Dạng bài tập từ trường
Dạng 2: Từ trường
Bài tập 1: Có một số pin để lâu ngày và một đoạn dây dẫn. Nếu không có bóng đèn để thử mà chỉ có một kim nam châm. Chỉ ra cách để kiểm tra được pin có còn điện hay không?
Bài tập 2: Hai thanh thép có hình dạng hoàn toàn giống nhau. Nếu khi đưa đầu thanh này lại gần đầu thanh kia mà chúng chỉ hút chứ không đẩy nhau, ta có thể kết luận được rằng chỉ có một thanh là nam châm, thanh kia không phải là nam châm. Có cách nào để tìm ra thanh nào không phải là nam châm mà không cần dùng đến một vật thứ ba không?
Bài tập 3: Trên hình có vẽ hai từ cực A, B của hai nam châm thẳng và các đường sức từ của chúng. A là cực Bắc của thanh nam châm bên trái. Hãy cho biết B là cực nào của thanh nam châm bên phải? Hãy vẽ các mũi tên chỉ chiều của các đường sức từ.
Bài tập 1: Mắc dây dẫn vào hai cực của pin, rồi đưa kim nam châm lại gần dây dẫn, nếu kim nam châm lệch khỏi phương Bắc - Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu không thì cục pin hết điện.
Bài tập 2: Trong một thanh nam châm thì hai từ cực có từ tính mạnh nhất. Các phần khác có từ tính yếu hơn và phần giữa của thanh nam châm có từ tính rất yếu, có thể coi như không có từ tính. Căn cứ vào tính chất này có thể có cách làm như sau để tìm ra thanh nào không có từ tính: Đặt một đầu của thanh (2) chạm vào phần giữa của thanh (1) như hình vẽ. Nếu thanh (1) bị hút mạnh thì nó là thanh không có từ tính. nếu thanh (1) không bị hút, thanh (2) không có từ tính.
Bài tập 3:
Các đường sức từ tách rời nhau ra và không nối liền từ cực nọ với từ cực kia. Điều đó chứng tỏ chúng là đường sức từ của hai từ cực cùng tên.
Đầu A của thanh nam châm là cực Bắc, vì vậy đầu B của thanh nam châm cũng là cực Bắc.
Các đường sức từ đi ra từ cực Bắc, đi vào ở cực Nam của nam châm. Chiều của đường sức từ được biểu diễn bằng các mũi tên như sau:
Xem toàn bộ: Đề cương ôn tập Vật lí 7 cánh diều học kì 2
Bình luận