Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Chân trời Bài 7 Văn bản 4: Ngày 30 Tết (Trích Mùa lá rụng trong vườn – Ma Văn Kháng)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo Bài 7 Văn bản 4: Ngày 30 Tết (Trích Mùa lá rụng trong vườn – Ma Văn Kháng) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nhà văn Ma Văn Kháng sinh năm bao nhiêu?

  • A. 1938
  • B. 1937
  • C. 1936
  • D. 1935

Câu 2: Nhà văn Ma Văn Kháng quê ở:

  • A. Hà Nam
  • B. Hà Nội
  • C. Hà Tĩnh
  • D. Nam Định

Câu 3: Ma Văn Kháng được trao tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm:

  • A. 2000
  • B. 2001
  • C. 2002
  • D. 2003

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng khi nói về nhà văn Ma Văn Kháng?

  • A. Ông được trao tặng giải thưởng Văn học ASEAN năm 1988
  • B. Ông từng là giáo viên ở Cao Bằng và phó Giám đốc – Tổng biên tập Nhà xuất bản Lao động, Uỷ viên Ban Chấp Hành Hội nhà văn Việt Nam,…
  • C. Ông được trao tặn gỉai thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001
  • D. Ông sinh năm 1936, quê ở Hà Nội

Câu 5: Tác phẩm nào sau đây không phải của nhà văn Ma Văn Kháng

  • A. Ngày đẹp trời
  • B. Lá
  • C. Đồng bạc trắng hoa xoè
  • D. Mùa lá rụng trong vườn

Câu 6: Đoạn trích Ngày 30 Tết được trích từ tác phẩm nào?

  • A. Ngày đẹp trời
  • B. Mùa lá rụng trong vườn
  • C. Đồng bạc trắng hoa xoè
  • D. Lá

Câu 7: Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn được sáng tác năm bao nhiêu:

  • A. 1984
  • B. 1985
  • C. 1986
  • D. 1987

Câu 8: Mùa lá rụng trong vườn ra đời trong hoàn cảnh nào?

  • A. Giai đoạn đất nước đang trong chiến tranh chống Mỹ
  • B. Thời kỳ đổi mới đất nước sau chiến tranh
  • C. Giai đoạn xã hội Việt Nam đang chuyển mình từ mô hình kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường
  • D. Thời kỳ thuộc địa Pháp

Câu 9: Tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn kể về:

  • A. Cuộc sống của gia đình ông Bằng, một gia đình nông dân trong thời kỳ đổi mới
  • B. Gia đình ông Bằng, một nhân viên bưu điện về hưu tại Hà Nội
  • C. Một nhóm thanh niên trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
  • D. Gia đình ông Bằng, một gia đình trí thức tại thành phố lớn trong thời kỳ đổi mới

Câu 10: Đoạn trích Ngày 30 Tết được trích từ chương bao nhiêu của tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn?

  • A. Chương 12
  • B. Chương 11
  • C. Chương 10
  • D. Chương 9

Câu 11: Nội dung bao quát của đoạn trích Ngày 30 Tết là gì?

  • A. Cuộc sống của gia đình ông Bằng
  • B. Khung cảnh đoàn viên đêm 30 Tết của đại gia đình nhà ông Bằng
  • C. Truyền thống văn hóa Việt Nam
  • D. Tình cảm giữa các thành viên trong gia đình

Câu 12: Hành động nào sau đây KHÔNG phải của nhân vật Hoài?

  • A. Ôm Lý
  • B. Mang quà cho mọi người
  • C. Lao về phía ông Bằng
  • D. Viết thư cho ông Bằng

Câu 13: Chị Hoài là biểu tượng của:

  • A. Phụ nữ hiện đại
  • B. Phụ nữ Việt Nam truyền thống
  • C. Phụ nữ thành đạt
  • D. Phụ nữ độc lập

Câu 14: Thông điệp chính mà tác giả muốn truyền đạt là gì?

  • A. Hãy sống hiện đại
  • B. Hãy trân trọng giá trị truyền thống
  • C. Hãy tái hôn khi không hạnh phúc
  • D. Hãy về quê ăn Tết

Câu 15: Điều gì KHÔNG được đề cập trong các món ăn truyền thống ngày Tết?

  • A. Bánh chưng
  • B. Nem rán
  • C. Giò chả
  • D. Bánh tét

Câu 16: Lời khấn của ông Bằng hướng đến ai?

  • A. Tổ tiên, ông bà
  • B. Thần linh
  • C. Các vị thần tài
  • D. Các vị thánh

Câu 17: Nhân vật Hoài được miêu tả như thế nào?

  • A. Hiền lành, đảm đang, thông minh và giàu tình cảm
  • B. Tham vọng, lạnh lùng, ít nói và cô đơn
  • C. Hòa nhã, kiên định, thẳng thắn và trung thành
  • D. Năng động, hoạt bát, vui vẻ và hướng ngoại

Câu 18: Tình cảm của mọi người trong gia đình đối với chị Hoài như thế nào?

  • A. Thờ ơ, không quan tâm đến Hoài
  • B. Hay trách móc và không tin tưởng Hoài
  • C. Ghen tị và luôn so sánh Hoài với người khác
  • D. Quý mến, yêu thương và tôn trọng Hoài

Câu 19: Chi tiết nào Không thể hiện không khí ấm cúng của đêm 30 Tết?

  • A. Bàn thờ đầy đặn khói hương
  • B. Các món ăn truyền thống
  • C. Mọi người quây quần bên nhau
  • D. Các món ăn châu Âu

Câu 20: Chị Hoài là sợi dây kết nối, xoá bỏ những khoảng cách vô hình giữa:

  • A. Xã hội hiện đại và nền kinh tế thị trường
  • B. Các thế hệ trong gia đình
  • C. Các tầng lớp xã hội
  • D. Quá khứ và hiện tại

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác