Lý thuyết trọng tâm Ngữ văn 12 Chân trời bài 5: Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra (N. Gỗ-gòn)

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo bài 5: Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra (N. Gỗ-gòn). Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

MÀN DIỄU HÀNH – TRÌNH DIỆN QUAN THANH TRA

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của hài kịch như: ngôn ngữ, xung đột, hành động, nhân vật, kết cấu, tình huống, thủ pháp trào phúng… qua văn bản Màn diễu hành – Trình diện quan thanh tra.

- Phân tích và đánh giá được khả năng tác động của hài kịch đối với người đọc, người xem và tiến bộ xã hội.

- Vận dụng được kiến thức và kĩ năng đã học về văn bản Màn diễu hành – Trình diện quan thanh tra để đọc hiểu hài kịch và thực hiện một số nhiệm vụ thực tiễn.

B - KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

a. Tiểu sử

- Ni-cô-lai Gô-gôn: (1809 - 1852).

- Ông là một nhà văn, nhà soạn kịch lỗi lạc của văn học Nga nửa đầu thế kỉ XIX.

- Sinh ra trong một gia đình quý tộc ở tỉnh Pôn-ta-va thuộc U-crai-na.

- Năm 1828, ông tới Pê-téc-bua làm trợ lí vụ bất động sản hoàng gia. Bắt đầu được dư luận chú ý với tập truyện đầu tay mang nhiều hương vị dân gian Những buổi tối ở thôn gần Đi-an-ka.

- Năm 1832, ông làm quen với Pu-skin và được nhà văn khơi gợi nhiều ý tưởng sáng tạo.

- Năm 1834, ông được bổ trợ làm trợ giảng về lịch sử thời trung cổ đại tại Trường Đại học tổng hợp Pê-téc-bua.

- Trong những năm 1836-1847 ông sống ở nhiều nước như: Đức, Thụy Sĩ, Pháp, Bỉ, Ý….

- Từ năm 1845, ông rơi vào một cuộc khủng hoảng tinh thần, sa vào khuynh hướng tôn giáo thần bí.

- Năm 1852, ông từ bỏ văn nghiệp và giam mình cầu nguyện, tuyệt thực rồi mất tại nhà một người bạn ở Mát-xcơ-va. 

b. Tác phẩm nổi tiếng

- Tác phẩm nổi tiếng của ông bao gồm có: Ta-rút Bun-ba (truyện -1835), Những điền chủ cổ xưa (truyện, 1835), Bức chân dung (truyện, 1835), Nhật kí người điên (truyện, 1835), Cái mũi (truyện, 1836), Quan thanh tra (hài kịch, 1836), Chiếc áo khoác (truyện, 1842), Những linh hồn chết (tiểu thuyết, 1842).

c. Phong cách sáng tác

+ Phần nhiều các tác phẩm hiện thực của Gô-gôn thể hiện cơn mê sảng của thực tại đương thời với những hình tượng con người bị đồ vật hóa, thảm hại, trống rỗng, tồn tại như những bóng ma và luôn ám ảnh về sự báo ứng.

+ Giọng văn trào phúng của Gô-gôn một mặt thể hiện thái độ phủ nhận thực tại nhố nhăng đương thời “qua tiếng cười thế gian thấy rõ và những giọt nước mắt thế không trông thấy”. Mặt khác, lại đau đáu niềm hy vọng vào một thực tại khác xứng đáng hơn với cuộc sống con người.

2. Tác phẩm

- Hài kịch năm hồi Quan thanh tra được Gô-gôn sáng tác trên cơ sở một giai thoại do Pu-skin gợi ý. 

- Vở hài kịch là một đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của ông và ảnh hưởng đến sự phát triển của sân khấu hài kịch thế giới.

- Quan thanh tra không chỉ là vở kịch đả kích “tất cả những gì tệ hại của nước Nga” đầu thế kỉ XIX mà còn khơi dậy nỗi đau về sự tồn tại trống rỗng, phi lí của con người và niềm hi vọng vào cuộc sống tốt đẹp. 

- Màn diễu hành trình diện quan thanh tra nằm ở lớp đầu của Hồi IV của Quan thanh tra. Hành động kịch xoay quanh cuộc gặp gỡ, trò chuyện giữa Khle-xta-k kốp với một số quan chức sở tại cùng các địa chủ và nhà buôn.

II. MỘT SỐ YẾU TỐ CỦA HÀI KỊCH NHƯ: NGÔN NGỮ, XUNG ĐỘT, HÀNH ĐỘNG, NHÂN VẬT, KẾT CẤU, TÌNH HUỐNG, THỦ PHÁP TRÀO PHÚNG TRONG HÀI KỊCH.

- Tình huống: sự nhầm lẫn từ cả hai phía: quan chức địa phương nhầm tưởng Khle-xta-kốp là quan thanh tra, còn Khle-xta-kố thì nhầm tưởng quan chức địa phương là “tốt bụng” và “hiếu khách”. Việc trao tiền và nhận tiền được thực hiện theo sự nhầm tưởng ấy của mỗi bên. Tình huống này bắt nguồn từ nỗi sợ hãi thái quá của các quan chức địa phương khi biết tin “quan thanh tra” bất ngờ đến, lí trí bị tê liệt, khiến họ trở nên điếc, mù không thể nhận ra sự thật hiển nhiên, dẫn đến sự nhầm lẫn tai hại.

- Nhân vật:

Nhân vật

Độc thoại (lời nói riêng)

Bản chất của nhân vật

Chánh án

  • Trời ơi! Trời ơi, xin ban phúc lành cho con! Sao tôi rụng rời cả chân tay thế này!

Khiếp nhược trước pháp luật vì không làm đúng bổn phận chức trách của một chánh án.

Trưởng bưu cục

  • Thế mà Ngài không làm hộ chút nào; Ngài hỏi han mọi chuyện từng li từng tí.

Kính sợ, sùng bái mọi biểu hiện nhỏ nhặt của cấp trên.

Kiểm học

Con khỉ! Lúc nào cũng rụt rè như cái thằng chết tiệt thế này, hỏng hết cả!

Hoảng hốt, thiếu tự tin trước cấp trên không dám nêu ý kiến và không biết trình bày gãy gọn vấn đề gì.

Khle-xta-kốp

Ta thử hỏi vay lão trưởng bưu điện này ít tiền xem sao.

Dễ dàng cho phép mình cư xử buông thả với người mới quen biết.

- Một số thủ pháp trào phúng của Gô-gôn trong đoạn trích Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra:

  • Phóng đại
  • Tự lật tẩy
  • Tương phản, nghịch lí
  • Chơi chữ.

=> Thông qua các thủ pháp trào phúng này Gô-gôn khéo léo phơi bày những bất cập sự giả dối và hệ lụy của lối sống, tư tưởng của các quan chức, qua đó bộc lộ mâu thuẫn sâu sắc giữa nhân dân và chính quyền.

III. TÌM HIỂU GIÁ TRỊ NHẬN THỨC, GIÁO DỤC THẨM MĨ CỦA TÁC PHẨM, CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA, TRIẾT LÍ NHÂN SINH TỪ VĂN BẢN

- Quan thanh tra là một tác phẩm kết hợp được tính thời sự của hài kịch và sức mạnh đạo đức của bi kịch. Xung đột ngoài được xây dựng trên tình huống nhầm lẫn và cũng thủ pháp phóng đại đã đem đến tiếng cười giải trí đầy sảng khoái.

- Gô-gôn xác nhận tiếng cười là “nhân vật tích cực duy nhất trong Quan thanh tra”. Tiếng cười vạch trần những ung nhọt của xã hội Nga, phơi bày chúng trước sự chê bai của người đời. 

IV. LIÊN HỆ, VẬN DỤNG

+ Ý nghĩa sâu sắc của tác phẩm vốn không chỉ gói gọn trong việc phản ánh một quan thanh tra “giả” mà là phê phán hiện tượng xã hội thật: tệ nạn quan liêu, tham nhũng, thiếu trách nhiệm của các quan chức.

+ Không thể phủ nhận sự cần thiết phải giám sát con người, tổ chức từ bên ngoài thông qua pháp luật và các cơ quan hành pháp, tuy nhiên, mỗi con người, tổ chức phải có khả năng tự kiểm tra, tự giám sát, bởi nó giúp họ tự soi xét bản thân, tự rèn giũa tính trung thực ý thức trách nhiệm, năng lực làm việc…. Như vậy, người thanh tran thật sự chính là lương tâm của mỗi người. Đây chính là phẩm chất, năng lực mà mỗi người cần phải rèn luyện, vì đó là nền tảng để xây dựng một xã hội lành mạnh, minh bạch.

=> Không nên thay đổi nhân đề vở kịch từ “Quan thanh tra” sang “Quan thanh tra giả”.

V. TỔNG KẾT

1. Nội dung

Phê phán thói khoác lác, ảo tưởng về của nhân vật Khơ-lét-xta-cốp. Bên cạnh đó là phê phán xã hội Nga đầy rẫy sự thối nát với đại diện là tầng lớp quan lại.

2. Nghệ thuật

+ Sử dụng kết hợp thủ pháp trào phúng đặc sắc trong hài kịch, qua đó tạo nên tiếng cười đả kích sâu cay cho người đọc.

+ Sử dụng ngôn ngữ tăng cường để làm nổi bật tính trào phúng của vở kịch. 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Ngữ văn 12 CTST bài 5: Màn diễu hành – trình diện, kiến thức trọng tâm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo bài 5: Màn diễu hành – trình diện, Ôn tập Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo bài 5: Màn diễu hành – trình diện

Bình luận

Giải bài tập những môn khác