Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 7 cánh diều học kì II (P4)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 cánh diều học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong truyện "Đẽo cày giữa đường", người thợ mộc đã bỏ ra bao nhiêu quan tiền để mua gỗ về làm nghề đẽo cày?

  • A. Hai trăm quan tiền
  • B. Ba trăm quan tiền
  • C. Bốn trăm quan tiền
  • D. Năm trăm quan tiền

Câu 2: Kết cục của số cày được đẽo là gì?

  • A. Mọi người mua hết cày, anh thợ mộc giàu lên nhanh chóng
  • B. Đúng như người ta nói, số cày được bán cho người phá hoang dùng voi đi cày ruộng
  • C. Hỏng hết và bao nhiêu vốn liếng đi đời nhà ma sạch
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 3: Tính chất nổi bật của truyện ngụ ngôn là gì?

  • A. Ẩn dụ đầy kịch tính
  • B. Giáo dục con người
  • C. Tố cáo xã hội
  • D. Cải tạo con người và xã hội

Câu 4: Trong truyện ngụ ngôn "Ếch ngồi đáy giếng", khi nước tràn vào giếng và đưa ếch ra ngoài, thái độ của ếch như thế nào khi nhìn thấy cảnh vật chung quanh?

  • A. Rất lo lắng và sợ sệt vì mọi thứ quá xa lạ.
  • B. Đắc ý vì cảnh vật mới không bằng nơi nó sinh sống bấy lâu.
  • C. Nghênh ngang đi lại khắp nơi, dương dương tự đắc vì nghĩ mình là chúa tể của muôn loài.
  • D. Cười nhạo báng tất cả mọi thứ ếch gặp trên đường.

Câu 5: Hậu quả của thái độ tự cao, tự đại của ếch là gì?

  • A. Ếch bị các con vật trên bờ cách li và phải trở về giếng cũ.
  • B. Ếch bị một con voi giẫm chết,
  • C. Ếch bị con người bắt và ăn thịt.
  • D. Ếch bị một con trâu đi qua giẫm cho bẹp dí.

Câu 6: Trong truyện ngụ ngôn "Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân", tại sao cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai lại so bì với bác Miệng?

  • A. Họ nhận thấy họ phải làm việc cực nhọc quanh năm, còn lão Miệng không phải làm gì vẫn có cái ăn
  • B. Từ lâu họ đã thấy lão Miệng khác họ
  • C. Họ không thích tính cách của lão Miệng
  • D. Cả B và C đều đúng

Câu 7: Trong truyện ngụ ngôn "Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân" các nhân vật đã tranh cãi về vấn đề gì?

  • A. Lao động
  • B. Sự hưởng thụ
  • C. sự phân chia công việc
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 8: Những kinh nghiệm được đúc kết trong các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất có ý nghĩa gì?

  • A. Là bài học dân gian về khí tượng, là hành trang, “túi khôn” của nhân dân lao động, giúp cho họ chủ động dự đoán thời tiết và nâng cao năng xuất lao động
  • B. Giúp nhân dân lao động chủ động đoán biết được cuộc sống và tượng lai của mình.
  • C. Giúp nhân dân lao động có một cuộc sống vui vẻ, nhàn hạ và sung sướng hơn.
  • D. Giúp nhân dân lao động sống lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống và công việc của mình.

Câu 9: Câu nào trái nghĩa với câu tục ngữ “Rét tháng ba bà già chết cóng” ?

  • A. Tháng ba mưa đám, tháng tám mưa cơn.
  • B. Bao giờ cho đến tháng ba/Hoa gạo rụng xuống bà già cất chăn.
  • C. Mưa tháng ba hoa đất/ Mưa tháng tư hư đất.
  • D. Bao giờ cho đến tháng ba/ Hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng.

Câu 10: Năm ông thầy bói trong truyện "Thầy bói xem voi" tượng trưng cho điều gì?

  • A. Sự thiếu hiểu biết của con người
  • B. Những góc khuất mà mỗi người không thể nhìn thấy
  • C. Sự phiến diện, chủ quan của con người
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 11: Từ nào sau đây là từ ghép?

  • A. Lận đận
  • B. Bơ vơ
  • C. Khắc khoải
  • D. Lặn lội

Câu 12: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu tục ngữ "Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo"?

  • A. Nhân hoá
  • B. Ẩn dụ
  • C. So sánh
  • D. Điệp ngữ

Câu 13: Trong bài thơ "Những cánh buồm", khi nghe con bước lòng cha đã có tâm trạng gì?

  • A. Vui phơi phới
  • B. Lo lắng
  • C. Thao thức
  • D. Bồn chồn khó tả

Câu 14: Nhà văn Hoàng Trung Thông quê ở đâu?

  • A. Nghệ An
  • B. Thanh Hóa
  • C. Thái Bình
  • D. Hà Nội

Câu 15: Đâu là câu hỏi của đứa con dành cho người cha của mình?

  • A. Bóng con tròn chắc nịch. - Sau trận mưa đêm rả rích - Cát càng mịn, biển càng trong - Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng.
  • B. Cha ơi! - Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời - Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?
  • C. Hai cha con bước đi trên cát - Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh - Bóng cha dài lênh khênh
  • D. Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa - Sẽ có cây, có cửa, có nhà, - Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến.

Câu 16: Nội dung chính của bài thơ "Mây và sóng" là:

  •    A. Miêu tả những trò chơi của trẻ thơ
  •    B. Thể hiện mối quan hệ giữa thiên nhiên và tâm hồn trẻ thơ
  •    C. Ca ngợi hình ảnh người mẹ và tấm lòng bao la của mẹ
  •    D. Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt

Câu 17: Ngôn ngữ thể hiện trong bài thơ "Mây và sóng" có đặc điểm gì?

  •    A. Ngôn ngữ hồn nhiên, trong sáng của trẻ thơ
  •    B. Ngôn ngữ thơ ca lãng mạn bay bổng
  •    C. Ngôn ngữ truyện trầm ngâm, sâu lắng
  •    D. Ngôn ngữ tưởng tượng, liên tưởng

Câu 18: Hình ảnh “mây và sóng” trong bài thơ cùng tên biểu tượng cho điều gì?

  •    A. Những thú vui lôi cuốn, hấp dẫn của cuộc sống.
  •    B. Vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên
  •    C. Tặng vật trời đất
  •    D. Những gì không có thực trong đời

Câu 19: Phương thức biểu đạt chính của bài thơ "Mẹ và quả" là gì?

  • A. Tự sự
  • B. Miêu tả
  • C. Biểu cảm
  • D. Nghị luận

Câu 20: Ở khổ thơ thứ hai bài thơ "Mẹ và quả", hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào?

  • A. Tần tảo
  • B, Vất vả
  • C. Âm thầm hi sinh
  • D. Vui vẻ, lạc quan

Câu 21: Những sắc thái nào của tinh thần yêu nước được tác giả đề cập đến trong văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"?

  • A. Tiềm tàng, kín đáo
  • B. Biểu lộ rõ ràng, đầy đủ
  • C. Khi thì tiềm tàng, kín đáo; lúc lại biểu lộ rõ ràng, đầy đủ.
  • D. Luôn luôn mạnh mẽ, sôi sục.

Câu 22: Nét đặc sắc về nghệ thuật của văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" là:

  • A. Xây dựng luận điểm ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu...
  • B. Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh, phép liệt kê, so sánh chọn lọc và đặc sắc. 
  • Bài văn là một mẫu mực về lập luận, bố cục và cách dẫn chứng của thể văn nghị luận.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 23: Theo tác giả văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ", sự giản dị trong đời sống vật chất của Bác Hồ bắt nguồn từ lí do nào?

  • A. Vì tất cả mọi người Việt Nam đều sống giản dị.
  • B. Vì đất nước ta còn quá nghèo nàn, thiếu thốn.
  • C.Vì Bác sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân.
  • D. Vì Bác muốn mọi người phải noi gương Bác.

Câu 24: Để làm sáng tỏ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã sử dụng các dẫn chúng như thế nào? 

  • A. Những dẫn chứng chỉ có tác giả mới biết
  • B. Những dẫn chứng cụ thể. phong phú, toàn diện và xác thực
  • C. Những dẫn chứng đối lập với nhau
  • D. Những dẫn chứng lấy từ các sáng tác thơ văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Câu 25: Ai là tác giả của "Cây tre Việt Nam"?

  • A. Tô Hoài
  • B. Thép Mới
  • C. Nam Cao
  • D. Nguyễn Minh Huệ

Câu 26: "Cây tre Việt Nam" là lời bình cho bộ phim nào?

  • A. Cây tre trăm đốt
  • B. Dòng máu Lạc Hồng
  • C. Cây tre Việt Nam
  • D. Người lính mùa đông

Câu 27: Biện pháp tu từ nổi bật trong văn bản "Cây tre Việt Nam" là:

  • A. So sánh
  • B. Ẩn dụ
  • C. Hoán dụ
  • D. Nhân hóa

Câu 28: Phẩm chất nào sau đây không được dùng để miêu tả cho cây tre?

  • A. ngay thẳng
  • B. can đảm
  • C. thủy chung
  • D. dịu dàng

Câu 29: Tre được sử dụng làm vũ khí gì trong chiến đấu?

  • A. Làm súng và làm chông.
  • B. Làm gậy tầm vông và làm súng,
  • C. Làm giáo mác và làm gậy tầm vông.
  • D. Làm gậy tầm vông và làm chông.

Câu 30: Đặc điểm Phong cách sáng tác của Huỳnh Như Phương là:

  • A. Không rộn ràng khái niệm, thuật ngữ
  • B. Nhận định sắc bén nhưng điềm đạm
  • C. Văn phong mềm mại nhưng quả quyết
  • D. Tất cả đáp án trên 

Câu 31: Trong văn bản "Người ngồi đợi trước hiên nhà", khoảng thời gian nào thì một nửa số gia đình của tác giả có người thân đi tập kết ra miền Bắc?

  • A. Cuối 1954 – đầu 1955
  • B. Cuối 1955 – đầu 1956
  • C. Cuối 1955 – đầu 1957
  • D. Cuối 1957 – đầu 1958 

Câu 32: Nhân vật dì Bảy trong "Người ngồi đợi trước hiên nhà" tên thật là gì?

  • A. Lê Thị Đào
  • B. Lê Thị Thỏa
  • C. Lê Thị Tám
  • D. Lê Thị Xuân

Câu 33: Từ "Thiên" trong từ nào sau đây không có nghĩa là "trời"?

  • A. Thiên lí
  • B. Thiên kiến
  • C. Thiên hạ
  • D. Thiên thanh

Câu 34: Âm hưởng sáng tác của Trần Cư thời kì trước Cách mạng tháng 8 có đặc điểm như thế nào? 

  • A. Mang nhiều nét buồn
  • B. Tâm trạng chung của cả thế hệ nhà văn mất nước khi đó
  • C. Hào hùng, mang âm hưởng chiến tranh
  • D. A và B đúng 

Câu 35: Văn bản "Trưa tha hương" được trích từ đâu?

  • A. Tổng hợp Văn học Việt Nam
  • B. Thành phố - những thước phim quay chậm
  • C. Bình luận 6 giờ
  • D. Hồ Chủ tịch, hình ảnh của dân tộc, tinh hoa của thời đại 

Câu 36: Trong văn bản "Trưa tha hương", sau khi nghe giọng ru em "Cái cò lặn lội bờ ao ...", nhân vật "tôi" đã nhớ đến điều gì?

  • A. Bạn bè
  • B. Quê hương
  • C. Mẹ
  • D. Nhà

Câu 37: Người viết đã chọn cách nào để triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản "Nghe xuồng Nam Bộ"? 

  • A. giới thiệu
  • B. Giải thích
  • C. Phân loại
  • D. A và B đúng

Câu 38: Khác với Tây Nguyên, ngoài dùng thuyền, cư dân miền núi phía Bắc còn dùng phương tiện gì?

  • A. Bè
  • B. Mảng
  • C. Ghe
  • D. A và B

Câu 39: Người Mông, Hà Nhì, Dao,... thường sử dụng phương tiện nào để di chuyển?

  • A. Xe quệt trâu kéo
  • B. Ghe
  • C. Ngựa
  • D. Xuồng

Câu 40: Thuật ngữ trong những câu dưới dây vào lĩnh vực khoa học phù hợp với hóa học?

  • A. Oxit là hợp chất của hai nguyên tố trong đó có một nguyên tố là oxi. Oxit gồm hai loại chính: oxit axit và oxit bazơ.

    B. Trùng roi là một cơ thể đơn bào có thể tự dưỡng như thực vật nhưng cùng có thể dị dưỡng như động vật.

    C. Ta gọi tam giác có ba góc nhọn là tam giác nhọn, tam giác có một góc tù là tam giác tù.

  • D.Cường độ dòng diện và hiệu điện thế có đặc điểm gì trong đoạn mạch nối tiếp và đoạn mạch song song

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác