Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 7 cánh diều học kì II (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 cánh diều học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ý nghĩa chính của thành ngữ đẽo cày giữa đường là gì?
  • A. Nên nghe theo người khác
  • B. Lắng nghe và học hỏi trước góp ý người khác
  • C. phê phán những người không có chính kiến của mình, tin người và không tập trung.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 2: Trong văn bản "Đẽo cày giữa đường", anh chàng khi nghe được lời khuyên của mọi người đã xử lí ra sao?

  • A. Nhanh chóng làm theo lời khuyên của người khác
  • B. Lắng nghe và tập trung làm việc tiếp
  • C. Học hỏi và lựa chọn góp ý đúng để làm
  • D. Không quan tâm 

Câu 3: Truyện ngụ ngôn khác truyện cười ở điểm nào?

  • A. Nhân vật chính của truyện là con người
  • B. Tạo không khí vui vẻ, thoải mái
  • C. Dùng cách nói bóng gió, kín đáo về loài đồ vật, con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó
  • D. Tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội

Câu 4: Trong truyện "Ếch ngồi đáy giếng", lí do nào mà Ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung?

  • A. Nó sống lâu ngày trong giếng, nhìn lên chỉ thấy một không gian bầu trời nhỏ và tròn bằng khuôn giếng.
  • B. Xung quanh nó chi có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ.
  • C. Êch kêu ồm ộp làm cho những con cua, con ốc hoảng sợ.
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 5: Trong truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng, các nhân vật đã tranh cãi về vấn đề gì?

  • A. Lao động
  • B. Sự hưởng thụ
  • C. sự phân chia công việc
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 6: Truyện "Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng" mang ý nghĩa gì?

  • A. Mỗi cá nhân không thể tách khỏi mối quan hệ mật thiết với cộng đồng
  • B. Sống trong cộng đồng cần có tinh thần tập thể, một người vì mọi người
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. A đúng, B sai

Câu 7:  Nhận xét nào sau đây giúp phân biệt rõ nhất tục ngữ và ca dao ?

  • A. Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, còn ca dao, câu đơn giản nhất cũng phải là một cặp lục bát (6/8).
  • B. Tục ngữ nói đến kinh nghiệm lao động sản xuất còn ca dao nói đến tư tưởng tình cảm của con người.
  • C. Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, ổn định, thiên về lí trí, nhằm nêu lên những nhận xét khách quan còn ca dao là thơ trữ tình, thiên về tình cảm, nhằm phô diễn nội tâm con người.
  • D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 8: Những câu tục ngữ đồng nghĩa là những câu tục ngữ như thế nào ?

  • A. Có ý nghĩa gần giống nhau
  • B. Có ý nghĩa trái ngược nhau
  • C. Có ý nghĩa hoàn toàn giống nhau
  • D. Có ý nghĩa mâu thuẫn với nhau.

Câu 9: Nội dung của hai câu tục ngữ “ Không thầy đố mày làm nên” và “ Học thầy không tày học bạn” có mối quan hệ như thế nào?

  • A. Hoàn toàn trái ngược nhau
  • B. Bổ sung ý nghĩa cho nhau
  • C. Hoàn toàn giống nhau
  • D. Gần nghĩa với nhau

Câu 10: Năm ông thầy bói trong truyện ngụ ngôn "thầy bói xem voi" tượng trưng cho điều gì?

  • A. Sự thiếu hiểu biết của con người
  • B. Những góc khuất mà mỗi người không thể nhìn thấy
  • C. Sự phiến diện, chủ quan của con người
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 11: Tình huống nào sau đây ứng với thành ngữ “Thầy bói xem voi”?

  • A. Một lần bạn An không soạn bài, lớp trưởng cho rằng bạn ấy học yếu.
  • B. Một lần không vâng lời, con bị mẹ mắng.
  • C. Bạn hát không hay, cô giáo nói rằng bạn ấy không có năng khiếu ca hát.
  • D. Một bạn đi học muộn, cô giáo yêu cầu viết bản kiểm điểm

Câu 12: Dấu hai chấm trong chuỗi câu sau có tác dụng gì?

Con lại trỏ cánh buồm nói khẽ:
“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé, để con đi…”

  • A. Báo hiệu một sự liệt kê.
  • B. Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận trước.
  • C. Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.

Câu 13: Cảnh vật thiên nhiên trong "Những cánh buồm" hiện lên như thế nào?

  • A. Ảm đạm
  • B. U ám
  • C. Tươi sáng
  • D. Xám xịt

Câu 14: Xác định các từ láy có trong bài thơ "Những cánh buồm"?

  • A. Rực rỡ
  • B.  Lênh khênh
  • C. Phơi phới
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 15: Nhận định nào sau đây là chính xác về nhà thơ Ta-go?

  • A. Ta-go là nhà thơ cổ điển của nước Anh
  • B. Ta-go là nhà thơ hiện đại của Anh
  • C. Ta-go là nhà thơ cổ điển của Ấn Độ
  • D. Ta-go là nhà thơ hiện đại của Ấn Độ

Câu 16: Nhân vật trữ tình trong bài thơ "Mây và sóng" là:

  •    A. Mây
  •    B. Sóng
  •    C. Người mẹ
  •    D. Em bé

Câu 17: Bài thơ "Mây và sóng" được thể hiện bằng hình thức ngôn ngữ nào?

  •    A. Đối thoại
  •    B. Độc thoại
  •    C. Độc thoại nội tâm
  •    D. Đối thoại lồng trong độc thoại

Câu 18: Những nét đặc sắc về nội dung của bài thơ "Mây và sóng" là gì?

  • A. Tình mẫu tử thiêng liêng và triết lí sâu sắc về tình yêu cuộc sống
  • B. Tái hiện bức tranh cuộc sống sinh động, chân thực
  • C. Thể hiện ước mơ tự do, bay bổng, lãng mạn
  • D. Tái hiện bức tranh thiên nhiên đẹp, mơ mộng, kì ảo

Câu 19: Tác phẩm nào không phải của Nhà văn Nguyễn Khoa Điềm?

  • A. Đất ngoại ô
  • B. Mặt đường khát vọng 
  • C. Vội vàng
  • D. Cõi lặng

Câu 20: Ở khổ thơ thứ nhất bài thơ "Mẹ và quả", hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào?

  • A. Lam lũ
  • B. Tần tảo
  • C. Vất vả những vẫn lạc quan
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 21: Bài văn Tinh thần yêu nước của nhân dân ta được viết trong thời kì nào ?

  • A. Thời kì kháng chiến chống Pháp
  • B. Thời kì kháng chiến chống Mĩ
  • C. Thời kì đất nước ta xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
  • D. Những năm đầu thế kỉ XX.

Câu 22: Bài văn "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" có mấy hình ảnh so sánh được coi là đặc sắc ?

  • A. Một       
  • B. Hai
  • C. Ba       
  • D. Bốn

Câu 23: Tính chất nào phù hợp với bài viết "Đức tình giản dị của Bác Hồ"?

  • A. Tranh luận.    
  • B. So sánh.
  • C. Ngợi ca.     
  • D. Phê phán.

Câu 24: Dòng nào không nói lên đặc sắc về nghệ thuật nghị luận của văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ"?

  • A. Dẫn chứng toàn diện, cụ thể, rõ ràng
  • B. Kết hợp chứng minh với giải thích, bình luận ngắn gọn mà sâu sắc.
  • C. Thấm đượm tình cảm chân thành
  • D. Dùng nhiều câu mở rộng thành phần.
Câu 25: Vì sao Bác Hồ rất giản dị trong lời nói và bài viết?
  • A. Vì Bác sinh ra ở nông thôn.
  • B. Vì thói quen.
  • C. Vì Bác muốn nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.
  • D. Vì Bác có năng khiếu thơ văn.

Câu 26: Trong bài "Tre Việt Nam", tác giả đã miêu tả những phẩm chất nổi bật nào của tre?

  • A. Mang vẻ đẹp thanh thoát, dẻo dai
  • B. Có dáng thẳng thắn, bất khuất
  • C. Vẻ đẹp gắn bó, thủy chung với con người
  • D. Gồm 3 ý: A, B, C

Câu 27: Từ nào không thể thay thế cho từ nhũn nhặn trong câu “… màu tre tươi nhũn nhặn” ?

  • A. Giản dị
  • B. Bình dị
  • C. Bình thường

  • D. Khiêm nhường

Câu 28: Câu nào dưới đây nói về văn bản "Cây tre Việt Nam"?

  • A. Là truyện ngắn đạt giải nhất trong cuộc thi viết về làng quê và con người Việt Nam.
  • B. Là lời bình cho bộ phim cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan.
  • C. Là kí sự của tác giả viết về cây tre Việt Nam.
  • D. Là tác phẩm đạt giải nhì trong cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi.

Câu 29: Trong đoạn trích, nguồn vui mà tre mang lại cho trẻ thơ là từ đâu?

  • A. Tre hát ru em bé trong giấc ngủ êm nồng.
  • B. Tạo tỏa bóng mát cho trẻ em nô đùa.
  • C. Nguyên liệu từ tre tạo ra que đánh chuyền.
  • D. Tre làm nên chiếc nôi đưa trẻ.

Câu 30: Trong văn bản "Người ngồi đợi trước hiên nhà", Việc nhắc tên thật của dì Bảy ở đây có tác dụng gì?

  • A. Cho mọi người thấy chân thực
  • B. Tin đây là câu chuyện có thật
  • C. Nội dung sâu sắc hơn 
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 31: Chi tiết thể hiện sự đau thương của gia đình dượng Bảy?

  • A. Chỉ một tháng sau khi lấy vợ đơn vị chuyển đi, đôi người đôi ngả.
  • B. Dượng hi sinh trong trận đánh ở Xuân Lộc, cửa ngõ phía Đông Bắc Sài Gòn, chỉ mươi ngày trước khi chiến tranh ngưng tiếng súng.
  • C. Dượng Bảy đại diện cho những người anh hùng ra đi bỏ lại đằng sau là gia đình, người thân.
  • D. A và B đúng

Câu 32: Tác phẩm "Trưa tha hương" thuộc thể loại nào?

  • A. Tùy bút
  • B. Truyện ngắn
  • C. Tiểu thuyết
  • D. Hịch

Câu 33: Giá trị nội dung tác phẩm Trưa tha hương?

  • A. Văn bản như lời yêu cầu, đưa ta trở về với cội nguồn về với quê hương mình, dù có đi đâu làm gì thì vẫn luôn khắc sâu hình bóng quê nhà.
  • B. Văn bản như lời nhắc nhở, đưa ta trở về với cội nguồn về với quê hương mình, dù có đi đâu làm gì thì vẫn luôn khắc sâu hình bóng quê nhà.
  • C. Văn bản như lời nhắc nhở, đưa ta trở về với tuổi thơ của người bạn với quê hương mình, dù có đi đâu làm gì thì vẫn luôn khắc sâu hình bóng quê nhà.
  • D. Văn bản như lời nhắc nhở, đưa ta trở về với cội nguồn về với quê hương mình, không có gì khắc sâu hình bóng quê nhà.

Câu 34: Phần 3 của văn bản "Ghe xuồng Nam Bộ" giới thiệu về loại phương tiện gì?

  • A. xuồng
  • B. Ghe
  • C. Xe máy
  • D. Xe đạp

Câu 35: Mục đích của văn bản "Ghe xuồng Nam Bộ" là gì?

  • A. Giới thiệu về xe
  • B. Giới thiệu về con người
  • C. Giới thiệu về các loại ghe, xuồng ở Nam Bộ
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 36: Em biết những phương tiện đi lại nào mang tính đặc trưng của người dân ở đồng bằng trung du trên đất nước ta?

  • A. Đi bộ
  • B. Đi xuồng
  • C. đi thuyền
  • D. Đi xe đạp/ xe máy/ ô tô

Câu 37: Trong văn bản "Tổng kiểm soát phương tiện giao thông", các con số in đậm 401 027, 61 563 và 27 293 cho biết thông tin gì?

  • A. Số 401 027 cho biết tổng số phương tiện vi phạm; số 61 563 cho biết tổng số phương tiện bị tạm giữ; số 27 2941 cho biết tổng số trường hợp bị tước giấy phép lái xe.
  • B. Số 401 027 cho biết tổng số phương tiện vi phạm; số 61 563 cho biết tổng số phương tiện bị tạm giữ; số 27 295 cho biết tổng số trường hợp bị tước giấy phép lái xe.
  • C. Số 401 027 cho biết tổng số phương tiện vi phạm; số 61 563 cho biết tổng số phương tiện bị tạm giữ; số 27 2989 cho biết tổng số trường hợp bị tước giấy phép lái xe.
  • D. Số 401 027 cho biết tổng số phương tiện vi phạm; số 61 563 cho biết tổng số phương tiện bị tạm giữ; số 27 255 cho biết tổng số trường hợp bị tước giấy phép lái xe.

Câu 38: Đáp án nào thuộc vào nhóm chỉ cách vận hành của sự vật? 

  • A. xuồng chèo
  • B. xuồng năm lá
  • C. ghe cào tôm
  • D. xuồng độc mộc
Câu 39: Đâu không phải là từ Hán Việt?
 
  • A. Xã tắc
  • B. Sơn thủy
  • C. Đất nước
  • D. Giang sơn 
Câu 40: Chức năng của thuật ngữ là gì?
  • A. Lời giải thích liên quan đến từ ngữ, chi tiết, nguồn trích dẫn…
  • B. Làm nổi bật lên các khía cạnh nào đó của sự vật hay sự việc cụ thể trong từng hoàn cảnh khác nhau
  • C. Thuật ngữ được dùng để biểu thị các khái niệm khoa học, công nghệ
  • D. Giúp cho các đồ vật, sự vật có thể biểu hiện được những suy nghĩ hay bày tỏ được tình cảm của con người 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác