Dễ hiểu giải Ngữ văn 12 Chân trời bài 9: Thực hành tiếng Việt

Giải dễ hiểu bài 9: Thực hành tiếng Việt. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới

BÀI 9. KHÁM PHÁ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

I. TRƯỚC KHI ĐỌC   

Câu 1: Ở văn bản Đọc kết nối chủ điểm, nhóm biên soạn đã dẫn nguồn bài thơ Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn như thế nào? Xác định những yếu tố trong phần dẫn nguồn đó. 

Giải nhanh:

Ở văn bản Đọc kết nối chủ điểm, nhóm biên soạn đã dẫn nguồn bài thơ Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn như sau: (Trần Đăng Khoa, Thơ chọn lọc, NXB Văn học, 2004, tr.362-364).

Những yếu tố trong phần dẫn nguồn:

  • Sử dụng dấu ngoặc đơn: Báo hiệu phần chú thích
  • Phần tên “Thơ chọn lọc” được in nghiêng: Giải thích bài thơ được in trong tập nào.
  • NXB Văn học: Tên nhà xuất bản.
  • 2004: Năm xuất bản
  • Tr.362-364: Vị trí bài thơ.

Câu 2: Chỉ ra một số biểu hiện của sự tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong ngữ liệu tham khảo ở phần Viết (tr. 108 — 112). 

Giải nhanh:

  • Trích dẫn chính xác, hợp lí các số liệu thống kê trong văn bản.
  • Trích dẫn nguồn đầy đủ.
  • Để thông tin trích dẫn trong dấu ngoặc, in nghiêng.

Câu 3: Nhận xét tác dụng của việc sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong các đoạn trích dưới đây và cho biết khi sử dụng những phương tiện này, người viết đã chú thích nguồn như thế nào. 

a. Trong số mười một mang khuôn đúc bằng đá được tìm thấy có mười mang khuôn đúc mũi tên ba cạnh và một tang đúc mũi tên lao hình cánh én. Theo các chuyên gia, đây là những hiện vật gốc, độc bản được phát hiện ở Việt nam, có giá trị đặc biệt, được tôn xưng như một danh từ riêng: mũi tên đồng Cổ Loa. Phát hiện này vô cùng quan trọng và có giá trị để giải mã bí mật huyền thoại nỏ thần thời kì An Dương Vương.

BÀI 9. KHÁM PHÁ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘITHỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

b. Kết quả tính toán giá trị WQI dựa trên kết quả quan trắc trung bình năm giai đoạn 2016 - 2022 trên 09 lưu vực sông cho thấy chất lượng môi trường nước trên các lưu vực sông ở nước ta chủ yếu ở mức “Tốt” đến “Trung bình”. Mức “Ô nhiễm” ghi nhận phần lớn trên các đoạn sông chảy qua khu vực có hoạt động kinh tế - xã hội phát triển, điển hình như các đoạn qua nội thành Hà Nội, nội thành Thành phố Hồ Chí Minh.

BÀI 9. KHÁM PHÁ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘITHỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

Soạn chi tiết: 

a. Tác dụng khi sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ: Giúp người đọc dễ dàng hình dung, tăng tính hấp dẫn, trực quan của thông tin, minh họa một cách cụ thể, rõ ràng về sự vật được nhắc đến. 

- Khi sử dụng phương tiện này, người viết đã chú thích nguồn cụ thể, chi tiết bằng cách trích dẫn tên; địa chỉ liên kết in nghiêng, đặt trong ngoặc đơn.

b. Tác dụng khi sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ: Giúp cung cấp thông tin cụ thể, chính xác, người đọc hình dung được một cách chi tiết, cụ thể các số liệu đưa ra, trình bày một cách hệ thống, logic. 

- Khi sử dụng phương tiện này, người viết đã chú thích nguồn cụ thể, chi tiết bằng cách trích dẫn tên, nguồn; hình thức: đặt trong ngoặc kép.

TỪ ĐỌC ĐẾN VIẾT

Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày những thông tin được cung cấp trong biểu đồ dưới đây.

Soạn chi tiết:

Biểu đồ cung cấp những thông tin về tổng khối lượng rác theo tỉ lệ phần trăm tại các địa điểm khảo sát ở Việt Nam năm 2020. Trong đó:

+ Nhựa chiếm 70%

+ Kim loại chiếm 3,3%

+ Thủy tinh chiếm 8,9%

+ Cao su chiếm 3%

+ Các loại khác chiếm 14,1% (Rác hỗn hợp: 6,6%; vải/sợi vải: 5,1%; giấy/gỗ: 2,4%)

Từ những thông tin biểu đồ cung cấp trên, ta thấy được lượng rác thải ra từ nhựa chiếm tỉ lệ nhiều đáng kể và chiếm nhiều nhất, sau đó đến các chất thải khác gồm nhiều loại rác hỗn hợp và vải, giấy/gỗ. Các chất thải từ thủy tinh cũng chiếm lượng lớn và sau đó là kim loại, cao su.

Nhìn từ những số liệu được đưa ra, ta thấy đó là dấu hiệu cảnh báo cho thấy việc con người đang sử dụng quá nhiều những chất thải khó phân hủy để thải ra môi trường. Điều này không chỉ gây nguy hại, ảnh hưởng tới sức khỏe của người sử dụng mà còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Trong khi đó, các chất thải dễ phân hủy như giấy lại chiếm số lượng ít nhất. Qua đó để thấy được chúng ta cần điều chỉnh việc sử dụng những chất liệu phù hợp để hạn chế ảnh hưởng tới sức khỏe, và hạn chế tối đa các chất thải dễ gây ô nhiễm môi trường.

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác