Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Hóa học 9 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 9 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hợp kim nào sau đây được sử dụng làm dây dẫn điện?

  • A. Thép
  • B. Đồng thau
  • C. Nhôm
  • D. Đồng tinh khiết

Câu 2: Phản ứng đặc trưng của alkane là:

  • A. Phản ứng thế.
  • B. Phản ứng cộng.
  • C. Phản ứng tách nước.
  • D. Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn.

Câu 3: Công thức tổng quát của alkene là:

  • A. CₙH₂ₙ₋₂
  • B. CₙH₂ₙ₊₂
  • C. CₙH₂ₙ
  • D. CₙH₂ₙ₋₄

Câu 4: Thép thường có ứng dụng trong

  • A. làm lõi dây điện.                              
  • B. làm đồ trang sức.
  • C. làm xoong, nồi, chảo.                       
  • D. làm cầu.

 Câu 5: Phương trình hóa học khi cho Zn phản ứng với hơi nước ở nhiệt độ cao là

  • A. Zn + H2O TRẮC NGHIỆMZnO + H2.              
  • B. Zn + H2O TRẮC NGHIỆMZnOH.
  • C. Zn + H2O TRẮC NGHIỆMZn(OH)2.                          
  • D. Zn + H2O TRẮC NGHIỆMZnO2 + H2.

Câu 5: Dung dịch nào sau đây tác dụng được với kim loại Cu?

  • A. HCl
  • B. HNO3 loãng
  • C. H2SO4 loãng
  • D. KOH

Câu 6: Dãy các kim loại đều tác dụng với dung dịch HCl là:

  • A. Na, Al, Cu, Mg.            
  • B. K, Na, Al, Ag.   
  • C. Na, Fe, Cu, Mg.            
  • D. Zn, Mg, Na, Al.

Câu 7: Phương pháp chung để điều chế các kim loại Na, Ca, Al trong công nghiệp là

  • A. điện phân dung dịch.              
  • B. điện phân nóng chảy.
  • C. nhiệt luyện.                  
  • D. thủy luyện.

Câu 8: Có các nguyên liệu:

(1). Quặng sắt.

(2). Quặng Chromite.

(3). Quặng Bauxite.

(4). Than cốc.

(5). Than đá.

(6). Đá vôi (thành phần chính CaCO3).

Những nguyên liệu dùng để luyện gang là:

  • A. (1), (3), (4), (5).
  • B. (1), (4),
  • C. (1), (3), (5).
  • D. (1), (4), (6).

Câu 9: Ở điều kiện thường, phi kim có thể tồn tại ở  trạng thái 

  • A. lỏng và khí.                 
  • B. rắn và lỏng.                           
  • C. rắn và khí.                   
  • D. rắn, lỏng, khí.

Câu 10: Chất được dùng để tẩy trắng giấy và bột giấy trong công nghiệp là

  • A. N2O.
  • B. CO2.
  • C. SO2.
  • D. NO2.

Câu 11: Chọn câu đúng trong các câu sau:

  • A. Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất có trong tự nhiên.
  • B. Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất của carbon.
  • C. Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ.
  • D. Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các chất trong cơ thể sống.

Câu 12: Dãy các chất nào sau đây đều là hydrocarbon? 

  • A. C2H6, C4H10, C2H4.      
  • B. CH4, C2H2, C3H7Cl.               
  • C. C2H4, CH4, C2H5Cl.     
  • D. C2H6O, C3H8, C2H2.

Câu 13: CH3CH3 có tên là

  • A. methane. 
  • B. ethane. 
  • C. propane. 
  • D. butane.

Câu 14: Trong công nghiệp, các alkane được điều chế từ nguồn nào sau đây?

  • A. Sodium acetate.                                                      
  • B. Dầu mỏ và khí dầu mỏ.
  • C. Aluminium carbide (Al4C3).                           
  • D. Khí biogas.

Câu 15: Ethylene không được dùng để

  • A. Tổng hợp ethylic alcohol
  • B. Sản xuất dung môi hữu cơ 
  • C. Kích thích quả mau chín.
  • D. Sản xuất cao su buna.

 Câu 17: Alkene không phản ứng được với chất nào dưới đây?

  • A. Br2.         
  • B. Cl2.          
  • C. NaCl.       
  • D. H2.

Câu 16: Eethylene có lẫn tạp chất là SO2, CO2 và hơi nước. Có thể loại bỏ tạp chất bằng cách:

  • A. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch brom dư
  • B. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch NaCl dư
  • C. Dẫn hỗn hợp lần lượt qua bình đựng dung dịch NaOH dư và bình đựng dung dịch H2SO4 đặc.
  • D. Dẫn hỗn hợp lần lượt qua bình đựng dung dịch brom dư và bình đựng dung dịch H2SO4 đặc.

Câu 17: Thành phần chính của dầu mỏ là

  • A. dẫn xuất hydrocarbon.
  • B. hydrocarbon.     
  • C. carbon.
  • D. NaCl.

Câu 18: Vì sao không đun bếp than trong phòng kín?

  • A. Vì than tỏa nhiều nhiệt dẫn đến phòng quá nóng.
  • B. Vì than cháy tỏa ra rất nhiều khí CO, CO2 có thể gây tử vong nếu ngửi quá nhiều trong phòng kín.
  • C. Vì than không cháy được trong phòng kín.
  • D. Vì giá thành than khá cao.

Câu 19: Ethylic alcohol trong phân tử gồm

  • A. nhóm ethyl ( C2­H5) liên kết với nhóm – OH.        
  • B. nhóm methyl (CH3) liên kết với nhóm – OH.
  • C. nhóm hydrocarbon liên kết với nhóm – OH.         
  • D. nhóm methyl ( CH3) liên kết với oxygen.

Câu 20: Hình ảnh dưới đây là mô hình phân tử chất nào?

  • A. C2H5OH.                     
  • B. CH3COOH.                  
  • C. CH3OH.                        
  • D. HCOOH.

Câu 21: Cho 12,395 lít khí ethylene ( đktc) tác dụng với nước có sulfuric acid ( H2SO4) làm xúc tác, thu được 9,2 gam ethylic alcohol. Hiệu suất phản ứng là

  • A. 40%.       
  • B. 45%.        
  • C. 50%.        
  • D. 55%.

Câu 22: Để oxi hóa hoàn toàn một kim loại R thành oxide phải dùng một lượng oxygen bằng 40% lượng kim loại đã dùng. R là kim loại nào sau đây?

  • A. Fe.                     
  • B. Al.                     
  • C. Mg.                   
  • D. Ca.

Câu 23: Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm khí X tác dụng với chất rắn Y, nung nóng sinh ra khí Z:

Phương trình hoá học của phản ứng tạo thành khí Z là

  • A. CuO + H2  TRẮC NGHIỆM Cu + H2O.                                
  • B. Fe2O3 + 3H2  TRẮC NGHIỆM 2Fe + 3H2O.
  • C. CuO + CO TRẮC NGHIỆM Cu + CO2.                                
  • D. 2HCl + CaCO3 TRẮC NGHIỆM CaCl2 + CO2 + H2O.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác