Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời Bài 9 Văn bản 1: Khuôn đúc đồng Cổ Loa: "nỏ thần" không chỉ là truyền thuyết (Theo Hà Trang)

Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Chân trời có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Bài 9 Văn bản 1: Khuôn đúc đồng Cổ Loa: "nỏ thần" không chỉ là truyền thuyết (Theo Hà Trang) Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Truyền thuyết là gì?

  • A. Một thể loại truyện dân gian, thường kể về sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc liên quan đến lịch sử
  • B. Là loại truyện dân gian kể về một số kiểu nhân vật quen thuộc như: nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch,…
  • C. Là loại truyện dân gian thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo, hoang đường
  • D. Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật trong lịch sử, có yếu tố hoang đường

Câu 2: Cổ Loa là kinh đô của Nhà nước nào?

  • A. Văn Lang
  • B. Âu Lạc
  • C. Đại Cồ Việt
  • D. Đại Việt

Câu 3: Kinh đô Cổ Loa thuộc địa bàn nào dưới đây?

  • A. Phong Châu (Phú Thọ)
  • B. Đông Anh (Hà Nội)
  • C. Trà Kiệu (Quảng Nam)
  • D. Chà Bàn (Bình Định)

Câu 4: Truyền thuyết "An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy" kể về thời kỳ nào?

  • A. Thời Hùng Vương
  • B. Thời Âu Lạc 
  • C. Thời Hai Bà Trưng
  • D. Thời Trần

Câu 5: Ai đã giúp An Dương Vương xây thành và cho mượn nỏ thần?

  • A. Lạc Long Quân
  • B. Sơn Tinh
  • C. Rùa Vàng 
  • D. Thủy Tinh

Câu 6: Trọng Thủy đã làm gì để lấy được nỏ thần?

  • A. Đánh cắp
  • B. Mua lại
  • C. Dụ Mị Châu cho xem rồi tráo đổi 
  • D. Xin An Dương Vương

Câu 7: Mị Châu đã làm gì để Trọng Thủy có thể theo dõi?

  • A. Để lại dấu chân
  • B. Rắc lông ngỗng 
  • C. Vẽ bản đồ
  • D. Gửi thư

Câu 8: "Độc bản" trong văn bản có nghĩa là gì?

  • A. Bản sao chép
  • B. Bản gốc duy nhất 
  • C. Bản nháp
  • D. Bản in số lượng lớn

Câu 9: Điều gì cho thấy nhà nước Âu Lạc thời An Dương Vương đã sử dụng chữ Hán?

  • A. Những bức tranh trên vách đá
  • B. Chữ khắc trên khuôn đúc và trống đồng 
  • C. Những cuốn sách cổ
  • D. Bia đá trong lăng mộ

Câu 10: Hình ảnh nỏ thần trong truyền thuyết gợi cho ta suy nghĩ gì?

  • A. Sức mạnh thần linh và tinh thần chiến đấu của dân tộc 
  • B. Sự yếu đuối của quân đội Âu Lạc
  • C. Trí tuệ vượt trội của Triệu Đà
  • D. Sự hư cấu của người xưa

Câu 11: Việc sử dụng chữ Hán trên các hiện vật cho thấy điều gì về nhà nước Âu Lạc?

  • A. Bị Trung Quốc đô hộ
  • B. Có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc
  • C. Sử dụng chữ Hán trong các văn bản quan trọng 
  • D. Hoàn toàn độc lập về văn hóa

Câu 12: Văn bản được chia thành mấy phần?

  • A. 2 phần
  • B. 3 phần
  • C. 4 phần
  • D. 5 phần

Câu 13: Trong các thông tin chính của văn bản, người viết chọn (những) thông tin nào để trình bày chi tiết?

  • A. Thông tin về những món bảo vật và các vật dụng dùng để chế tạo nỏ
  • B. Thông tin về kiến trúc của thành Cổ Loa
  • C. Thông tin về những bảo vật còn lưu giữ ở khu Di tích Cổ Loa
  • D. Thông tin về khu lò đúc đồng trong khu Di tích Cổ Loa

Câu 14: Xác định loại dữ liệu được sử dụng trong phần văn bản: “Ông Hoàng Công Huy – lãnh đạo Ban Quản lí Khu di tích Cổ Loa… Bảo vật quốc gia theo Quyết định số 2283/QĐ-TTg”.

  • A. Dữ liệu thông tin
  • B. Dữ liệu sơ cấp
  • C. Dữ liệu thứ cấp
  • D. Dữ liệu thống kê

Câu 15: Qua văn bản, người viết đã thể hiện thái độ như thế nào đối với văn hóa dân tộc? 

  • A. Chỉ trích và phản đối
  • B. Trân trọng, tự hào
  • C. Thờ ơ và không quan tâm
  • D. Hoài nghi và nghi ngờ

Câu 16: Ai là người được cho là đã chế tạo nỏ thần?

  • A. An Dương Vương
  • B. Triệu Đà
  • C. Cao Lỗ 
  • D. Trọng Thủy

Câu 17: Trong thực tế lịch sử, nỏ thần được chứng minh như thế nào?

  • A. Chỉ là huyền thoại
  • B. Có thật nhưng không hiệu quả
  • C. Có thật và là loại nỏ bắn cùng lúc nhiều mũi tên 
  • D. Là vũ khí của người nước ngoài

Câu 18: Mục đích chính của người viết khi trình bày thông tin về các hiện vật là gì?

  • A. Để thu hút sự chú ý của độc giả bằng những chi tiết hấp dẫn.
  • B. Tạo sự chân thực và đáng tin cậy cho văn bản.
  • C. Để so sánh các hiện vật với nhau và đưa ra sự đánh giá.
  • D. Để thể hiện kiến thức sâu rộng của người viết về các hiện vật.

Câu 19: Đánh giá về tính mới mẻ và độ tin cậy của thông tin trong văn bản:

  • A. Lỗi thời và không đáng tin
  • B. Mới mẻ, cập nhật và đáng tin cậy cao 
  • C. Mới nhưng chưa được kiểm chứng
  • D. Cũ nhưng đáng tin cậy

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác