Dễ hiểu giải Ngữ văn 12 Chân trời bài 9: Khuôn đúc đồng Cổ Loa “nỏ thần” không chỉ là truyền thuyết (Theo Hà Trang)

Giải dễ hiểu bài 9: Khuôn đúc đồng Cổ Loa “nỏ thần” không chỉ là truyền thuyết (Theo Hà Trang). Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 9. KHÁM PHÁ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

VĂN BẢN. KHUÔN ĐÚC ĐỒNG CỔ LOA: “NỎ THẦN” KHÔNG CHỈ LÀ TRUYỀN THUYẾT

I. TRƯỚC KHI ĐỌC   

Câu hỏi: Dựa trên nhan đề, bạn dự đoán văn bản sẽ trình bày nội dung gì?

Giải nhanh:

Văn bản sẽ đề cập đến những di vật ở di tích Cổ Loa, trong đó có khuôn đúc đồng và chiếc nỏ thần trong truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy.

Câu hỏi: Bạn đã biết gì về truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy? Hình ảnh nỏ thần trong truyền thuyết ấy gợi cho bạn suy nghĩ gì?

Giải nhanh:

Truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy” kể về vua An Dương Vương, được Rùa Vàng giúp xây thành và cho mượn nỏ thần để chống lại Triệu Đà. Khi Triệu Đà không thể thắng, ông dùng kế cầu hòa và cho con trai Trọng Thủy cưới Mị Châu. Trọng Thủy lợi dụng cơ hội đánh tráo nỏ thần, dẫn đến thất bại của Âu Lạc. An Dương Vương và Mị Châu chạy trốn, nhưng bị Trọng Thủy đuổi kịp. An Dương Vương chém Mị Châu rồi theo Rùa Vàng xuống biển. Trọng Thủy chôn cất Mị Châu ở Loa Thành và tự tử vì hối hận. Xác Mị Châu hóa thành ngọc thạch, máu nàng làm ngọc trai thêm sáng.

Hình ảnh nỏ thần thể hiện sức mạnh thần linh và tinh thần chiến đấu bền bỉ của dân tộc, đồng thời nhắc nhở về sự tỉnh táo và cảnh giác khi đối phó với kẻ thù xâm lược.

II. ĐỌC VĂN BẢN

Câu hỏi: Bạn hiểu từ “độc bản” trong đoạn văn này như thế nào?

Giải nhanh:

Thể hiện sự tồn tại dưới dạng một bản duy nhất mà không tồn tại bất kì một phiên bản nào khác bản gốc của các hiện vật được tìm thấy.

Câu hỏi: Xác định dữ liệu và ý kiến/ quan điểm của người viết trong đoạn văn: “Trong số mười mang khuôn…như khuôn đúc, trống đồng”.

Giải nhanh:

  • Dữ liệu được đưa ra trong đoạn văn: “Trong số mười mang khuôn đúc mũi tên đồng ba cạnh, có ahi mang khuôn mặt ngoài được mài nhẵn và khắc chìm chữ Hán.”
  • Ý kiến/ quan điểm của người viết trong đoạn văn: “Điều này cho thấy nhà nước Âu Lạc, thời kì An Dương Vương dùng chữ Hán để khắc trên các hiện vật quan trọng như khuôn đúc, trống đồng.”

Câu hỏi: Người viết trình bày thông tin này với mục đích gì?

Giải nhanh:

Tạo sự chân thực, thuyết phục, tính xác thực, đáng tin cậy cho văn bản.

II. SAU KHI ĐỌC

Câu 1: Xác định các thông tin chính của văn bản. Văn bản đã sử dụng (những) kiểu bố cục nào để trình bày thông tin? 

Giải nhanh:

  • Thông tin chính: 

+ Dấu tích khu lò đúc đồng, những mũi tên bằng đá ở di tích Cổ Loa.

+ Chứng minh việc sáng chế ra loại nỏ bắn cùng lúc nhiều mũi tên là có thật.

+ Những bảo vật còn được lưu giữ ở khu Di tích Cổ Loa.

+ Các dữ liệu và ý kiến được người viết trình bày.

  • Văn bản được trình bày theo bố cục 3 phần:

+ Phần 1: Giới thiệu mục đích

+ Phần 2: Trình bày chi tiết những bằng chứng, vật dụng chế tạo nỏ bắn ra nhiều mũi tên.

+ Phần 3: Kết luận 

Câu 2: Trong các thông tin chính của văn bản, người viết chọn (những) thông tin nào để trình bày chi tiết? Từ đó, nhận xét về cách chọn lọc thông tin của văn bản. 

Giải nhanh:

Trong các thông tin chính của văn bản, người viết chọn trình bày, đưa ra những thông tin về các món bảo vật cùng với những vật dụng được dùng để chế tạo nỏ trình bày một cách chi tiết.

→  Cách chọn lọc thông tin của văn bản logic, hợp lí, giúp người đọc dễ hiểu, dễ hình dung và đưa đến một kết luận phù hợp, đúng đắn nhất. Tạo mạch liên kết cho toàn bộ văn bản.

Câu 3: Xác định loại dữ liệu được sử dụng trong phần văn bản: “Ông Hoàng Công Huy – lãnh đạo Ban Quản lí Khu di tích Cổ Loa… Bảo vật quốc gia theo Quyết định số 2283/QĐ-TTg”. Loại dữ liệu ấy giữ vai trò gì trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản?

Giải nhanh:

  • Loại dữ liệu sử dụng trong văn bản là dữ liệu thông tin.
  • Việc sử dụng dữ liệu này nhằm thể hiện một cách chân thực, khái quát thông tin chính của văn bản, tạo sự tin cậy cho văn bản, thuyết phục người đọc, người nghe.

Câu 4: Hãy đánh giá về tính mới mẻ, cập nhật, độ tin cậy của dữ liệu, thông tin được trình bày trong văn bản. 

Giải nhanh:

Văn bản có tính mới mẻ, cập nhật nhanh, chính xác, độ tin cậy cao, thông tin được trình bày trong văn bản là những thông tin cụ thể, được kiểm chứng, xác thực, dễ dàng nhận biết.

Câu 5: So sánh hiệu quả biểu đạt của văn bản trong hai trường hợp: có sử dụng hình minh hoa (Hình 3) và không sử dụng hình ảnh.

Giải nhanh:

  • Sử dụng hình ảnh minh họa: giúp người đọc dễ hình dung, dễ nhận xét, đánh giá độ đáng tin cậy của văn bản.
  • Không sử dụng hình ảnh minh họa: diễn tả bằng ngôn ngữ dễ hiểu, cách biểu đạt sát nghĩa, miêu tả chi tiết.

=> Tuy nhiên, việc sử dụng kèm hình ảnh trong văn bản khiến người đọc hình dung một cách cụ thể, sinh động và dễ hiểu hơn hình dáng vật được miêu tả.

Câu 6: Qua văn bản, người viết đã thể hiện thái độ như thế nào đối với văn hóa dân tộc? Thái độ ấy gợi cho bạn (những) suy nghĩ gì?

Giải nhanh:

Đọc văn bản, ta thấy được người viết đã thể hiện thái độ trân trọng, tự hào đối với văn hóa dân tộc.

Từ thái độ ấy gợi cho chúng ta hiểu sâu sắc hơn về vấn đề cần phải trân trọng, gìn giữ, bảo tồn và phát huy những nét đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc ta.

Câu 7: Tìm đọc truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy. Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bạn về hình ảnh nỏ thần được thể hiện trong truyền thuyết trên và trong thực tế lịch sử.

Soạn chi tiết:

Nỏ thần là một minh chứng, chứng minh dân tộc Việt cổ từ ngàn xưa đã có công nghệ chế tạo vũ khí vượt trội hơn nhiều nước. Trong truyền thuyết An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thuỷ kể rằng, vua An Dương Vương có Nỏ thần, bắn một lúc nhiều mũi tên và chỉ vài lần bắn là quân giặc đông đến hàng vạn cũng phải tan tành rồi bỏ chạy. Và trong thực tế lịch sử, có thể thấy việc chế tạo ra nỏ bắn cùng lúc nhiều mũi tên là hoàn toàn có thực. Tuy nhiên, việc chế tạo ra nỏ bắn cùng lúc nhiều mũi tên xa và mạnh hoàn toàn chưa đủ để nỏ thần bắn một phát giết cả vạn quân. Từ hình dạng mũi tên, đến những di vật chế tạo ra nỏ và mũi tên để lại, qua các nghiên cứu cho thấy việc tướng Cao Lỗ và dân Âu Lạc chế ra loại nỏ bắn được nhiều mũi tên để đánh thắng giặc là hoàn toàn có thực.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác