Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo bài 4 Đọc Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài phần 2- sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tác giả của văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát là ai?

  • A. Y Phương
  • B. Thạch Lam
  • C. Vũ Bằng
  • D. Xuân Quỳnh

Câu 2: Tác giả của văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát là người dân tộc:

  • A. Kinh
  • B. Dao
  • C. Tày
  • D. Thái

Câu 3: Năm sinh của tác giả là:

  • A. 1948
  • B. 1983
  • C. 1936
  • D. 1947

Câu 4: Tác giả quê ở đâu?

  • A. Cao Bằng
  • B. Bắc Cạn
  • C. Lạng Sơn
  • D. Nghệ An

Câu 5: Phong cách nghệ thuật của tác giả Y Phương là gì?

  • A. thể hiện vẻ đẹp chân thật, trong sáng, mạnh mẽ, cách biểu đạt giàu hình ảnh theo cách nhìn, cách nghĩ của người miền núi.
  • B. thể hiện vẻ đẹp qua lăng kính chủ quan của tác giả, nó trong sáng, mạnh mẽ, cách biểu đạt giàu hình ảnh theo cách nhìn, cách nghĩ của người miền núi.
  • C. thể hiện vẻ đẹp chân thật, trong sáng, mạnh mẽ, cách biểu đạt giàu hình ảnh theo cách nhìn, cách nghĩ của người dân sống dựa vào nghề đánh bắt hải sản.
  • D. không có ý nào đúng

Câu 6: Ý nào dưới đây là  tác phẩm của tác giả Y Phương?

  • A. Người Núi Hoa
  • B. Thơ Y Phương, Đàn Then
  • C. Tiếng hát tháng Giêng
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 7: Thể loại của tác phẩm là gì?

  • A. truyện ngắn
  • B. tiểu thuyết
  • C. tản văn
  • D. bút kí

Câu 8: Văn bản trích trong tác phẩm nào?

  • A. Người Núi Hoa
  • B. Thơ Y Phương, Đàn Then
  • C. Tiếng hát tháng Giêng
  • D. Tháng Giêng – tháng Giêng một vòng dao quắm

Câu 9: Phương thức biểu đạt của văn bản là:

  • A. tự sự
  • B. biểu cảm
  • C. nghị luận
  • D. tất cả những ý trên đều đúng

Câu 10: Văn bản kể theo ngôi:

  • A. ngôi thứ nhất
  • B. ngôi thứ ba

Câu 11: Có thể chia văn bản  thành mấy phần?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 12: Nội dung phần 1 là gì?

  • A. Giới thiệu về hạt dẻ Trùng Khánh
  • B. Tình cảm yêu mến của tác giả dành cho hạt dẻ Trùng Khánh và khu rừng hạt dẻ
  • C. Hạt dẻ Trùng Khánh được trồng bởi bàn tay của những con người miền núi sống hồn nhiên, chân chất
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 13: Nội dung phần 2 là gì?

  • A. Giới thiệu về hạt dẻ Trùng Khánh
  • B. Tình cảm yêu mến của tác giả dành cho hạt dẻ Trùng Khánh và khu rừng hạt dẻ
  • C. Hạt dẻ Trùng Khánh được trồng bởi bàn tay của những con người miền núi sống hồn nhiên, chân chất
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 14: Nội dung phần 3 là gì?

  • A. Giới thiệu về hạt dẻ Trùng Khánh
  • B. Tình cảm yêu mến của tác giả dành cho hạt dẻ Trùng Khánh và khu rừng hạt dẻ
  • C. Hạt dẻ Trùng Khánh được trồng bởi bàn tay của những con người miền núi sống hồn nhiên, chân chất
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 15: Ý nào dưới đây là đặc điểm của hạt dẻ Trùng Khánh:

  • A. Giống hạt dẻ Trùng Khánh là “số một La Mã”, không ở đâu bằng.
  • B. Thông thường, hạt dẻ Trùng Khánh “tròn đều”, thỉnh thoảng cũng có hạt méo mó.
  • C. Hạt dẻ bắt đầu chín vào “cữ cuối tháng Tám âm lịch”. 
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng.

Câu 16: Tìm ý chưa những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả về hạt dẻ, rừng dẻ quê hương.

  • A. Trên khắp đất nước ta, không đâu có giống mác lịch ngon ngọt và thơm bùi như ở Trùng Khánh.
  • B. Cái đó thì ...vưỡn.
  • C. Cốm trộn hạt dẻ là một thứ vật quý, dùng để khoản đãi quý nhân.
  • D. Hạt dẻ rơi rơi như mưa màu nâu. Đó là bản nhạc mùa thu ở quê tôi không thể nào quên.
  • E. Tất cả những ý trên đều đúng.

Câu 17: Theo tác giả, hạt dẻ Trùng Khánh có đặc điểm như thế nào?

  • A. Vỏ cứng, mỏng, có nhiều lồng măng
  • B. Vỏ mỏng, mềm, có nhiều lồng măng
  • C. Vỏ cứng, dày, có nhiều lồng măng
  • D. Vỏ mềm, dày, có nhiều lồng măng

Câu 18: Theo tác giả, vì sao giống hạt dẻ Trùng Khánh là số một La Mã chứ không chịu nhì?

  • A. Vì nó đắt đỏ, hiếm có
  • B. Vì nó to hơn những loại hạt dẻ khác
  • C. Vì nó khó trồng
  • D. Vì nó ngọt thơm bởi tay người trông và bón chăm

Câu 19: Theo tác giả, hạt dẻ trộn với món ăn nào là một phát minh mới của người anh rể ông?

  • A. Cốm
  • B. Chuối
  • C. Hạt sen
  • D. Sắn

Câu 20: Giá trị nghệ thuật của tác phẩm là:

  • A. Tản văn giàu cảm xúc, suy nghĩ của tác giả về hạt dẻ Trùng Khánh
  • B. Ngôn ngữ tinh tế, sống động, giàu hình ảnh và chất trữ tình
  • C. A và B đều đúng
  • D.A và B đều sai

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác