết quả tính toán theo công thức sẽ hiển thị trong ô chứa công thức.

-        Địa chỉ ô số liệu trong công thức giống như một tên biến và sẽ nhận giá trị là số liệu lấy từ ô đó.

-        Một tính năng ưu việt của Excel là tự động điền công thức.

  • Sử dụng một số hàm có sẵn

-        Excel có sẵn nhiều hàm xử lí dữ liệu, các nút lệnh để sử dụng các hàm gộp hay dùng như SUM, AVERAGE, MAX, MIN, COUNT có trong nhóm lệnh Editing của dải lệnh Home.

-        Danh sách đầu vào cho một hàm có thể gồm dữ liệu trực tiếp, địa chỉ ô, địa chỉ khối ô, được gõ nhập trực tiếp hoặc điền bằng cách nháy chuột chọn ô

-        Excel biết tự động điền danh sách đầu vào cho các hàm gộp dữ liệu từ một dãy ô liền nhau khi đã đánh dấu chọn ô có vị trí thích hợp

  • Định dạng trang tính và in

-        Thực hiện định dạng trang tính: sử dụng công cụ trong nhóm lệnh Font và nhóm lệnh Alignment của dải lệnh Home

-        Thực hiện in trang tính: Cần xem trước trang in và nếu cần có thể thực hiện các điều chỉnh phù hợp trước khi chọn lệnh Print để in

  • Tạo bài trình chiếu

-        Phần mềm trình chiếu hỗ trợ hiệu quả trong tạo bài trình bày sinh động

-        Nội dung bài trình chiếu được viết theo các ý một cách rõ rang nhưng ngắn gọn, súc tích, mỗi ý lại được trình bày chi tiết dần theo cấu trúc phân cấp

  • Thực hành định dạng trang chiếu

-        Chọn màu nền cho trang chiếu

Bước 1. Chọn trang trình chiếu cần điều chỉnh màu nền (trong danh sách trang chiếu ở cột bên trái).

Bước 2. Nhấn chuột phải vào trang chiếu được chọn ở cột bên trái, chọn Format Background.

Bước 3. Tại cửa số Format Background: Trong mục Fill chọn Solid fill, sau đó tại mục Color chọn màu nền trong bảng Theme Colors.

-        Định dạng văn bản cho trang chiếu

Bước 1. Chọn đoạn văn bản cần định dạng.

Bước 2. Trong dải lệnh Home, chọn các lệnh trong nhóm Font để thay đổi phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, màu chữ và màu nền.

Bước 3. Trong dải lệnh Home, chọn các lệnh trong nhóm Paragraph để căn lề, dãn dòng.

  • Thêm hiệu ứng cho trag chiếu

Tạo hiệu ứng chuyển trang chiếu và hiệu ứng xuất hiện hoặc biến mất cho các phần nội dung trên trang chiếu một cách phù hợp sẽ làm cho bài trình chiếu sinh động và hấp dẫn hơn.

  • Thực hành tổng hợp tạo bài trình chiếu

-        Sao chép dữ liệu sang tệp trình chiếu

Bước 1. Tìm kiếm hình ảnh, nội dung phù hợp với bài trình chiếu.

Bước 2. Bôi đen đoạn văn bản (hoặc chọn hình ảnh), nháy chuột phải chọn sao chép (copy) (hoặc sao chép hình ảnh).

Bước 3. Quay lại trang trình chiếu và nháy chuột phải chọn dán (Paste).

-        Tạo bài trình chiếu

Bước 1. Thảo luận (nếu làm theo nhóm) và lập dàn ý cho các nội dung sẽ trình bày.

Bước 2. Khởi động phần mềm PowerPoint và tạo tệp mới, chọn mẫu bải trình chiếu.

Bước 3. Nhập nội dung cho trang tiêu đề.

Bước 4. Thêm các trang chiếu mới, soạn nội dung đã chuẩn bị ở Bước 1, định dạng các trang chiếu, thêm hình ảnh và hiệu ứng cho phù hợp.

Bước 5. Chọn trang chiếu đầu tiên và thay đổi màu nền theo ý muốn. Chọn trang chiếu cuối cùng, thay đổi màu nền như trang chiếu đầu tiên.

Bước 6. Trình chiếu để xem thử và chỉnh sửa (nếu cần).

Bước 7. Lưu bài trình chiếu.

Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính

  • Tìm kiếm tuần tự

-        Bài toán tìm kiếm chia làm hai loại: tìm kiếm trong dãy không sắp thứ tự và tìm kiếm trong dãy đã sắp thứ tự

-        Khi dãy không có thứ tự thì phải tìm kiếm tuần tự để đảm bảo không bỏ sót, cho đến khi tìm thấy hoặc hết dãy và không tìm thấy

  • Tìm kiếm nhị phân

-        Tìm kiếm nhị phân là tìm kiếm bằng cách chia dãy làm hai nửa dãy còn lại

-        Khi dãy có thứ tự thì mới áp dụng được tìm kiếm nhị phân

  • Sắp xếp chọn

-        Bài toán sắp xếp có mô hình chung là: Đổi chỗ các phần tử trong dãy để dãy có thứ tự tăng dần (không giảm) hoặc giảm dần (không tăng)

-        Sắp  xếp chọn dần là một thuật toán mô phỏng cách sắp xếp: chọn phần tử lớn nhất trong dãy chưa sắp xếp còn lại và xếp vào đầu dãy đó

  • Sắp xếp nổi bọt

Thuật toán sắp xếp nổi bọt thực hiện nhiều lượt so sánh và đổi chỗ các cặp phần tử liền kề cho đến khi không còn bất kì cặp phần tử liền kề (ai, ai+1) nào trái thứ tự mong muốn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Hãy cho biết chức năng của các hàm sau:

- Hàm SUM

- Hàm AVERAGE

- Hàm MAX

- Hàm MIN

- Hàm COUNT

Câu 2: Em hãy nêu các bước tạo hiệu ứng chuyển trang chiếu?

Câu 3: Em hãy mô phỏng bằng bảng các bước tìm kiếm tuần tự cho bài toán: Tìm số cuối cùng trong dãy bằng 44 với dãy đầu vào là {18, 94, 42, 44, 06, 44, 55, 67}?

Câu 4: Hãy trình bày diễn biến từng bước của thuật toán sắp xếp nổi bọt áp dụng cho dãy số {15, 8, 45, 21, 11} để được dãy số tăng dần?

Câu 5: Hãy trình bày diễn biến từng bước của thuật toán sắp xếp nổi bọt áp dụng cho dãy số {11, 70, 5, 52, 39} để được dãy số tăng dần?

Câu 6: Em hãy mô phỏng bằng bảng các bước tìm kiếm tuần tự cho bài toán: Tìm số đầu tiên trong dãy bằng 44 với dãy đầu vào là {18, 94, 42, 44, 06, 44, 55, 67}?

Câu 7: Em hãy nêu các bước tạo hiệu ứng cho đoạn văn bản?

Câu 8: Em hãy cho biết mỗi lệnh hoặc nhóm lệnh sau đây thực hiện chức năng nào trong MS PowerPoint: Themes, Slide Show, Animation, Transition to This Slide.

Câu 9: Đánh dấu X vào ô Đúng/Sai tương ứng với mỗi phát biểu dưới đây:

Phát biểu

Đúng

Sai

1) Có thể chọn kiểu phông kiểu cỡ và màu chữ cho dữ liệu trong một khối ô của trang tính.

 

 

2) Dữ liệu dạng số trong một cột của trang tính luôn được căn biên phải của cột, không thay đổi được.

 

 

3) Cách định dạng dữ liệu dạng văn bản trong trang tính giống như cách định dạng văn bản trong phần mềm soạn thảo văn bản.

 

 

4) Định dạng số liệu trong các hàng và cột của trang tính giống như định dạng số liệu trong phần mềm soạn thảo văn bản.

 

 

5) Muốn in một vùng trang tính chỉ cần chọn vùng đó rồi ra lệnh in, bao giờ phần mềm bảng tính cũng tự điều chỉnh để vùng in vừa vặn trong 1 trang in.

 

 

Câu 10: Giả sử các ô, khối ô đều chứa số. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ chấm (…) trong các câu sau đây sao cho đúng.

1) Kết quả tính AVERAGE(A1:A4) là…

2) Kết quả tính MAX(A1,A3,A5,A7) là…

3) Kết quả tính SUM(A1:A4,B2) là…

Câu 11: Em hãy giải thích vì sao “Trước khi in một trang tính hoặc một vùng trang tính nên xem trước trên màn hình kết quả sẽ nhận được khi in”?

Câu 12: Em hãy nêu một số thao tác với các slide trong bài trình chiếu?

Câu 13: Kết quả khác nhau thế nào nếu: gõ nhập vào ô một biểu thức số học không có dấu “=” đứng trước và có một dấu “=” đứng trước?

Câu 14: Liệt kê các vòng lặp của thuật toán sắp xếp chọn để sắp xếp các dãy sau theo thứ tự tăng dần: 16; 15; 11; 13

Từ khóa tìm kiếm: Đề cương ôn tập Tin học 7 cánh diều học kì 2, ôn tập Tin học 7 cánh diều học kì 2, Kiến thức ôn tập Tin học 7 cánh diều kì 2

Bình luận

Giải bài tập những môn khác