Tắt QC

Trắc nghiệm địa lí 9 chân trời bài 11: Vùng Đồng bằng sông Hồng

Trắc nghiệm Địa lí 9 chân trời sáng tạo bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 9 bài 11: Vùng Đồng bằng sông Hồng Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của Trắc nghiệm có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đồng bằng sông Hồng có tài nguyên sinh vật phong phú, tập trung ở 

  • A. Thái Bình, Quảng Ninh, Ninh Bình.
  • B. Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.
  • C. Hải Phòng, Hà Nội.
  • D. Quảng Ninh và khu vực đồi núi phía Tây.

Câu 2: Vùng nào đông dân cư nhất cả nước?

  • A. Đồng bằng sông Hồng.
  • B. Đông Nam Bộ.
  • C. Đồng bằng sông Cửu Long.
  • D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 3: Đồng bằng sông Hồng là vùng đông dân nhất cả nước, chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm số dân cả nước (tính đến năm 2021)?

  • A. 65%.
  • B. 23,6%.
  • C. 13%.
  • D. 17%.

Câu 4: Năm 2021, số dân trong độ tuổi nào chiếm hơn 65% số dân của vùng?

  • A. từ 0 - 14 tuổi.
  • B. từ 65 tuổi trở lên.
  • C. từ 15 - 64 tuổi.
  • D. dưới 14 tuổi.

Câu 5: Đặc điểm nổi bật nhất về dân cư Đồng bằng sông Hồng là

  • A. đông dân nhất cả nước.
  • B. tỉ lệ gia tăng dân số giảm.
  • C. lao động có trình độ cao.
  • D. sống chủ yếu ở nông thôn.

Câu 6: Những nơi có mật độ dân số cao nhất là ở

  • A. miền núi.
  • B. cao nguyên.
  • C. nông thôn.
  • D. đô thị.

Câu 7: Những nơi dân cư phân bố thưa thớt là ở

  • A. vùng núi, ven biển.
  • B. cao nguyên.
  • C. nông thôn.
  • D. đô thị.

Câu 8: Đồng bằng sông Hồng là nơi cư trú chủ yếu của dân tộc người

  • A. Mường.
  • B. Tày.
  • C. Dao.
  • D. Kinh.

Câu 9: Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

  • A. Hải Phòng.
  • B. Hà Nội.
  • C. Cần Thơ.
  • D. Đà Nẵng.

Câu 10: Cơ cấu kinh tế của Hà Nội

  • A. chuyển dịch theo xu hướng xanh, bền vững.
  • B. chuyển dịch theo hướng công nghệ số.
  • C. chuyển dịch theo xu hướng công nghệ số 5.0, hội nhập nền kinh tế - văn hóa thế giới.
  • D. đa dạng, đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập nền kinh tế thế giới.

Câu 11: Đồng bằng sông Hồng có đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho phát triển

  • A. chăn nuôi gia cầm.
  • B. trồng cây công nghiệp lâu năm.
  • C. nuôi trồng thủy sản.
  • D. sản xuất lương thực - thực phẩm.

Câu 12: Đồng bằng sông Hồng có mùa đông lạnh thích hợp để phát triển

  • A. kinh tế biển.
  • B. chế biến, sản xuất gỗ.
  • C. các loại cây trồng cận nhiệt và ôn đới.
  • D. thủy điện.

Câu 13: Đâu không phải là đặc điểm của dân số Đồng bằng sông Hồng?

  • A. Đông, tăng nhanh.
  • B. Mật độ dân số cao nhất cả nước.
  • C. Cơ cấu dân số trẻ.
  • D. Dân số sống chủ yếu ở nông thôn.

Câu 14: Đâu không phải là đặc điểm về biển, đảo vùng Đồng bằng sông Hồng?

  • A. Không có cửa sông và vịnh biển.
  • B. Có nhiều bãi tôm, bãi cá với ngư trường trọng điểm Hải Phòng - Quảng Ninh.
  • C. Ven biển có nhiều bãi triều, đầm, vịnh,...
  • D. Có nhiều thắng cảnh, bãi biển đẹp, các khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Câu 15: Điều kiện thuận lợi để phát triển ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản là

  • A. có các khu dự trữ sinh quyển thế giới và vườn quốc gia.
  • B. có nhiều cửa sông và vịnh biển.
  • C. ven biển có nhiều bãi triều, đầm, vịnh,...
  • D. có nhiều thắng cảnh, bãi biển đẹp.

Câu 16: Phát triển du lịch cần chú ý đến

  • A. bảo vệ môi trường trong khu vực nuôi trồng.
  • B. bảo tồn các cảnh quan tự nhiên và môi trường biển.
  • C. tránh khai thác quá mức các nguồn hải sản gần bờ.
  • D. bảo vệ an ninh quốc phòng.

Câu 17: Đâu không phải ý nghĩa về việc phát triển thế mạnh kinh tế biển, đảo của vùng Đồng bằng sông Hồng?

  • A. Đem lại hiệu quả kinh tế cao.
  • B. Bảo vệ môi trường biển.
  • C. Bảo vệ an ninh quốc phòng.
  • D. Bảo tồn động vật quý hiếm.

Câu 18: Đâu không phải là đặc điểm nguồn lao động của vùng Đồng bằng sông Hồng?

  • A. Nguồn lao động dồi dào.
  • B. Mật độ dân số cao nhất cả nước.
  • C. Chất lượng lao động thuộc loại cao nhất cả nước.
  • D. Lao động đáp ứng đầy đủ nhu cầu về lao động cho các ngành kinh tế.

Câu 19: Đâu không phải là đặc điểm về Thủ đô Hà Nội?

  • A. Vùng động lực phía Nam.
  • B. Trung tâm chính trị - hành chính quốc gia.
  • C. Trung tâm giao dịch quốc tế, kinh tế, văn hóa, giáo dục hàng đầu của cả nước với lịch sử phát triển hơn 1 000 năm.
  • D. Trung tâm thương mại lớn nhất của vùng Đồng bằng sông Hồng.

Câu 20: Trong những năm gần đây, diện tích trồng lúa giảm do 

  • A. giá trị xuất khẩu gạo giảm.
  • B. nhu cầu sử dụng thực phẩm giảm.
  • C. chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
  • D. sâu bệnh phá hoại.

Câu 21: Đâu không phải là đặc điểm công nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng?

  • A. Tốc độ phát triển chậm trong những năm gần đây.
  • B. Cơ cấu ngành công nghiệp của vùng khá đa dạng.
  • C. Các trung tâm công nghiệp quan trọng nhất của vùng là Hà Nội, Hải Phòng,...
  • D. Định hướng phát triển ngành công nghiệp theo hướng hiện đại, công nghệ cao, thân thiện với môi trường.

Câu 22: Cửa ngõ biển quan trọng của Đồng bằng sông Hồng hướng ra Vịnh Bắc Bộ là

  • A. Hà Nội.
  • B. Hải Phòng.
  • C. Thái Bình.
  • D. Nam Định.

Câu 23: Tại sao dân cư tập trung đông hơn ở trung tâm đồng bằng?

  • A. Có lịch sử khai thác lãnh thổ muộn.
  • B. Nơi có lịch sử lâu đời và gắn liền với tập quán canh tác lúa nước.
  • C. Mạng lưới đô thị thưa thớt.
  • D. Nền nông nghiệp xanh, bền vững.

Câu 24: Loại thiên tai xảy ra hằng năm ở vùng Đồng bằng sông Hồng?

  • A. Lũ quét.
  • B. Ngập lụt.
  • C. Động đất.
  • D. Sóng thần.

Câu 25: Vùng động lực phía Bắc gồm

  • A. Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Ninh.
  • B. Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hà Nam.
  • C. Hải Phòng, Hạ Long, Thái Bình.
  • D. Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.

Câu 26 Một trong hai trung tâm tài chính, ngân hàng lớn nhất của nước ta thuộc đồng bằng sông Hồng là 

  • A. TP. Hồ Chí Minh.
  • B. Hà Nội.
  • C. Hải Phòng.
  • D. Đà Nẵng.

Câu 27: Định hướng phát triển vùng động lực phía Bắc là

  1. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, xã hội số.
  2. Phát triển ngành đóng tàu.
  3. Phát huy vai trò là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo của quốc gia.
  4. Phát triển một số ngành dịch vụ hiện đại, chất lượng cao.
  5. Phát triển du lịch biển đảo và vườn quốc gia.
  • A. (2); (3); (5).
  • B. (1); (2); (4).
  • C. (1); (3); (4).
  • D. (3); (4); (5).

Câu 28: Thế mạnh về tự nhiên tạo cho Đồng bằng Sông Hồng có khả năng phát triển mạnh cây vụ đông là 

  • A. Đất phù sa màu mỡ.
  • B. Nguồn nước mặt phong phú.
  • C. Có một mùa đông lạnh.
  • D. Địa hình bằng phẳng.

Câu 29: Khó khăn lớn nhất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đồng bằng sông Hồng hiện nay là 

  • A. Thiếu tài nguyên thiên nhiên. 
  • B. Thiếu lao động có kĩ thuật. 
  • C. Nhiều vùng đất bị thoái hóa, bạc màu.
  • D. Dân số đông trong khi cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. 

Câu 30: Những địa điểm du lịch hấp dẫn không phải của Đồng bằng Sông Hồng là 

  • A. Chùa Hương, Tam Đảo.
  • B. Thác Bản Giốc, đảo Phú Quốc.
  • C. Bái Đính, Cúc Phương.
  • D. Hồ Gươm, Cát Bà.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác