Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Cánh diều tập 1 Ôn tập bài 2: Truyện và thơ Nôm (P1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 cánh diều Ôn tập bài 2: Truyện và thơ Nôm (P1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

 

Câu 1: Truyện thơ Nôm là gì?

  • A. Là truyện thơ được viết bằng chữ Nôm thường dùng thể thơ lục bát để kể chuyện.
  • B. Là truyện được viết bằng chữ Nôm.
  • C. Là truyện được viết bằng thể song thất lục bát.
  • D. Là truyện thơ được viết bằng chữ Nôm thường dùng thể thơ song thất lục bát để kể chuyện.

Câu 2: Đâu là đặc điểm nổi bật của truyện thơ Nôm?

  • A. Sự kết hợp giữa hiện thực và kì ảo.
  • B. Sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình.
  • C. Sự kết hợp giữa chữ Hán và chữ Nôm.
  • D. Lấy nguyên văn cốt truyện từ một truyện khác có nguồn gốc từ Trung Hoa để sáng tác.

Câu 3: Mô hình cốt truyện trong truyện thơ Nôm là gì?

  • A. Gặp gỡ - Đoàn tụ - Lưu lạc.
  • B. Gia biến – Lưu lạc – Đoàn tụ.
  • C. Gặp gỡ - Gia biến – Lưu lạc.
  • D. Gặp gỡ - Lưu lạc – Đoàn tụ.

Câu 4: Đâu là nhận xét đúng về giá trị của Truyện Kiều

  • A. Tác phẩm được viết bằng thể song thất lục bát, là sựu phản chiếu nhiều giá trị văn hóa nghệ thuật của dân tộc.
  • B. Tác phẩm là sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại, giữa văn học và hội họa.
  • C. Tác phẩm là sự tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại.
  • D. Tác phẩm hội tụ những giá trị văn hóa, nghệ thuật của văn học dân tộc và sự tiếp thu văn học nước ngoài.

Câu 5: Nội dung chính của đoạn trích Cảnh ngày xuân là gì?

  • A. Khung cảnh Thúy Kiều cùng hai em đi du xuân, trước khi gặp Kim Trọng.
  • B. Khung cảnh thiên nhiên khi Thúy Kiều gặp gỡ Kim Trọng.
  • C. Khung cảnh thiên nhiên khi Thúy Kiều chia tay Kim Trọng để trở về nhà.
  • D. Khung cảnh thiên nhiên khi Thúy Kiều đi du xuân một mình.

Câu 6: Lễ Thanh Minh được nhắc đến trong đoạn thơ có ý nghĩa gì?

  • A. Thường diễn ra vào đầu tháng Hai hàng năm.
  • B. Đây là dịp lễ lớn để tỏ lòng thành kính với ông bà, cha mẹ và những người thân đã mất, cũng là dịp thắp hương cho những ngôi mộ vô chủ để thể hiện tấm lòng với những người thiệt thòi trong cuộc đời.
  • C. Mùa hạ khí trời trong xanh, mọi người đi tảo mộ, tức đi thăm viếng và sửa sang lại phần mộ của người thân.
  • D. Mùa xuân khí trời trong xanh, mọi người đi thăm viếng họ hàng.

Câu 7: Khung cảnh đi du xuân được miêu tả trong Cảnh ngày xuân như thế nào?

  • A. Vắng vẻ, tẻ nhạt.
  • B. U ám, nặng nề.
  • C. Yên ắng, vắng vẻ.
  • D. Rộn ràng, huyên náo, sinh động, vui tươi.

Câu 8: Hình ảnh “Nao nao dòng nước uốn quanh” gợi lên điều gì trong bài “Cảnh ngày xuân”?

  • A. Tâm trạng bình thản của con người khi ngày vui đã kết thúc.
  • B. Dòng chảy chậm rãi của con suối nhỏ.
  • C. Nỗi lưu luyến, tiếc nuối của lòng người khi ngày vui chóng qua.
  • D. Nỗi lo lắng phải đối diện với tương lai.

Câu 9: Đâu là nhận xét đúng về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên qua đoạn trích Cảnh ngày xuân?

  • A. Đối lập, trái ngược nhau.
  • B. Con người hòa hợp với thiên nhiên, có quan hệ hết sức mật thiết theo quan niệm: “Vạn vật nhất thể”.
  • C. Thiên nhiên làm nền cho con người xuất hiện nên khá mờ nhạt, không gây được ấn tượng cho người đọc.
  • D. Thiên nhiên là chủ thể của bức tranh, con người xuất hiện như một nhân tố để bức tranh ấy thêm sinh động.

Câu 10: Truyện Lục Vân Tiên có giá trị hiện thực là gì?

  • A. Lên án chế độ phong kiến hà khắc.
  • B. Ngợi ca tình bạn cao quý, tình yêu thủy chung.
  • C. Lên án những kẻ bất nhân, phi nghĩa, tráo trở.
  • D. Thể hiện ước mơ của nhân dân về người anh hùng “cứu khốn, phò nguy” và khát vọng công lí.

Câu 11: Truyện Lục Vân Tiên thuộc thể loại gì?

  • A. Truyền kì.
  • B. Truyện thơ Nôm.
  • C. Tiểu thuyết.
  • D. Thơ Nôm.

Câu 12: Trong những dòng thơ dưới đây, đâu là lời của người kể chuyện?

  • A. Ai than khóc ở trong xe nầy?
  • B. Xin theo cùng thiếp đền ân cho chàng.
  • C. Làm ơn há dễ trông người trả ơn.
  • D. Vân Tiên tả đột hữu xông.

Câu 13: Cảnh đánh cướp của Lục Vân Tiên được mô tả qua cặp câu lục bát nào dưới đây?

  • A. Vân Tiên mặt đỏ phừng phừng
  • B. Vân Tiên tả đột hữu xông
  • C. Lâm nguy chẳng gặp giải nguy
  • D. Nhớ câu kiến nghĩa bất vi

Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.

Câu 14: Đâu là nhận xét đúng về phẩm chất của Lục Vân Tiên thông qua cách cư xử của chàng?

  • A. Là môn đồ của cửa Khổng sân Trình với cách nói và cử chỉ cổ hủ, gia trưởng.
  • B. Là con nhà võ tướng, là hạng võ bền chỉ có vũ dũng.
  • C. Là con nhà võ tướng nhưng mang dáng dấp của môn đồ của cửa Khổng sân Trình.
  • D. Là môn đồ của cửa Khổng sân Trình với cách nói và cử chỉ lịch thiệp, nho nhã.

Câu 15: “Kiến nghĩa bất vi” được Lục Vân Tiên nhắc đến là gì?

  • A. Thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải là người có dũng khí là việc nghĩa được ghi trong sách Thánh hiền.
  • B. Thấy việc bất bình thì phải ra tay cứu giúp.
  • C. Thấy việc nguy hiểm thì không nên ra tay tránh tổn hại đến thân mình.
  • D. Thấy việc nguy hiểm thì nên tìm người đến giúp còn bản thân không nên tham dự để tránh hậu họa.

Câu 16: Truyện Lục Vân Tiên đã thể hiện rõ đặc điểm chức năng nào của văn học trung đại?

  • A. Văn dĩ ngôn chí.
  • B. Ý tại ngôn ngoại.
  • C. Văn dĩ tải đạo.
  • D. Văn dĩ ngôn chí và tải đạo.

Câu 17: Truyện Lục Vân Tiên có ảnh hướng đến sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân Nam Bộ dưới những hình thức nào?

  • A. Đối Lục Vân Tiên.
  • B. Kể thơ, nói thơ Vân Tiên.
  • C. Diễn chèo Vân Tiên.
  • D. Vè Vân Tiên.

Câu 18: Điển tích, điển cố được sử dụng trong văn bản của người Việt có nguồn gốc từ đâu?

  • A. Trung Quốc và từ văn học cổ nước ngoài.
  • B. Ấn Độ và từ văn học cổ trong nước.
  • C. Trung Quốc và từ văn học cổ trong nước.
  • D. Nhật Bản và từ văn học cổ nước ngoài.

Câu 19: Tìm điển tích, điển cố trong hai câu thơ dưới đây:

Đội trời đạp đất ở đời,

Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông.

  • A. Họ từ tên Hải.
  • B. Vốn người Việt Đông.
  • C. Đội trời đạp đất.
  • D. Đội trời đạp đất ở đời.

Câu 20: Giải thích điển cố được in đậm trong câu thơ dưới đây:

Non Yên dầu chẳng tới miền

Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.

(Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn)

  • A. Là một ngọn núi ở phía Bắc Việt Nam.
  • B. Là tứ núi Yên Nhiên ở vùng ngoại Mông, gắn với việc Đậu Hiến thời Hậu Hán đuổi giặc Thiều Vu lên núi Yên Nhiên liền khắc đá ghi công ở đó rồi trở về.
  • C. Là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Trung Quốc gắn với công cuộc mở mang bờ cõi của Đại Thanh.
  • D. Là ngọn núi nơi Khổng Tử thường đến ngắm cảnh.

Câu 21: Điển cố nào dưới đây nói về địa thế núi non hiểm trở?

  • A. Bách nhị sơn hải.
  • B. Bách nhị sơn hà.
  • C. Bát nhị sơn hà.
  • D. Bách nhị hoặc bách nhị sơn hà.

Câu 22: Các tác phẩm mượn điển tích Ngưu Lang – Chức Nữ để thể hiện điều gì?

  • A. Sự tốt đẹp trong tình yêu.
  • B. Sự phản bội trong tình yêu.
  • C. Sự cách trở trong tình yêu.
  • D. Sự môn đăng hộ đối trong tình yêu.

Câu 23: Theo em, giai đoạn suy tàn của điển cố trong sáng tác diễn ra khi nào?

  • A. Khi chúng ta giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
  • B. Trong giai đoạn 1000 năm Bắc thuộc.
  • C. Khi chữ Quốc ngữ xuất hiện, chữ Hán và chữ Nôm không còn được sử dụng nữa.
  • D. Giai đoạn đất nước đổi mới năm 1986.

Câu 24: Đâu khôngphải là mục đích khi các nhà văn, nhà thơ mượn điển tích, điển cố vào trong sáng tác?

  • A. Xây dựng hình tượng nhân vật.
  • B. Miêu tả hoàn cảnh chính trị, xã hội đương thời.
  • C. Giúp cho tác phẩm thêm hài hước, gây được tiếng cười.
  • D. Bộc lộ chí hướng.

Câu 25: Lời độc thoại trong tác phẩm văn học có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Là lời các nhân vật chính trao đổi với nhau trong một cuộc hội thoại.
  • B. Là lời nhân vật tự nói với chính mình.
  • C. Diễn tả suy nghĩ, tình cảm đang diễn ra trong nội tâm nhân vật.
  • D. Là lời nhân vật tự nói với chính mình hoặc với một người nào đó trong tưởng tượng, diễn tả suy nghĩ, tình cảm đang diễn ra trong nội tâm nhân vật.

Câu 26: Dựa vào đâu để có thể xác định chủ đề của một tác phẩm?

  • A. Dựa vào dung lượng của tác phẩm.
  • B. Dựa vào thời kì sáng tác tác phẩm đó.
  • C. Dựa vào các thành tố cơ bản tạo nên nội dung tác phẩm (cốt truyện, chi tiết, nhân vật, sự kiện,…).
  • D. Dựa vào thể loại của tác phẩm.

Câu 27: Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích thuộc phần nào của Truyện Kiều?

  • A. Phần thứ nhất: Gặp gỡ và đính ước.
  • B. Phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc.
  • C. Phần thứ ba: Đoàn tụ.
  • D. Phần thứ hai: Gia biến và đoàn tụ.

Câu 28: Tình cảnh của Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích là gì?

  • A. Thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần.
  • B. Một mình, cô đơn, trơ trọi giữa một không gian rộng lớn, mênh mông: “bốn bề bát ngát”.
  • C. Ấm áp, Thúy Kiều như được an ủi sau nhiều biến cố.
  • D. Ngột ngạt, bí bách, chán trường vì xung quanh không có người qua lại.

Câu 29: Tính từ “bẽ bàng” trong câu thơ “Bẽ bàng mây sớm đèn khuya” có ý nghĩa như thế nào?

  • A. Gợi lên sự chán chường, tẻ nhạt khi phải ở một nơi hoang vu.
  • B. Gợi lên sự cô đơn, lẻ loi trong căn lầu Ngưng Bích cao rộng.
  • C. Gợi lên sự xấu hổ và tủi thẹn của Kiều khi nghĩ đến thân phận và duyên phận của mình. 
  • D. Gợi lên sự tìm kiếm, mong chờ sẽ nhìn thấy sự xuất hiện của con người.

Câu 30: Nàng Kiều đã lo lắng điều gì khi nghĩ về cha mẹ?

  • A. Lo lắng cho cha mẹ ngày ngày mong ngóng tin tức con khi mà đã tuổi cao sức yếu không biết có ai chăm sóc cho không, hai em có làm tốt nghĩa vụ và trách nhiệm của phận làm con hay không.
  • B. Lo lắng cha mẹ cô đơn nơi quê nhà.
  • C. Lo lắng cha mẹ thiếu thốn, khó khăn, vất vả trong cuộc sống.
  • D. Lo lắng cha mẹ già yếu, sức khỏe không tốt.

 

 

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác