Tóm tắt kiến thức ngữ văn 7 chân trời bài 4: Đọc Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 7 chân trời bài 4: Đọc Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

- Y Phương (sinh năm 1948) tên thật là Hứa Vĩnh Sước.

- Quê quán: Trùng Khánh - Cao Bằng , ông là người dân tộc Tày.

- Ông nhập ngũ năm 1968, phục vụ trong quân đội đến năm 1981 chuyển về công tác tại sở văn hóa và thông tin tỉnh Cao Bằng.

- Năm 1993 là chủ tịch hội văn nghệ Cao Bằng

2. Tác phẩm

- Trích Tháng Giêng - tháng Giêng một vòng dao quắm.

- Trùng Khánh: là một huyện nằm ở tỉnh Cao Bằng, nổi tiếng với sản vật hạt dẻ, được trồng ở nhiều xã.

3. Đọc văn bản

- Thể loại: tản văn

- Bố cục: 3 phần

+ Phần 1 (từ đầu đến “…cốm trộn hạt dẻ là một thứ vật quý, dùng để khoản đãi quý nhân”): giới thiệu về vị ngon và giá trị của hạt dẻ Trùng Khánh.

+ Phần 2 (tiếp đến “…trên đầu mẹ có cả một rừng dẻ đang độ ngọt bùi…”): Ca ngợi vẻ đẹp và giá trị văn hóa, du lịch của rừng dẻ.

+ Phần 3 (còn lại): Ý nghĩa của mối tương giao giữa con người với tự nhiên.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

1. Vị ngon và giá trị của hạt dẻ Trùng Khánh.

- Tác giả khẳng định: Giống hạt dẻ Trùng Khánh là số một La Mã chứ không chịu nhì.

- Tác giả lí giải cho vị trí số một của hạt dẻ Trùng Khánh là vì: Nếu mang hạt dẻ đó đi trồng nơi khác sẽ cho mùi vị hoàn toàn khác lạ.

- Tác giả đã giới thiệu về hạt dẻ qua các đặc điểm:

+ Hình dáng: tròn đều, hạt nhỏ nhất bằng ngón chân cái.

+ Màu sắc: Khi chín, vỏ lên màu hỗn hợp, giữa nâu và tía. Khi còn tươi, thịt của nó rắn chắc, giòn tan, vị ngọt thanh và có màu vàng hoàng yến.

+ Vỏ: có vỏ cứng, dày và có nhiều lông măng.

+ Cách ăn: đem luộc, hấp hoặc nướng chín sẽ có hương thơm và vị ngọt bùi tự nhiên.

+ Thời gian thu hoạch: mùa thu – tháng 8 âm lịch.

- Cốm trộn hạt dẻ trở thành một món ăn đặc sản, sang trọng, một thứ vật quý để khoản đãi quý nhân.

=> Tác giả giới thiệu một cách say mê, tự hào về sản vật quê hương.

2. Vẻ đẹp và giá trị văn hóa, du lịch của rừng dẻ

- Âm thanh: dẻ lao xao, rì rào, tí tách rơi theo nhịp, rừng dẻ khe khẽ hát như rang.

- Màu sắc: Hạt dẻ rơi rơi như mưa màu nâu

=> Không gian thơ mộng, nơi con người hòa mình vào thiên nhiên, cảm nhận được vẻ đẹp, lắng nghe được thanh âm, khúc hát của rừng dẻ.

- Nghệ thuật nhân hóa khiến cho cây cối, động vật trong rừng trở nên sống động, gần gũi với con người.

- Tác giả kiến nghị: phát triển du lịch, rừng dẻ là địa điểm

=> Vẻ đẹp say đắm lòng người của rừng dẻ và tình cảm say mê, tự hào của tác giả với hạt dẻ, rừng dẻ và niềm mong muốn được giao hòa với thiên nhiên.

3. Ý nghĩa của mối tương giao giữa thiên nhiên với con người

- Con người và thiên nhiên gắn bó, gần gũi, giao hòa, tâm hồn con người cũng hồn hậu như cỏ cây.

III. TỔNG KẾT

1. Nghệ thuật

- Ngôn ngữ giàu cảm xúc.

- Lối viết hấp dẫn, thú vị.

- Cách triển khai ý kiến, lí lẽ mạch lạc, rõ ràng.

2. Nội dung

- Tác giả Y Phương đã thể hiện sự say mê, tự hào của tác giả đối với hạt dẻ, rừng rẻ. Văn bản cũng thể hiện Cái tôi tinh tế, độc đáo, mới lạ của nhà văn chứa đựng sự nhạy cảm với sự rung động về cảnh vật thiên nhiên, những sản vật tinh túy của đất trời.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức văn 7 CTST bài 4 Đọc Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát, kiến thức trọng tâm ngữ văn 7 chân trời bài 4: Đọc Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát, Ôn tập văn 7 chân trời bài Đọc Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát

Bình luận

Giải bài tập những môn khác