Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời Ôn tập bài 5: Tiếng cười trên sân khấu (P1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo Ôn tập bài 5: Tiếng cười trên sân khấu (P1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đoạn trích Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra được trích từ tác phẩm nào?

  • A. Quan thanh tra
  • B. Quan tham
  • C. Chiếc áo khoác
  • D. Cái mũi

Câu 2: Nội dung chính của đoạn trích Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra là gì?

  • A. Thể hiện sự thối nát của xã hội đồng thời đả kích tất cả những gì tệ hại nhất của nước Nga.
  • B. Thể hiện sự tốt đẹp của xã hội Nga bấy giờ.
  • C. Bức tranh xã hội cũ với ngổn ngang những sự rối ren và thối nát.
  • D. Là cuộc “diễu hành” của bọn quan tham cùng đội buôn với Khơ-lét-xta-cốp (kẻ được coi nhầm là quan thanh tra).

Câu 3: Đoạn trích Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra nằm ở hồi mấy của hài kịch Quan thanh tra?

  • A. Hồi I
  • B. Hồi II
  • C. Hồi III
  • D. Hồi IV

Câu 4: Lời đối thoại trong đoạn đầu bộc lộ tính cách gì của các nhân vật?

  • A. Sợ sệt lo lắng những hành động dối trá của mình sẽ bị phát hiện.
  • B. Ngông nghênh không hề nao núng.
  • C. Hách dịch và tự phụ.
  • D. Bồn chồn, hồi hộp khi lần đầu được diện kiến quan lớn.

Câu 5: Lời nói riêng của tên trưởng bưu cục khi đối thoại với Khơ-lét-xta-cốp thể hiện điều gì?

  • A. Một kẻ xu nịnh.
  • B. Một kẻ đang run sợ vì những khuyết điểm của mình sẽ bị bại lộ.
  • C. Thể hiện hắn là một tên tốt bụng chuyên giúp đỡ người khác.
  • D. Thể hiện sự khinh thường của hắn với Khơ-lét-xta-cốp.

Câu 6: Bản chất thực sự của tên quản lí viện tế bần là gì?

  • A. Một kẻ xu nịnh.
  • B. Một kẻ ngu ngốc nhưng luôn muốn thể hiện mình.
  • C. Một kẻ xu nịnh và ưa nói xấu người khác.
  • D. Một kẻ háo sắc.

Câu 7: Khi đã phát hiện ra bọn qua tham tưởng mình là quan thanh tra thái độ của Khơ-lét-xta-cốp thay đổi như thế nào?

  • A. Nhanh chóng nhập vai quan lớn và tiếp nhận đơn khiếu nại đồng thời hứa hẹn sẽ giải quyết mọi việc.
  • B. Mở cờ trong bụng thể hiện rõ bản chất vơ vét ngu si của mình.
  • C. Hắn vừa vui mừng vừa lo lắng vì sợ sẽ bị phát hiện mình là quan thanh tra giả.
  • D. Làm cho đoạn trích trở nên mượt mà và thiết thực hơn.

Câu 8: Bạn nghĩ sao nếu nhan đề của đoạn trích đổi thành Màn diễu hành – trình diện quan thanh giả?

  • A. Không bị ảnh hưởng nhiều, vẫn giữ nguyên giá trị cho người đọc.
  • B. Làm thay đổi toàn bộ dụng ý của người biên soạn mất đi tính hấp dẫn của lớp kịch.
  • C. Khiến cho lớp kịch trở nên thú vị và hấp dẫn hơn.
  • D. Thể hiện sự tài tình của người biên soạn khi mang đến một nhan đề hấp dẫn.

Câu 9: Lão hà tiện của Mô-li-e là thể loại kịch nào?

  • A. Bi kịch
  • B. Chính kịch
  • C. Hài kịch
  • D. Nhạc kịch 

Câu 10: Nội dung chính của đoạn trích Lão hà tiện là gì?

  • A. Màn độc thoại của Ác-pa-gông khi phát hiện bị mất tráp tiền và cuộc đối thoại giữa hắn và Ba-le-rơ.
  • B. Màn đối thoại giữa Ác-pa-gông và các con của mình.
  • C. Là cảnh tra hỏi tiền và mặc cả của Ác-pa-gông và tên cướp.
  • D. Là màn tra hỏi Ba-le-rơ của viên cảnh sát.

Câu 11: Đoạn trích “Tiền bạc và tình ái” thuộc hồi mấy vở kịch Lão hà tiện?

  • A. Hồi IV và V.
  • B. Hồi VI.
  • C. Hồi VII.
  • D. Hồi VIII.

Câu 12: Trong đoạn mở đầu của đoạn trích, màn độc thoại của Ác-pa-gông khi phát hiện tráp tiền bí mật bị đánh cắp Lão than vãn với ai?

  • A. Với trời.
  • B. Một mình.
  • C. Với con gái.
  • D. Với tên cảnh sát.

Câu 13: Giọng điệu, hành động cũng như cử chỉ của Ác-pa-gông trong đoạn độc thoại là gì?

  • A. Hoảng loạn, rối rắm và mất kiểm soát.
  • B. Bình tĩnh và nghiêm túc kiểm tra lại mọi ngóc ngách.
  • C. Nóng vội, tức tối muốn lật tung mọi thứ lên để tìm bằng được tráp tiền.
  • D. Tức giận phát điên tra hỏi mọi kẻ hầu người hạ trong gia đình.

Câu 14: Khi bị tra hỏi, Ác-pa-gông và Va-le-rơ có cùng nói về một sự việc hay không? Vì sao?

  • A. Có. Trong khi Ác-pa-gông liên tục tra hỏi thì Va-le-rơ lại rất nghiêm túc và trả lời.
  • B. Không. Vì Ác-pa-gông chỉ quan tâm đến tráp tiền còn Va-le-rơ thì đang nói về tình yêu giữa mình và cô chủ.
  • C. Không. Vì Ác-pa-gông đang nói về chuyện cái tráp bị mất còn Va-le-rơ nói về thâm thù giữa mình và bác bếp.
  • D. Có. Vì cả hai đang cùng nhau nói về sự mất tích của cái tráp tiền.

Câu 15: Tình huống kịch nào được coi là bất ngờ?

  • A. Khi Va-le-rơ nói mình và cô chủ đã kí bản đính ước hôn nhân.
  • B. Khi Va-le-rơ nói mình đã đánh cắp tráp tiền của Ác-pa-gông.
  • C. Khi Ác-pa-gông phát hiện thân phận thực sự của Va-le-rơ.
  • D. Khi Va-le-rơ nói kẻ trộm thực sự là lão bếp.

Câu 16: Nếu được phân  tuyến nhân vật trong đoạn trích Tiền bạc và tình ái bạn sẽ chia thành những tuyến nhân vật nào?

  • A. Những người có “tình yêu” mãnh liệt với tiền bạc điển hình là Ác-pa-gông và những người tôn thờ tình yêu như Va-le-rơ, cô chủ.
  • B. Những người đại diện cho sự bóc lột điển hình là Ác-pa-gông và giai cấp bị bóc lột điển hình là Va-le-rơ.
  • C. Người bị mất của và kẻ đi ăn trộm.
  • D. Người đại diện cho bề trên là cha mẹ và những đứa con.

Câu 17: Câu nào sau đây sử dụng biện pháp tu từ nghịch ngữ?

  • A. Trưởng bưu cục – Sao lại không? Được ông vay tiền, thực là hạnh phúc rất lớn. Thưa ông, đây, xin rất vui lòng. Tôi xin tận tâm tận lực sẵn sàng hầu ông.
  • B. Và đến chủ nhật, cất đám, có đủ các cụ, các quan, các ông, các bà, thân bằng cố hữu đi đưa ông.
  • C. Tất nhiên bi kịch là một cái gì đấy hay lắm khi nó được xử lí tốt; nhưng hài kịch cũng có cái hay cái đẹp của nó.
  • D. Người ta đòi hỏi những chân dung đó phải giống và bà chẳng thành công nếu không làm cho người ta nhận ra ở đấy những con người trong thời đại của bà. 

Câu 18: Dấu hiệu nhận biết của nghịch ngữ là gì?

  • A. Sự xuất hiện của nhiều từ mang nghĩa đối chọi nhau.
  • B. Có cụm từ mang tính chất của một phụ chu khác thường đối với đối tượng được đề cập trước đó.
  • C. Có sự kết hợp dường như là phi lí giữa các từ mang nghĩa đối chọi ngay trong một cụm từ, cùng với đó là sự xuất hiện của một phụ chú khác thường đối với đối tượng được đề cập trước đó.
  • D. Sự xuất hiện của các từ ngữ có tính chất mỉa mai cao.

Câu 19: Xác định nghịch ngữ trong câu sau: Như một bậc vĩ nhân nhũn nhặn, nó giơ quả đấm chào loài người, nhẩy xuống đấy, lên xe hơi.

  • A. Như một bậc vĩ nhân nhũn nhặn
  • B. Nó giơ quả đấm chào loài người
  • C. Nhẩy xuống đấy 
  • D. Lên xe hơi.

Câu 20: Phân tích hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng nghịch ngữ trong câu: Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm dậy để vồ lấy thuyền?

  • A. Tác giả đã tạo ra một hình ảnh đối lập khi miêu tả sự hung bạo của con sông Đà. Sự nguy hiểm của nó không chỉ cao mà còn bí hiểm.
  • B. Thể hiện sự hùng vĩ của sông Đà.
  • C. Thể hiện sự bí hiểm của dòng sông này.
  • D. Thể hiện sự hiểm trở mà hùng vĩ của dòng sông này.

Câu 21:  Xác định dấu hiệu nhận biết nghịch ngữ trong câu sau: Những việc trắc trở như thế đã làm cho ông già hơn tám mươi tuổi phải chết một cách bình tĩnh.

  • A. Có cụm từ mang tính chất của một phụ chú khác thường đối với đối tượng được đề cập trước đó.
  • B. Có sự kết hợp phi lí giữa các từ mang nghĩa đối chọi ngay trong một cụm từ : chết một cách bình tĩnh.
  • C. Có sự xuất hiện của yếu tố giễu nhại.
  • D. Sự pha trộn giữa kiểu nói lịch sự và nói quá.

Câu 22: Dấu hiệu nhận biết nghịch ngữ trong câu sau: Ông hứa thế, giả thử cứ cho rằng ột vị Toàn quyền Đông Dương mà lại biết giữ lời hứa đi chăng nữa, thì chúng ta vẫn được phép tự hỏi liệu quan Toàn quyền Va-ren sẽ “chăm sóc” vụ ấy vào lúc nào và ra làm sao?

  • A. Sự xuất hiện của cụm từ mang tính chất của một phụ chú khác thường với đối tượng được đề cập.
  • B. Có sự kết hợp dường như phi lí giữa các từ mang nghĩa đối chọi ngay trong một cụm từ.
  • C. Có sự thay đổi bất ngờ về cách trần thuật.
  • D. Có sự pha trộn giữa kiểu nói lịch sự và nói quá.

Câu 23: Ai là tác giả của đoạn trích Thật và giả?

  • A. Nguyễn Huy Tưởng.
  • B. Nguyễn Đình Thi.
  • C. Nguyễn Khoa Điềm.
  • D. Lưu Quang Vũ.

Câu 24: Vở kích Con nai đen được sáng tác năm nào?

  • A. 1958.
  • B. 1959.
  • C. 1960.
  • D. 1961.

Câu 25: Vở kịch Con nai đen gồm có mấy hồi?

  • A. 2 hồi.
  • B. 3 hồi.
  • C. 4 hồi.
  • D. 5 hồi.

Câu 26: Vở kịch gồm có bao nhiêu nhân vật? Đó là ai?

  • A. 4 nhân vật: Nhà Vua, Tiểu tư, Người đàn bà, Quận chúa.
  • B. 5 nhân vật: Nhà Vua, Tiểu thư, Người đàn bà, Quận chúa, Cô gái.
  • C. 6 nhân vật: Nhà Vua, Cung nữ già, Tiểu thư, Người đàn bà, Quận chúa, Cô gái.
  • D. 7 nhân vật: Nhà Vua, Cung nữ già, Tiểu thư, Người đàn bà, Quận chúa, Cô gái, thái giám.

Câu 27: Đối mặt với lời nói dối của Tiểu thư thái độ của nhà Vua thế nào?

  • A. Khinh miệt và tức giận.
  • B. Phẫn nộ và xót xa.
  • C. Thất vọng và chán chường.
  • D. Buồn vã và đau xót.

Câu 28: Không gian “cung điện nguy nga” thời gian “sắp sang một ngày mới” và “trời đất bình tĩnh quá” có vai trò gì trong việc khắc họa nội tâm nhân vật khi đối diện với chính mình?

  • A. Thể hiện sự cô đơn, lạnh lẽo trong chính “ngôi nhà của mình”, những thứ sa hoa không thể lấp đầy cảm giác trống trải bên trong tâm hồn.
  • B. Thể hiện sự buông xuôi chán chường với thực tại ngổn ngang của một vị Vua.
  • C. Thể hiện sự cô đơn lẻ loi của một vị Vua đứng trước muôn người nhưng lại chẳng tìm thấy một người để lấy làm vợ.
  • D. Thể hiện sự buồn chán với thực tại giả dối.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác