Câu hỏi tự luận Ngữ văn 12 Chân trời bài 7: Thực hành tiếng Việt

Câu hỏi tự luận Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo bài 7: Thực hành tiếng Việt. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Kéo xuống để tham khảo thêm.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Biện pháp tu từ nói mỉa là gì? Hãy nêu định nghĩa?

Câu 2: Hãy đưa ra một ví dụ về biện pháp tu từ nói mỉa trong văn học hoặc trong đời sống?

Câu 3: Biện pháp tu từ nghịch ngữ là gì? Hãy nêu định nghĩa?

Câu 4: Cho một ví dụ về biện pháp tu từ nghịch ngữ trong tên truyện, thơ,...?

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: So sánh biện pháp tu từ nói mỉa và biện pháp tu từ nghịch ngữ. Điểm giống và khác nhau của chúng là gì?

Câu 2: Tại sao biện pháp tu từ nói mỉa thường được sử dụng trong các tác phẩm văn học? Hãy giải thích?

Câu 3: Biện pháp tu từ nghịch ngữ có tác dụng gì trong việc thể hiện ý nghĩa của câu? Hãy nêu ví dụ minh họa?

Câu 4: Chọn những từ ngữ / cụm từ thể hiện biện pháp tu từ nói mỉa trong đoạn văn dưới đây:

“Ngày nay, cứ mỗi lần ra khỏi cửa, thật tôi không sao che giấu nổi niềm tự hào được là một người An Nam và sự kiêu hãnh được có một vị hoàng đế.”

(Trích "Vi hành", Nguyễn Ái Quốc)

Câu 5: Tìm biện pháp tu từ nghịch ngữ trong câu sau: “Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.”

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Tìm những từ ngữ thể hiện biện pháp tu từ nói mỉa trong các ngữ liệu sau (trích từ truyện “Vi hành” của Nguyễn Ái Quốc).

“Tôi nhớ chuyện vua Thuấn, vì muốn đích thân tai nghe mắt thấy dân có bằng lòng mình không, nên cải trang làm dân cày đi dò la khắp xứ. [...] Bên cạnh những bậc cải trang vĩ đại ấy muốn đi sâu vào cuộc sống của nhân dân, ngày nay còn có những ông hoàng, ông chúa, để tiện việc riêng và vì những lí do không cao thượng bằng, cũng “vi hành” đấy.”

Câu 2: Từ ngữ nào thể hiện biện pháp tu từ nói mỉa trong đoạn văn dưới đây:

"Tôi không được rõ ý đồ của nhà “vi hành” của chúng ta ra sao. Phải chăng là ngài muốn biết dân Pháp, dưới quyền ngự trị của bạn ngài là A-lếch-xăng Đệ nhất, có được sung sướng, có được uống nhiều rượu và được hút nhiều thuốc phiện bằng dân Nam dưới quyền ngự trị của ngài, hay không?" (Trích  “Vi hành”, Nguyễn Ái Quốc)

Câu 3: Phân tích tác dụng của nghịch ngữ trong các ngữ liệu sau.

“Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức.”

(Xuân Quỳnh)

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nói mỉa trong những câu ca dao dưới đây.

“Làm trai cho đáng nên trai
Một trăm đám cỗ chẳng sai đám nào.”

Câu 2: Phân tích tác dụng của biện pháp nghịch ngữ trong khổ thơ sau: 

“Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện,

Sẽ được nhìn thấy các bà tiên,

Thấy chú bé đi hài bảy dặm,

Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền.”

(Vũ Quần Phương)

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Bài tập tự luận Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo bài 7: Thực hành tiếng Việt, Bài tập Ôn tập Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo bài 7: Thực hành tiếng Việt, câu hỏi ôn tập 4 mức độ Ngữ văn 12 CTST bài 7: Thực hành tiếng Việt

Bình luận

Giải bài tập những môn khác