Trắc nghiệm Địa lí 9 chân trời Ôn tập chương 3: Sự phân hóa lãnh thổ (P3)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 9 chân trời sáng tạo Ôn tập chương 3: Sự phân hóa lãnh thổ (P3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Đông Bắc có 2 đai cao khí hậu là
- A. nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt đới gió mùa.
B. nhiệt đới ẩm gió mùa, cận nhiệt đới gió mùa trên núi.
- C. nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới gió mùa trên núi.
- D. ôn đới gió mùa trên núi, cận nhiệt đới gió mùa trên núi.
Câu 2: Sông ngòi có tiềm năng về thủy điện lớn nhất cả nước là ở
A. Tây Bắc.
- B. Đông Bắc.
- C. Đông Nam.
- D. Tây Nam.
Câu 3: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ không tiếp giáp với
- A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Thái Lan, Cam-pu-chia.
- C. Bắc Trung Bộ.
- D. các nước Trung Quốc, Lào.
Câu 4: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa quan trọng đối với
A. đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước.
- B. phát triển đối ngoại.
- C. phát triển kinh tế hàng không.
- D. tạo điều kiện giao lưu văn hóa - xã hội với các nước láng giềng.
Câu 5: Tại sao Trung du và miền núi Bắc Bộ có đàn trâu lớn nhất nước ta?
A. Có nhiều đồng cỏ, khí hậu thích hợp.
- B. Nhu cầu tiêu thụ trâu lớn nhất.
- C. Cơ sở chế biến rất phát triển.
- D. Nhu cầu sức kéo trong nông nghiệp lớn.
Câu 6: Thế mạnh về tài nguyên rừng để phát triển kinh tế - xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
- A. Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh, phân hóa đa dạng, thuận lợi để phát triển cây dược liệu, cây ăn quả ôn đới và cận nhiệt.
- B. Địa hình đồi núi xen kẽ những cánh đồng thung lũng bằng phẳng, thuận lợi phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp và đô thị.
- C. Có đa dạng khoáng sản nhất cả nước như than, sắt, chì, kẽm, thiếc, bôxit, apatit, đá xây dựng.
D. Tài nguyên rừng khá giàu có, vùng có tỉ lệ che phủ rừng cao nhất cả nước, trong rừng còn nhiều lâm sản quý và các loài chim thú.
Câu 7: Ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản phát triển mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ do
- A. Đây là mặt hàng chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu hàng xuất khẩu của cả nước.
- B. Là nơi có nhà máy luyện kim lớn nhất cả nước.
- C. Là nơi thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong khai thác và chế biến khoáng sản.
D. Có nhiều mỏ khoáng sản với trữ lượng và giá trị kinh tế cao đang được khai thác.
Câu 8: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có đường hàng không nào?
- A. Sân bay quốc tế Đà Lạt, Cần Thơ.
B. Sân bay quốc tế Nội Bài, Cát Bi.
- C. Sân bay quốc tế Phú Quốc, Nội Bài.
- D. Sân bay quốc tế Cần Thơ, Cát Bi.
Câu 9: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có tuyến đường sắt nào?
- A. Tuyến đường sắt Cát Linh.
- B. Tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng.
- C. Tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Thái Nguyên.
D. Tuyến đường sắt Bắc - Nam.
Câu 10: Trong tương lai, để khai thác tốt tiềm năng và hướng đến mục tiêu bền vững, phát triển kinh tế biển, cần có những giải pháp nào sau đây?
- Phát triển các ngành kinh tế biển, đảo sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ hệ sinh thái như công nghệ sinh học biển, du lịch biển,...
- Đầu tư phát triển hệ thống cảng biển liên vùng, quốc tế; trung tâm du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao; mở rộng giao lưu, hợp tác phát triển các hoạt động kinh tế biển, đảo giữa các vùng trong nước và khu vực.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, dự báo đề phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Tăng cường rác thải nhựa đại dương; bảo vệ cảnh quan thiên nhiên ven bờ.
- A. (1); (3); (4).
- B. (2); (3); (4).
- C. (1); (2); (4).
D. (1); (2); (3).
Câu 11: Để chắn gió, chắn cát bay ven biển, cần đẩy mạnh
- A. trừng rừng nước mặn.
- B. trồng rừng đặc dụng.
C. trồng rừng phòng hộ.
- D. trồng rừng sản xuất.
Câu 12: Quan sát Bản đồ kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ (năm 2021) và cho biết trung tâm công nghiệp Phan Thiết có những ngành công nghiệp nào?
A. Sản xuất vật liệu xây dựng; sản xuất chế biến thực phẩm.
- B. Thủy điện, nhiệt điện; điện mặt trời, điện gió.
- C. Khai thác, chế biến lâm sản, cơ khí; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính.
- D. Khai thác vàng, titan; sản xuất, chế biến thực phẩm.
Câu 13: Trong nghề cá, Duyên hải Nam Trung Bộ có ưu thế hơn vùng Bắc Trung Bộ là do
- A. Có các ngư trường rộng, đặc biệt là hai ngư trường xa bờ.
- B. Tất cả các tỉnh đều giáp biển.
C. Bờ biển có các vũng, vịnh, đầm phá.
- D. Có các dòng biển gần bờ.
Câu 14: Ý nào dưới đây không phải là ảnh hưởng của sa mạc hóa tới xã hội của vùng Ninh Thuận - Bình Thuận?
- A. Suy thoái nguồn nước mặt và nước ngầm gây cạn kiệt nước sinh hoạt.
- B. Phá hủy môi trường sinh kế của người dân, dẫn đến di cư tự phát.
C. Môi trường thủy sinh bị thu hẹp.
- D. Xuất hiện dịch bệnh và thiếu lương thực.
Câu 15: Ý nào dưới đây không phải là ảnh hưởng của sa mạc hóa tới kinh tế của vùng Ninh Thuận - Bình Thuận?
A. Nâng cao các công trình, cơ sở hạ tầng.
- B. Thiếu nước sản xuất.
- C. Đất bị thoái hóa làm giảm diện tích canh tác nông nghiệp.
- D. Hư hỏng các công trình, cơ sở hạ tầng.
Câu 16: Đâu không phải là đặc điểm về khí hậu vùng Tây Nguyên?
- A. Có hai mùa là mùa mưa và mùa khô.
B. Tính chất cận xích đạo, có mùa hè và mùa đông.
- C. Mùa mưa có lượng mưa lớn, mùa khô ít mưa và kéo dài.
- D. Một số cao nguyên cao trên 1 000m.
Câu 17: Đâu không phải là đặc điểm về dân cư vùng Tây Nguyên?
A. Dân cư đông đúc do nhập cư từ các vùng khác.
- B. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao.
- C. Mật độ dân số thấp.
- D. Tỉ lệ dân thành thị thấp hơn tỉ lệ dân nông thôn.
Câu 18: Tây Nguyên có nguồn thủy năng lớn là do có
A. nhiều sông ngòi và sông có lưu lượng nước lớn.
- B. địa hình cao nguyên xếp tầng và nhiều sông lớn.
- C. lượng mưa dồi dào, mùa mưa phân hóa sâu sắc.
- D. địa hình núi cao đồ sộ và hiểm trở nhất cả nước.
Câu 19: Mùa khô kéo dài và phân hóa sâu sắc làm cho
- A. cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.
B. mực nước ngầm hạ thấp, gây thiếu nước nghiêm trọng.
- C. tạo điều kiện để bảo quản nông sản.
- D. phát triển du lịch và trồng cây cận nhiệt.
Câu 20: Tây Nguyên có khí hậu cao nguyên mát mẻ thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng là nhờ
- A. Có nhiều sông ngòi lớn, nguồn nước dồi dào.
- B. Vị trí nằm trong vùng khí hậu ôn đới mát mẻ.
- C. Diện tích rừng lớn nhất cả nước, có vai trò điều hòa khí hậu.
D. Các cao nguyên xếp với độ cao trên 1 000m đem lại khí hậu mát mẻ.
Câu 21: Đâu không phải là hạn chế về khí hậu vùng Đông Nam Bộ?
- A. Mùa khô kéo dài gây thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt.
- B. Tình trạng xâm nhập mặn ở vùng cửa sông, ven biển.
C. Mùa khô kéo dài làm tăng trưởng hoạt động sản xuất.
- D. Hiện tượng ngập úng khi mùa mưa đến.
Câu 22: Đâu là ý nghĩa của tăng cường liên kết vùng đối với sự phát triển vùng Đông Nam Bộ?
- Đẩy mạnh liên kết vùng, hướng đến các hoạt động xúc tiến và thu hút đầu tư, huy động nguồn lực, góp phần tăng cường mối liên kết hai chiều giữa Đông Nam Bộ và các vùng khác.
- Cung ứng cho các vùng khác thế mạnh về hạ tầng logistic.
- Đầu mối giao thông vận tải với hệ thống các cảng hàng không, cảng biển quốc tế.
- Đào tạo lao động và cung ứng lao động chất lượng cao cho các vùng khác.
A. (1); (2); (3); (4).
- B. (2); (3); (4).
- C. (1); (3); (4).
- D. (1); (2); (4).
Câu 23: Định hướng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là
A. Phát triển các ngành công nghiệp cơ bản, công nghiệp trọng điểm, công nghệ cao; hình thành các khu công nghiệp tập trung.
- B. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, nhanh chóng phát triển các ngành có hàm lượng kĩ thuật cao, không gây ô nhiễm môi trường.
- C. Cần chuyển đổi cơ cấu ngành theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao.
- D. Hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm có lợi thế về tài nguyên và thị trường, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Câu 24: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có thế mạnh nổi bật hơn vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là
- A. lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta.
- B. các ngành công nghiệp phát triển rất sớm và nhiều ngành có ý nghĩa toàn quốc.
- C. khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng.
D. tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất cả nước.
Câu 25: Đồng bằng sông Cửu Long được coi là
- A. Vùng trọng điểm cây công nghiệp lớn nhất cả nước.
B. Vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước.
- C. Vùng trọng điểm chăn nuôi gia súc lớn nhất cả nước.
- D. Vùng trọng điểm cây thực phẩm lớn nhất cả nước.
Câu 26: Đặc điểm khí hậu của Đồng bằng sông Cửu Long thuận lợi cho phát triển nông nghiệp là
- A. Có hai mùa mưa - khô rỗ rệt.
- B. Mùa khô sâu sắc kéo dài.
C. Nóng, ẩm, lượng mưa dồi dào.
- D. Nguồn nước trên mặt phong phú.
Câu 27: Đâu không phải là khó khăn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
- A. Phần lớn diện tích là đất phèn, đất mặn.
- B. Thiếu nước trong mùa khô.
- C. Xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền.
D. Bão và áp thấp nhiệt đới.
Câu 28: Quan sát Bản đồ các huyện đảo và thành phố đảo ở Việt Nam (năm 2021) và cho biết hệ thống đảo ven bờ của nước ta phân bố tập trung nhất ở vùng biển các tỉnh nào?
- A. Thanh Hóa, Quảng Nam, Bình Định, Cà Mau.
- B. Quảng Bình, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Bình Thuận.
C. Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang.
- D. Thái Bình, Nghệ An, Ninh Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Câu 29: Trong việc khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo nước ta cần
- Đánh giá được tiềm năng, giá trị các tài nguyên biển quan trọng và tiến hành dữ liệu số hóa về biển, đảo.
- Ngăn ngừa, kiểm soát và giảm đáng kể ô nhiễm môi trường biển và giảm thiểu chất thải nhựa đại dương.
- Quản lí và bảo vệ tốt các hệ sinh thái biển, ven biển và hải đảo.
- Tăng diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào các ngành kinh tế biển, đảo.
- Phục hồi và bảo vệ diện tích rừng ngập mặn ven biển.
- Đẩy mạnh giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực biển.
- Tăng cường năng lực dự báo các thiên tai trên biển, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, tác động của triều cường, xâm nhập mặn, xói lở bờ biển.
Số đáp án đúng là
- A. 1.
- B. 4.
C. 6.
- D. 3.
Câu 30: Tại sao tình trạng xâm nhập mặn tại một số tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra ngày càng khắc nghiệt, phức tạp, khó lường và đặc biệt không tuân theo quy luật tự nhiên?
A. Việc xây dựng các đập thủy lợi, thủy điện của các quốc gia thượng nguồn sông Mê Công đã làm giảm lưu lượng chảy của sông Tiền, sông Hậu vào Việt Nam.
- B. Thượng nguồn không có nước chảy.
- C. Nhà nước không chịu xả đập trên thượng nguồn đã làm giảm lưu lượng chảy của sông Tiền, sông Hậu vào Việt Nam.
- D. Hiệu ứng nhà kính.
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận