Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời Bài 5 Văn bản 1: Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra (N. Gô-gôn)

Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Chân trời có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Bài 5 Văn bản 1: Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra (N. Gô-gôn) Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đoạn trích Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra được trích từ tác phẩm nào?

  • A. Quan thanh tra
  • B. Quan tham
  • C. Chiếc áo khoác
  • D. Cái mũi

Câu 2: Ai là tác giả của đoạn trích Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra?

  • A. Puskin
  • B. Gô-gôn
  • C. Lép tôn-xtôi
  • D. William Shakespeare

Câu 3: Quan thanh tra của Gô-gôn là thể loại kịch nào?

  • A. Bi kịch
  • B. Chính kịch 
  • C. Hài kịch
  • D. Nhạc kịch 

Câu 4: Nội dung chính của đoạn trích Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra là gì?

  • A. Thể hiện sự thối nát của xã hội đồng thời đả kích tất cả những gì tệ hại nhất của nước Nga.
  • B. Thể hiện sự tốt đẹp của xã hội Nga bấy giờ.
  • C. Bức tranh xã hội cũ với ngổn ngang những sự rối ren và thối nát.
  • D. Là cuộc “diễu hành” của bọn quan tham cùng đội buôn với Khơ-lét-xta-cốp (kẻ được coi nhầm là quan thanh tra).

Câu 5: Một số tác phẩm nổi tiếng của Gô-gôn bao gồm có:

  • A. Những điền chủ cổ xưa, Bức chân dung, Nhật kí người điên, cái mũi, Quan thanh tra, Chiếc áo khoác, Những linh hồn chết.
  • B. Những điền chủ cổ xưa, Bức chân dung, Romeo và Juliet, Nhật kí người điên, cái mũi, Quan thanh tra, Chiếc áo khoác, Những linh hồn chết.
  • C. Những điền chủ cổ xưa, Bức chân dung, Romeo và Juliet, Nhật kí người điên, cái mũi, Quan thanh tra, Chiếc áo khoác, Chiếc lá cuối cùng.
  • D. Bức chân dung, Romeo và Juliet, Nhật kí người điên, cái mũi, Quan thanh tra, Chiếc áo khoác, Góc khuất.

Câu 6: Đoạn trích Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra nằm ở hồi mấy của hài kịch Quan thanh tra?

  • A. Hồi I
  • B. Hồi II
  • C. Hồi III
  • D. Hồi IV

Câu 7: Trong đoạn trích Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra, Khơ-lét-xta-cốp đã có cuộc gặp gỡ với những nhân vật nào?

  • A. Chánh án, quản lí viện tế bần, viên địa chủ địa phương.
  • B. Trưởng bưu cục, quản lí viện tế bần, chánh án.
  • C. Kiểm học, chánh án, trưởng bưu cục.
  • D. Chánh án, quản lí viện tế bần, trưởng bưu cục, kiểm học, viên địa chủ địa phương, nhà buôn.

Câu 8: Lời đối thoại trong đoạn đầu bộc lộ tính cách gì của các nhân vật?

  • A. Sợ sệt lo lắng những hành động dối trá của mình sẽ bị phát hiện.
  • B. Ngông nghênh không hề nao núng.
  • C. Hách dịch và tự phụ.
  • D. Bồn chồn, hồi hộp khi lần đầu được diện kiến quan lớn.

Câu 9: Khơ-lét-xta-cốp đã ngỏ lời mượn hai viên địa chủ bao nhiêu tiền?

  • A. Ba trăm rúp.
  • B. Sáu trăm rúp.
  • C. Bảy trăm rúp.
  • D. Một nghìn rúp.

Câu 10: Trước khi nhận ra mình bị nhận nhầm là quan thanh tra, thái độ của Khơ-lét-xta-cốp là gì:

  • A. Hống hách.
  • B. Dè dặt thăm dò.
  • C. Thô lỗ, suồng sã.
  • D. Bất cần.

Câu 11: Trong cuộc đối thoại giữa Khơ-lét-xta-cốp và viên chán án, lời “nói riêng” bộc lộ tính cách gì của nhân vật chánh án?

  • A. Thể hiện sự ngu dốt của tên chánh án.
  • B. Thể hiện sự lo lắng sẽ bị lộ các hành vi nhận hối lộ của tên chánh án.
  • C. Thể hiện sự khinh rẻ đối với Khơ-lét-xta-cốp.
  • D. Thể hiện sự tự tin vì hắn lập được nhiều thành tích.

Câu 12: Lời nói riêng của tên trưởng bưu cục khi đối thoại với Khơ-lét-xta-cốp thể hiện điều gì?

  • A. Một kẻ xu nịnh.
  • B. Một kẻ đang run sợ vì những khuyết điểm của mình sẽ bị bại lộ.
  • C. Thể hiện hắn là một tên tốt bụng chuyên giúp đỡ người khác.
  • D. Thể hiện sự khinh thường của hắn với Khơ-lét-xta-cốp.

Câu 13: Thái độ của Khơ-lét-xta-cốp khi đối thoại với tên kiểm học là gì?

  • A. Nghiêm túc.
  • B. Lịch sự khách sáo.
  • C. Thân thiện, cởi mở.
  • D. Suồng sã, đùa cợt.

Câu 14: Lời nói riêng của tên kiểm học khi đối thoại với Khơ-lét-xta-cốp thể hiện điều gì?

  • A. Thể hiện hắn đang run sợ vì những điều mình đã làm khi truyền bá tư tưởng lệch lạc cho lớp trẻ.
  • B. Thể hiện sự kính nể của hắn với Khơ-lét-xta-cốp.
  • C. Thể hiện sự khinh miệt của hắn dành cho Khơ-lét-xta-cốp.
  • D. Thể hiện sự hân hoan vì Khơ-lét-xta-cốp đã sập bẫy của hắn.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác