Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Vật lí 9 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Vật lí 9 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Dòng điện xoay chiều có tác dụng gì?

  • A. Tác dụng nhiệt
  • B. Tác dụng từ
  • C. Tác dụng quang
  • D. Cả A, B, C

Câu 2: Trong đoạn mạch song song, hiệu điện thế giữa hai đầu các nhánh:

  • A. Khác nhau
  • B. Bằng nhau
  • C. Tỉ lệ nghịch với điện trở
  • D. Tỉ lệ thuận với điện trở

Câu 3: Năng lượng nào sau đây không phải là năng lượng tái tạo?

  • A. Năng lượng mặt trời
  • B. Năng lượng gió
  • C. Năng lượng thủy điện
  • D. Năng lượng than đá

Câu 4: Khi quan sát vật qua một kính lúp, ta quan sát được

  • A. trực tiếp vật.
  • B. ảnh thật của vật có kích thước nhỏ hơn vật.
  • C. ảnh ảo của vật có kích thước lớn hơn vật.
  • D. ảnh thật của vật có kích thước lớn hơn vật.

Câu 5: Thấu kính nào dưới đây có thể dùng làm kính lúp?

  • A. Thấu kính phân kì có tiêu cự 10 cm.
  • B. Thấu kính phân kì có tiêu cự 50 cm.
  • C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 50 cm.
  • D. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 10 cm.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây về kính lúp là sai?

  • A. Ảnh quan sát qua kính lúp là ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật.
  • B. Kính lúp là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.
  • C. Vật cần quan sát đặt trong khoảng tiêu cự của kính lúp.
  • D. Kính lúp dùng để quan sát những vật ở xa.

Câu 7: Biểu thức nào sau đây xác định điện trở của dây dẫn?

  • A. TRẮC NGHIỆM
  • B. TRẮC NGHIỆM
  • C. TRẮC NGHIỆM
  • D. TRẮC NGHIỆM

Câu 8: Nếu tăng hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn lên 3 lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này thay đổi như thế nào?

  • A. Giảm 3 lần
  • B. Tăng 3 lần
  • C. Không thay đổi
  • D. Tăng 1,5 lần

Câu 9: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào điện trở đó là 36V thì cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn đó là bao nhiêu?

  • A. 1A
  • B. 1,5A
  • C. 2A
  • D. 2,5A

Câu 10: Công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch có hai điện trở  và  mắc song song là?

  • A. TRẮC NGHIỆM
  • B. TRẮC NGHIỆM
  • C. TRẮC NGHIỆM
  • D. TRẮC NGHIỆM

Câu 11: Cho ba điện trở TRẮC NGHIỆM mắc song song với nhau. Điện trở tương đương đương của đoạn mạch nhận giá trị nào trong các giá trị sau đây?

  • A. TRẮC NGHIỆM
  • B. 2R
  • C. 3R
  • D. R

Câu 12: Chọn phát biểu đúng về sự chuyển hóa năng lượng trong các dụng cụ dưới đây?

  • A. Đèn LED: Quang năng biến đổi thành nhiệt năng.
  • B. Nồi cơm điện: Nhiệt năng biến đổi thành điện năng.
  • C. Quạt điện: Điện năng biến đổi thành cơ năng và nhiệt năng.
  • D. Máy bơm nước: Cơ năng biến đổi thành điện năng và nhiệt năng.

Câu 13: Trên một bóng đèn có ghi: 3V-3W, điện trở của bóng đèn là:

  • A. 9Ω
  • B. 3Ω
  • C. 6Ω
  • D. 12Ω

Câu 14: Một bóng đèn điện có ghi 220V - 100W được mắc vào hiệu điện thế 220V. Biết đèn này được sử dụng trung bình 4 giờ trong 1 ngày. Điện năng tiêu thụ của bóng đèn này trong 30 ngày là bao nhiêu?

  • A. 12 kW.h
  • B. 400kW.h
  • C. 1440kW.h
  • D. 43200kW.h

Câu 15: Điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là

  • A. số đường sức từ qua tiết diện dây lúc lớn, lúc nhỏ (biến thiên). 
  • B. số đường sức từ qua tiết diện dây là rất nhỏ.
  • C. số đường sức từ qua tiết diện dây là bằng không.
  • D. số đường sức từ qua tiết diện dây là rất lớn

Câu 16: Ta có thể dùng nam châm nào để tạo ra dòng điện?

  • A. Nam châm vĩnh cửu.
  • B. Nam châm điện.
  • C. Cả nam châm điện và nam châm vĩnh cửu .
  • D. Không có loại nam châm nào cả.

Câu 17: Trường hợp nào dưới đây trong cuộn dây không xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều?

  • A. Cho nam châm quay trước một cuộn dây dẫn kín, các đường sức từ bị cuộn dây cắt ngang.
  • B. Cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm và cắt các đường sức từ của từ trường.
  • C. Liên tục cho một cực của nam châm lại gần rồi ra xa một đầu cuộn dây dẫn kín.
  • D. Đặt trục Bắc Nam của thanh nam châm trùng với trục của một ống dây rồi cho nam châm quay quanh trục đó.

Câu 18: Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua dụng cụ nào dưới đây, khi chúng hoạt động bình thường?

  • A. Máy bơm nước chạy điện
  • B. Công tắc
  • C. Dây dẫn điện ở gia đình
  • D. Đèn báo của tivi

Câu 19: Các thiết bị nào sau đây không sử dụng dòng điện xoay chiều?

  • A. Máy thu thanh dùng pin.
  • B. Bóng đèn dây tóc mắc vào điện nhà 220V.
  • C. Tủ lạnh.
  • D. Ấm đun nước.

Câu 20: Khi tiến hành thí nghiệm cho dòng điện chạy qua đùi ếch thì đùi ếch co lại, đó là tác dụng nào của dòng điện?

  • A. Tác dụng hóa học
  • B. Tác dụng từ
  • C. Tác dụng sinh lí
  • D. Tác dụng nhiệt

Câu 21: Năng lượng hóa thạch được tạo nên từ 

  • A. Nguồn nhiên liệu tái tạo 
  • B. Đá chứa ít nhất 50% xác động và thực vật 
  • C. Chỉ bao gồm dầu mỏ và than đá 
  • D. Việc phân hủy xác các vật sống qua hàng triệu năm

Câu 22: Đâu không phải là năng lượng hóa thạch?

  • A. Dầu hỏa
  • B. Than đá
  • C. Khí thiên nhiên
  • D. Gỗ

Câu 23: Đâu không là ưu điểm của các nguồn năng lượng tái tạo?

  • A. Liên tục được bổ sung nhanh chóng.
  • B. Có sẵn để sử dụng.
  • C. Ít tác động tiêu cực đến môi trường so với nhiên liệu hóa thạch.
  • D. Có thể bị cạn kiệt 

Câu 24: Công nghệ khai thác năng lượng từ sóng biển nào chỉ cần đặt các thiết bị nổi trên mặt biển? 

  • A. Công nghệ Point Absorber
  • B. Công nghệ Oscillating 
  • C. Công nghệ Attenuator
  • D. Công nghệ Attenuator và Oscillating

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác