Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời Bài 7 Thực hành tiếng Việt

Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Chân trời có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Bài 7 Thực hành tiếng Việt Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tác dụng của biện pháp nói mỉa trong câu ca dao sau là gì?

“Vợ anh khéo liệu khéo lo,

Bán một con bò, mua cái ễnh ương

Đem về thả ở gậm giường

Nó kêu ì ọp, lại thương con bò”

  • A. Câu ca dao chỉ nhằm mục đích giải trí và không có ý nghĩa hay thông điệp cụ thể nào.
  • B. Câu ca dao chỉ đơn giản miêu tả một tình huống hài hước trong cuộc sống hàng ngày mà không có ý nghĩa sâu xa.
  • C. Câu ca dao thể hiện ý chê bai, mỉa mai những kẻ vụng suy, tính quẫn, không biết cách làm ăn đồng thời khuyên chúng ta hãy lên kế hoạch, sắp xếp 1 cách thật hợp lý mọi việc làm của mình để tránh gây ra những lãng phí hoặc những sự việc không cần thiết.
  • D. Câu ca dao thể hiện sự khen ngợi đối với cách quản lý tài sản của người vợ trong câu chuyện.

Câu 2: Tác dụng của biện pháp tu từ nói mỉa trong câu văn sau: Công chúng luôn vỗ tay hoan hô Xuân, còn trên khán đài, đức vua Xiêm đã lộ ra mặt rồng tất cả sự thịnh nộ của vị thiên tử thế thiên hành đạo ở cái nước có hàng triệu con voi.

  • A. Phê phán nhà vua bởi ông dùng quyền lực của mình không đúng chỗ, cơn thịnh nộ ấy đang khiến đức vua trở nên thiếu uy quyền và trở nên nực cười.
  • B. Nhấn mạnh sự tức giận của đức vua Xiêm, một người quyền cao chức trọng giống như một con rồng, một vị thiên tử đồng thời phê phán nhà vua bởi ông dùng quyền lực của mình không đúng chỗ, cơn thịnh nộ ấy đang khiến đức vua trở nên thiếu uy quyền và trở nên nực cười.
  • C. Thể hiện sự uy nghiêm của vị vua Xiêm.
  • D. Thể hiện sự tức giận của đức vua Xiêm, một người quyền cao chức trọng giống như một con rồng, một vị thiên tử.

Câu 3: Phân tích hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng nghịch ngữ trong câu: Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia; sống thờ vua, thác cũng thờ vua, lời dụ dạy đã rành rành, một chữ ấm đủ đền công đó.

  • A. Nhấn mạnh sự đối lập giữa sự sống và cái chết, nhưng ở đây sự đối lập này không làm giảm đi tinh thần quả cảm mà ngược lại làm tôn lên ý chí và sự kiên cường bất khuất của các nghĩa sĩ.
  • B. Nổi bật khí phách và tinh thần quả cảm, ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước của các nghĩa sĩ nông dân. Hình ảnh của những nghĩa sĩ Cần Giuộc trở thành tượng đài bất tử với lòng yêu nước và tinh thần quyết tâm đánh giặc.
  • C. Làm nổi bật sự hy sinh cao cả, dù sống hay chết thì những nghĩa sĩ này vẫn luôn trung thành với đất nước, với vua, điều này khẳng định tinh thần yêu nước và sự trung thành tuyệt đối của họ.
  • D. Khẳng định tinh thần bất khuất, quyết tâm bảo vệ quê hương của các nghĩa sĩ, bất kể sống hay chết, họ luôn hướng về mục tiêu bảo vệ tổ quốc và tôn kính vua.

Câu 4: Câu ca dao, tục ngữ nào sau đây sử dụng biện pháp nói mỉa?

  • A. Ai ơi bưng bát cơm đầy/Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần
  • B. Làm trai cho đáng nên trai/Một trăm đám cỗ chẳng sai đám nào
  • C. Có công mài sắt có ngày nên kim
  • D. Anh đi anh nhớ quê nhà/Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương

Câu 5: Xác định nghịch ngữ trong câu sau: Thôi! Tôi đã nhất định... nói có vong hồn ông Đoan với ông Phán nhà tôi chứng giám cho, tôi đã nhất định thủ tiết với hai ông!

  • A. Ông Đoan với ông Phán
  • B. Thủ tiết
  • C. Chứng giám
  • D. Vong hồn

Câu 6: Dấu hiệu nhận biết biện pháp tu từ nói mỉa trong câu sau là gì:

Hẩu lố, mét xì thông mọi tiếng

Chẳng sang Tàu cũng tếch sang Tây.

  • A. Yếu tố nhại.
  • B. Có sự xuất hiện của những từ, cụm từ vốn thể hiện đánh giá tiêu cực về đối tượng.
  • C. Nêu những tình huống, điều kiện phi lí gắn với khả năng hành động, sự việc đang được nói đến.
  • D. Có sự pha trộn đáng ngờ giữa kiểu nói lịch sự và nói quá.

Câu 7: Xác định nghịch ngữ trong câu sau: Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm dậy để vồ lấy thuyền.

  • A. Nhô vào đường ngoặt sông
  • B. Ầm ầm mà quạnh hiu
  • C. Một số hòn bèn nhổm dậy để vồ lấy thuyền
  • D. Mai phục hết lòng sông

Câu 8: Xác định nghịch ngữ trong câu sau: Trong lúc ấy ông nhà báo cấp tiến với xã hội và bảo thủ với gia đình vội vàng lấy bút máy và sổ tay ra ghi chép, coi những lời lẽ quý hóa ấy tựa hồ bật ở miệng một vĩ nhân mà ra…

  • A. Những lời lẽ quý hoá
  • B. Một vĩ nhân
  • C. Cấp tiến với xã hội
  • D. Cấp tiến với xã hội và bảo thủ với gia đình

Câu 9: Tác dụng của biện pháp tu từ nói mỉa trong câu sau: Trên mép ông, ông đã bao công trình mới cấy được từng ấy râu. [...] Thì sau hết, những lông tơ nó cũng dài ra, và trông rõ hơn. Và đến bây giờ, đứng ở hai bên miệng ông, nó hình thành hai cái dấu chua nghĩa (...)

  • A. Vừa phê phán sự tham lam của tên quan khi vơ vét những đồng bạc lẻ của dân để cấy râu đồng thời  phê phán bản chất ác ôn của bọn cường hào ác bá ngày xưa
  • B. Cho người đọc thấy được rằng ông quan này vơ vét của cải, lấy cả những đồng hào lẻ của nên nên mất công đi cấy râu cho đến khi nó mọc lông tơ thì cái râu đó không rõ nữa.
  • C. Phê phán bọn cường hào ác bá ngày xưa, cái tính tham lam vơ vét táng tận lương tâm của chúng xuất phát từ bên trong nên có nhân tạo bề ngoài như thế nào cũng không hề che giấu được.
  • D. Thể hiện dáng vẻ bề ngoài uy nghiêm của vị quan.

Câu 10: Xác định nghịch ngữ trong câu sau: Tôi xin chịu một hình phạt êm đềm: Đôi môi tôi như hai kẻ hành hương rụt rè xin sẵn sàng xóa vết bàn tay thô bạo kia bằng một cái hôn trìu mến.

  • A. Hình phạt êm đềm
  • B. Cái hôn trìu mến
  • C. Kẻ hành hương rụt rè
  • D. Vết bàn tay thô bạo

Câu 11: Dấu hiệu nhận biết biện pháp nói mỉa là:

  • A. Có sự xuất hiện của yếu tố nhại.
  • B. Có sự xuất hiện của các yếu tố nhại, các từ ngữ đánh giá tiêu cực về một đối tượng, sự pha trộn giữ kiểu nói lịch sự và nói qúa.
  • C. Có sự xuất hiện của các từ ngữ đánh giá tiêu cực.
  • D. Có sự pha trộn đáng ngờ giữa kiểu nói lịch sự và nói quá.

Câu 12: Thế nào là biện pháp tu từ nói mỉa?

  • A. Trong lời nói xuất hiện những từ, cụm từ vốn thể hiện chiều hướng đánh giá tiêu cực về một đối tượng.
  • B. Trong lời nói xuất hiện những từ, cụm từ thể hiện sự thán phục ca ngợi về một đối tượng.
  • C. Trong lời nói xuất hiện những từ, cụm từ vốn thể hiện chiều hướng đánh giá tích cực về một đối tượng.
  • D. Trong lời nói xuất hiện những từ, cụm từ nói giảm nói tránh về các đối tượng.

Câu 13: Xác định dấu hiệu nhận biết nghịch ngữ trong câu sau: Những việc trắc trở như thế đã làm cho ông già hơn tám mươi tuổi phải chết một cách bình tĩnh.

  • A. Sự pha trộn giữa kiểu nói lịch sự và nói quá.
  • B. Có sự xuất hiện của yếu tố giễu nhại.
  • C. Có cụm từ mang tính chất của một phụ chú khác thường đối với đối tượng được đề cập trước đó.
  • D. Có sự kết hợp phi lí giữa các từ mang nghĩa đối chọi ngay trong một cụm từ: chết một cách bình tĩnh.

Câu 14: Phân tích tác dụng của nghịch ngữ trong đoạn thơ sau:

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức

  • A. Thể hiện quy luật của tình yêu khi làm nổi bật nỗi nhớ trong trái tim người con gái đang yêu- không chỉ tồn tại trong ý thức mà còn len lỏi vào cõi vô thức, xâm nhập cả vào giấc mơ.
  • B. Khẳng định sự đấu tranh giữa lý trí và cảm xúc của người con gái, cho thấy nỗi nhớ anh luôn tồn tại và không thể bị quên lãng.
  • C. Mô tả sự mâu thuẫn giữa ngày và đêm, khi tình yêu và nỗi nhớ không bị giới hạn bởi thời gian hay không gian.
  • D. Tạo nên hình ảnh sống động về tình yêu mãnh liệt, cho thấy tình cảm sâu sắc của người con gái khi nỗi nhớ anh luôn hiện diện trong tâm trí.

Câu 15: Nghịch ngữ có tác dụng:

  • A. Tạo sự đối lập trong nhận thức, làm nổi bật ý nghĩa sâu xa của câu văn.
  • B. Thể hiện sự mâu thuẫn, từ đó nhấn mạnh vào một ý nghĩa hoặc sự thật đặc biệt.
  • C. Gây cười, tạo sắc thái châm biếm nhẹ nhàng hoặc đả kích mạnh mẽ.
  • D. Gợi lên sự suy nghĩ sâu sắc, làm tăng tính triết lý của câu văn.

Câu 16: Phân tích tác dụng của nghịch ngữ trong đoạn thơ sau:

Xuân đương tới, nghĩa là xuân qua,

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.

Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật

Không cho dài thời trẻ của nhân gian,

  • A. Diễn tả sự đối lập giữa khát khao sống mãnh liệt và thực tế tàn nhẫn của thời gian, cho thấy sự thất vọng và đau khổ của tác giả trước sự vô tình của thời gian đối với con người.
  • B. Tạo nên sự tương phản giữa thời gian và không gian, giữa cuộc sống và cái chết, nhấn mạnh sự mong manh và ngắn ngủi của đời người trước dòng chảy bất tận của thời gian.
  • C. Khắc họa hình ảnh mùa xuân tươi đẹp, luôn trường tồn, bất chấp thời gian và sự già đi của con người, thể hiện sự bất biến của thiên nhiên trước sự hữu hạn của con người.
  • D. Thể hiện quan niệm của tác giả về thời gian và tuổi trẻ: hữu hạn, chật hẹp và trôi chảy không thể quay lại, đồng thời diễn tả cảm xúc tiếc nuối trước sự chảy trôi của thời gian. Qua đó, thể hiện niềm khát khao sống và hạnh phúc, mong muốn níu kéo thời gian để giữ mãi tuổi thanh xuân và mùa xuân của đời người.

Câu 17: Tác dụng của biện pháp nói mỉa trong câu ca dao sau là gì?

“Đồn rằng cha mẹ anh hiền

Cắm cơm không vỡ, cắn tiền vỡ tư”

  • A. Câu ca dao khen ngợi cha mẹ anh vì sự khéo léo trong việc quản lý tài chính và cuộc sống gia đình.
  • B. Câu ca dao ý nói cha mẹ anh là người ghê gớm. Nghe người ngoài nói thì họ cho rằng mẹ anh hiền nhưng thực tế thì không phải như vậy. “Hiền” chỉ là vỏ bọc bên ngoài của “cha mẹ” anh.
  • C. Câu ca dao chỉ ra rằng cha mẹ anh có một lối sống rất bình dị và giản đơn.
  • D. Câu ca dao diễn tả sự tôn trọng và ngưỡng mộ đối với phẩm hạnh của cha mẹ anh.

Câu 18: Câu văn nào sau đây sử dụng biện pháp tu từ nói mỉa?

  • A. “Như một bậc vĩ nhân nhũn nhặn, nó giơ quả đấm chào loài người, nhẩy xuống đất, lên xe hơi. Rồi mấy chiếc xe của các bạn thân nó mở máy chạy, để lại cái đám công chúng nghìn người bùi ngùi và cảm động”.
  • B. Tuy giá vé vào cửa là ba đồng hạng bét, số công chúng hôm sau ấy, cũng trên ba nghìn. Sân quần Rollandes Varreau của Hà Thành bữa ấy đã ghi được một chỗ rẽ cho lịch sử thể thao”.
  • C. “Với cái hùng biện của một người đã thổi loa những hiệu thuốc lậu, với cái tự nhiên của một anh lính cờ chạy hiệu rạp hát, lại được ông Văn Minh vặn đĩa kèn, Xuân Tóc Đỏ đã chinh phục quần chúng như một chính trị gia đại tài của Phương Tây”.
  • D. “Đức vua Xiêm đã lộ ra mặt rồng tất cả sự thịnh nộ của vị thiên tử thế thiên hành đạo ở cái nước có hàng triệu con voi”.

Câu 19: Câu nào sau đây không sử dụng biện pháp tu từ nói mỉa?

  • A. “Như một bậc vĩ nhân nhũn nhặn, nó giơ quả đấm chào loài người, nhẩy xuống đất, lên xe hơi. Rồi mấy chiếc xe của các bạn thân nó mở máy chạy, để lại cái đám công chúng nghìn người bùi ngùi và cảm động”.
  • B. Công chúng luôn vỗ tay hoan hô Xuân, còn trên khán đài, đức vua Xiêm đã lộ ra mặt rồng tất cả sự thịnh nộ của vị thiên tử thế thiên hành đạo ở cái nước có hàng triệu con voi.
  • C. Tiếng loa vừa vang lên xong, công chúng vỗ tay hoan nghênh tức khắc. Vì rằng tài nghệ của Hải, Thụ và Xuân, thì người ta đã nhiều lần mục kích hết rồi
  • D. Trên mép ông, ông đã bao công trình mới cấy được từng ấy râu. [...] Thì sau hết, những lông tơ nó cũng dài ra, và trông rõ hơn. Và đến bây giờ, đứng ở hai bên miệng ông, nó hình thành hai cái dấu chua nghĩa (...)

Câu 20: Phân tích hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng nghịch ngữ trong câu: Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ. Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm;tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.

  • A. Cho thấy sự bất ngờ và khó khăn mà người nông dân gặp phải khi chuyển từ công việc đồng áng sang công việc quân sự.
  • B. Nhấn mạnh bản tính hiền lành, chất phác của người nông dân trong cuộc sống đời thường khi mà những công việc quen thuộc của họ là gắn bó với ruộng đồng; đồng thời phát hiện vẻ đẹp đáng quý của họ: yêu chuộng hòa bình.
  • C. Thể hiện sự đối lập giữa cuộc sống nông dân và cuộc sống quân sự, qua đó làm nổi bật sự hi sinh của người nông dân khi phải tham gia chiến đấu.
  • D. Đề cao tinh thần dũng cảm và sẵn sàng hi sinh của người nông dân trong việc bảo vệ quê hương.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác