Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời Bài 2 Thực hành tiếng Việt

Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Chân trời có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Bài 2 Thực hành tiếng Việt Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Phân tích lỗi mơ hồ của câu sau: “Chị ấy đã gặp con”.

  • A. Có thể hiểu sai về đối tượng chị ấy đã gặp có thể là con của chị ấy sinh ra cũng có thể là người nói.
  • B. Mơ hồ trong cách nói, con là ai.
  • C. Có thể khiến người đọc nhầm tưởng không biết vì sao chị ấy lại đến gặp con.
  • D. Khiến người đọc cảm thấy vô cùng khó hiểu vì sao chị ấy lại đến gặp người nói làm gì.

Câu 2: Phân tích lỗi mơ hồ của câu sau: “Cây khế đầu hè đã chết rồi.”

  • A. Có thể hiểu cây khế đã chết hồi đầu hè.
  • B. Có thể hiểu là cây khế ở vị trí đầu hè đã chết.
  • C. Người đọc người nghe cảm thấy vô cùng mơ hồ không thể xác định được “đầu hè” là thời điểm hay là vị trí.
  • D. Cây khế đã chết rồi.

Câu 3: Phân tích loại lỗi mà câu sau đây mắc phải: “Tuần trước, tôi nhìn thấy anh ấy trên đường đến thư viện.”

  • A. Lỗi câu mơ hồ. 
  • B. Lỗi thiếu logic.
  • C. Lỗi thiếu chủ ngữ.
  • D. Lỗi thiếu vị ngữ.

Câu 4: Chỉ ra lỗi sai của câu sau: Việc làm kịp thời này lẽ ra phải được tiến hành từ tháng trước.

  • A. Có sự lẫn lộn giữa các bình diện khi nói về đối tượng, kịp thời mà nên tiến hành từ trước.
  • B. Câu có sự mâu thuẫn giữa các ý. Đã nói kịp thời thì không thể nói lẽ ra phải được tiến hành trước đó, hoặc nếu đã nói lẽ ra phải tiến hành từ trước đó thì không thể cho là kịp thời.
  • C. Câu đặt các đối tượng không cùng cấp độ.
  • D. Cấu trúc được diễn giải theo những cách khác nhau dẫn đến người đọc hiểu sai nghĩa.

Câu 5: Xác định lỗi của câu sau: Các cảnh sát truy tìm tên tội phạm không để lại dấu vết.

  • A. Lỗi câu sai logic
  • B. Lỗi câu mơ hồ
  • C. Lỗi thiếu chủ ngữ
  • D. Lỗi thiếu vị ngữ.

Câu 6: Câu thơ nào sau đây không mắc lỗi mơ hồ:

  • A. Anh mang tình em đi / Qua những đèo lẻ nắng / Những sống trưa không đò / Những đường mưa ngầm trắng.
  • B. Giọt nước mắt vầng trăng / Long lanh trong đáy giếng
  • C. Đất đá ong khô nhiều suối lệ / Em đã bao ngày lệ chứa chan
  • D. Con đi đánh giặc mười năm / Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi

Câu 7: Nêu cách hiểu đúng nhất của câu sau: Doanh nghiệp làm ăn có lãi rất nhiều.

  • A. Số lượng doanh nghiệp làm ăn có lãi là rất nhiều.
  • B. Doanh nghiệp làm ăn thu được rất nhiều lãi.
  • C. Doanh nghiệp này thu được rất nhiều lãi.
  • D. Doanh nghiệp có lãi rất nhiều vì làm ăn.

Câu 8: Câu “Giải bài không được xem đáp án” được hiểu theo nghĩa nào đúng nhất?

  • A. Giải bài không được thì xem đáp án.
  • B. Giải bài tuyệt đối không được xem đáp án
  • C. Giải bài không được thì nên xem đáp án.
  • D. Giải bài được thì xem đáp án.

Câu 9: Sửa lại câu sau để không bị mắc lỗi mơ hồ về nghĩa: “Đây là phương thuốc độc nhất trên đời”.

  • A. Đây là phương thuốc “độc nhất vô nhị” trên đời.
  • B. Đây là phương thuốc độc, nhất trên đời.
  • C. Phương thuốc này độc nhất trên đời.
  • D. Độc nhất trên đời là phương thuốc này.

Câu 10: Sửa lại câu sau để không bị mắc lỗi mơ hồ về nghĩa: “Cây khế đầu hè đã chết rồi”.

  • A. Cây khế đã chết rồi đầu hè.
  • B. Cây khế ở đầu hè đã chết rồi.
  • C. Câu khế đầu hè chết rồi.
  • D. Đã chết rồi cây khế đầu hè.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác