Tắt QC

Trắc nghiệm KHTN 9 kết nối bài 20: Tạch kim loại và việc sử dụng hợp kim (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức bài 20: Tạch kim loại và việc sử dụng hợp kim (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Phương pháp chung để điều chế các kim loại Na, Ca, Al trong công nghiệp là

  • A. điện phân dung dịch.             
  • B. điện phân nóng chảy.
  • C. nhiệt luyện.                 
  • D. thủy luyện.

Câu 2: Dãy gồm các kim loại được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là

  • A. Al, Na, Ba.        
  • B. Ca, Ni, Zn.        
  • C. Mg, Fe, Cu.       
  • D. Fe, Cr, Cu.

Câu 3: Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp thủy luyện?

  • A. Ag.         
  • B. Na.          
  • C. Ca. 
  • D. Mg. 

Câu 4: Trường hợp nào sau đây thu được kim loại Sodium (Na)

  • A. cho Mg tác dụng với dung dịch NaCl.       
  • B. nhiệt phân NaHCO3.
  • C. điện phân nóng chảy NaCl.             
  • D. điện phân dung dịch NaCl. 

Câu 5: Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?

  • A. Fe. 
  • B. Na.          
  • C. Cu.          
  • D. Ag.

Câu 6: Đuy - ra là một loại hợp kim của nhôm, nhẹ và bền thường được dùng trong công nghiệp chế tạo máy bay, ô tô, tàu vũ trụ… Hợp kim Đuy - ra có thành phần là

  •  A. Al, Cu và một số nguyên tố khác như Mn, Mg,...
  •  B. Al2O3, K2O và một số nguyên tố khác như Mn, Fe, Si.
  •  C. Al, Ag và một số nguyên tố khác như Mn, Fe, Si.
  •  D. Al2O3 và một số nguyên tố khác như Mn, Fe, Si.

Câu 7: Hàm lượng carbon trong thép chiếm:

  • A. Trên 2%. 
  • B. Dưới 2%. 
  • C. Từ 2% đến 5%. 
  • D. Trên 5%.

Câu 8: Cho các tính chất sau :

( 1 ) Tính chất vật lí ;       (2) Tính chất hoá học ;     (3) Tính chất cơ học.

Hợp kim và các kim loại thành phần tạo hợp kim đó có tính chất nào tương tự ?

  • A. (1)   
  • B. (2) và (3)   
  • C. (2)   
  • D. (l) và (3)

Câu 9: Cho luồng khí H2 dư qua hỗn hợp các oxide CuO, Fe2O3, Al2O3, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, hỗn hợp chất rắn thu được gồm

  • A. Cu, Fe, Al, Mg.           
  • B. Cu, FeO, Al2O3, MgO.
  • C. Cu, Fe, Al2O3, MgO.             
  • D. Cu, Fe, Al, MgO.

Câu 10: Nguyên tắc luyện thép từ gang là:

  • A. Thổi dòng khí O2 để đốt cháy các các tạp chất trong gang.
  • B. Dùng CO để oxide sắt thành sắt ở nhiệt độ cao.
  • C. Dùng CaO hoặc CaCO3 để loại bỏ tạp chất trong gang.
  • D. Tăng thêm hàm lượng carbon trong gang để thu được thép.

Câu 11: Cho các phản ứng sau:

(1) CuO + H2 →  Cu + H2O;

(2) 2 CuSO4 + 2H2O  → 2Cu + O+ 2H2SO4;

(3) Fe + CuSO4  →  FeSO4 + Cu;

(4) 2Al + Cr2O3 →   Al2O3 + 2Cr.

Số phản ứng dùng để điều chế kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện là

  • A. 4.  
  • B. 3.   
  • C. 2.   
  • D. 1.

Câu 12: Có các nguyên liệu:

(1). Quặng sắt.

(2). Quặng Chromite.

(3). Quặng Bauxite.

(4). Than cốc.

(5). Than đá.

(6). Đá vôi (thành phần chính CaCO3).

Những nguyên liệu dùng để luyện gang là:

  • A. (1), (3), (4), (5).
  • B. (1), (4),
  • C. (1), (3), (5).
  • D. (1), (4), (6).

Câu 13: Để thu được kim loại Cu từ dung dịch CuSO4 theo phương pháp thuỷ luyện, có thể dùng kim loại nào sau đây?

  • A. Na.          
  • B. Ag.          
  • C. Ca. 
  • D. Fe.

Câu 14: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho kim loại Cu vào dung dịch FeCl3 dư.

(b) Điện phân dung dịch AgNO3 (điện cực trơ).

(c) Nung nóng hỗn hợp bột Al và FeO (không có không khí).

(d) Cho kim loại Ba vào dung dịch CuSO4 dư.

(e) Điện phân Al2O3 nóng chảy.

Số thí nghiệm tạo thành kim loại là

  • A. 5.  
  • B. 3.   
  • C. 2.   
  • D. 4.

Câu 15: Ở nhiệt độ cao, Hkhử được oxide nào sau đây?

  • A. K2O.       
  • B. CaO.        
  • C. Na2O.      
  • D. FeO.

Câu 16: Cho dãy các kim loại sau: Al, Na, Fe, Cu, Zn, Ag, K. Các kim loại trong dãy trên chỉ có thể được điều chế theo phương pháp điện phân nóng chảy các hợp chất là

  • A. Al, Na, Cu.        
  • B. Al, Na, K.          
  • C. Fe, Cu, Zn, Ag. 
  • D. Na, Fe, Zn.

Câu 17: Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa một kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác
  • B. Không có tính dẫn điện, dẫn nhiệt, tính dẻo và ánh kim
  • C. Hay bị gỉ, mềm, chịu nhiệt tốt, chịu ma sát tốt
  • D. Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa hai kim loại cơ bản

Câu 18: Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm khí X tác dụng với chất rắn Y, nung nóng sinh ra khí Z:

TRẮC NGHIỆM

Phương trình hoá học của phản ứng tạo thành khí Z là

  • A. CuO + H2  TRẮC NGHIỆM Cu + H2O.                               
  • B. Fe2O3 + 3H2  TRẮC NGHIỆM 2Fe + 3H2O.
  • C. CuO + CO C. CuO + CO TRẮC NGHIỆM Cu + CO2.                               Cu + CO2.                              
  • D. 2HCl + CaCO3 TRẮC NGHIỆM CaCl2 + CO2 + H2O.

Câu 19: Khử hoàn toàn 32 gam copper (II) oxide bằng khí CO dư, thu được m gam kim loại. Giá trị của m là

  • A. 25,6.       
  • B. 19,2.        
  • C. 6,4.          
  • D. 12,8.

Câu 20: Cho luồng khí CO dư qua ống sứ đựng 5,36 gam hỗn hợp FeO và Fe2O3 (nung nóng), thu được m gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Cho X vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 9 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

  • A. 3,75.       
  • B. 3,88.        
  • C. 2,48.        
  • D. 3,92.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác