Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời Bài 9 Văn bản 3: Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn (Trần Đăng Khoa)

Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Chân trời có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Bài 9 Văn bản 3: Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn (Trần Đăng Khoa) Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trần Đăng Khoa quê ở đâu?

  • A. Hà Tĩnh
  • B.  Nam Định
  • C. Hải Dương
  • D. Quảng Bình 

Câu 2: Đáp án nào dưới đây không đúng khi nói về nghề nghiệp của Trần Đăng Khoa?

  • A. Nhà thơ
  • B. Nhạc sĩ
  • C. Nhà báo
  • D. Biên tập viên

Câu 3: Trần Đăng Khoa được mệnh danh là:

  • A. Nhà thơ trẻ nhất
  • B. Thần đồng thơ trẻ
  • C. Nhà thơ trẻ xuất sắc
  • D. Thần đồng thơ thiếu nhi

Câu 4: Năm 10 tuổi, Trần Đăng Khoa đã xuất bản tập thơ nào?

  • A. Mèo con
  • B. Hạt gạo làng ta
  • C. Từ góc sân nhà em
  • D. Góc sân và khoảng trời

Câu 5: Tác phẩm nào dưới đây không phải sáng tác của Trần Đăng Khoa?

  • A. Đi đánh thần Hạn
  • B. Thơ Trần Đăng Khoa
  • C. Đánh thức trầu
  • D. Thương nhớ bầy ong

Câu 6: Năm 2001, Trần Đăng Khoa được trao tặng giải thưởng nào?

  • A. Giải Nhất báo Văn nghệ
  • B. Giải thưởng nhà nước về Văn học nghệ thuật
  • C. Giải thưởng thơ của báo Thiếu niên Tiền Phong
  • D. Giải thưởng Văn học ASEAN

Câu 7: Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn sáng tác năm bao nhiêu?

  • A. 1983
  • B. 1982
  • C. 1981
  • D. 1980

Câu 8: Đảo sinh tồn thuộc tỉnh nào?

  • A. Khánh Hoà
  • B. Phú Yên
  • C. Đà Nẵng
  • D. Quảng Nam

Câu 9: Tâm trạng đợi mưa của các chiến sĩ trên đảo Sinh Tồn được thể hiện như thế nào?

  • A. Bình thản, điềm tĩnh
  • B. Lo lắng, sợ hãi
  • C. Mong ngóng, thắc thỏm, chờ đợi đến da diết, cháy bỏng 
  • D. Thờ ơ, lãnh đạm

Câu 10: Cơn mưa trong tâm tưởng của các chiến sĩ được miêu tả như thế nào?

  • A. Cơn mưa buồn bã
  • B. Cơn mưa hạnh phúc, được họ mong ngóng từng ngày 
  • C. Cơn mưa gây ngập lụt
  • D. Cơn mưa lạnh lẽo

Câu 11: Vì sao các chiến sĩ trên đảo Sinh Tồn mong mưa?

  • A. Vì họ thích ngắm mưa
  • B. Vì đã quá lâu chưa có mưa, thiếu nước ngọt và cỏ cây héo mòn 
  • C. Vì họ muốn tắm mưa
  • D. Vì mưa gợi lại những kỉ niệm trong kí ức người chiến sĩ

Câu 12: Nhan đề "Đợi mưa trên đảo sinh tồn" gợi điều gì về những người lính trên đảo?

  • A. Họ là những người dũng cảm
  • B. Họ là những người kiên cường và bản lĩnh 
  • C. Họ là những người lạc quan
  • D. Họ là những người kiên trì

Câu 13: Thông điệp nào sau đây KHÔNG được tác giả gửi gắm qua bài thơ?

  • A. Trân trọng giá trị của cuộc sống bình yên
  • B. Biết ơn sự hi sinh của những người lính đảo
  • C. Sống có bản lĩnh, vượt qua khó khăn
  • D. Sống là chính mình

Câu 14: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

  • A. Thơ 4 chữ
  • B. Thơ 5 chữ
  • C. Thơ lục bát
  • D. Thơ tự do

Câu 15: Tác giả so sánh các chiến sĩ với:

  • A. Hòn đá ngàn năm 
  • B. Cây cối
  • C. Biển cả
  • D. Mây trời

Câu 16: Mưa được miêu tả như thế nào ở cuối bài thơ?

  • A. Dữ dội
  • B. Yểu điệu như một nàng công chúa 
  • C. Lạnh lẽo
  • D. Buồn bã

Câu 17: Bài thơ chủ yếu sử dụng ngôi thứ mấy?

  • A. Ngôi thứ nhất số ít
  • B. Ngôi thứ nhất số nhiều 
  • C. Ngôi thứ hai
  • D. Ngôi thứ ba

Câu 18: Thông điệp chính của bài thơ là gì?

  • A. Cuộc sống trên đảo rất khó khăn
  • B. Tinh thần kiên cường và lạc quan của người lính đảo 
  • C. Sự quan trọng của nước đối với cuộc sống
  • D. Vẻ đẹp của thiên nhiên biển đảo

Câu 19: Bài thơ sử dụng biện pháp tu từ nào nhiều nhất?

  • A. So sánh 
  • B. Nhân hóa
  • C. Ẩn dụ
  • D. Điệp ngữ

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác