Tắt QC

Trắc nghiệm địa lí 9 chân trời Chủ để 3: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

Trắc nghiệm Địa lí 9 chân trời sáng tạo bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 9 Chủ để 3: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của Trắc nghiệm có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Biển Đông nằm ở 

  • A. phía Đông Việt Nam.
  • B. phía Tây Việt Nam.
  • C. phía Nam Việt Nam.
  • D. phía Bắc Việt Nam.

Câu 2: Biển Đông Việt Nam có diện tích khoảng

  • A. 1,1 triệu km2.
  • B. 2 triệu km2.
  • C. 3,2 triệu km2.
  • D. 1 triệu km2.

Câu 3: Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được vẽ hoặc ghi tên bằng các danh xưng chữ Nôm như

  • A. Bãi Cát Vàng, Bãi Sa Vàng, Cát Vàng xứ, Cồn Vàng.
  • B. Hoàng Sa, Hoàng Sa Châu, Hoàng Sa chử, Hoàng Sa xứ, Vạn Lý Hoàng Sa.
  • C. Bãi Cát Vàng, Bãi Sa Vàng, Hoàng Sa chử, Hoàng Sa xứ
  • D. Cát Vàng xứ, Cồn Vàng, Hoàng Sa, Hoàng Sa Châu.

Câu 4: Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa được vẽ hoặc ghi tên bằng các danh xưng chữ Hán như

  • A. Bãi Cát Vàng, Bãi Sa Vàng, Cát Vàng xứ, Cồn Vàng.
  • B. Hoàng Sa, Hoàng Sa Châu, Hoàng Sa chử, Hoàng Sa xứ, Vạn Lý Hoàng Sa.
  • C. Bãi Cát Vàng, Bãi Sa Vàng, Hoàng Sa chử, Hoàng Sa xứ
  • D. Cát Vàng xứ, Cồn Vàng, Hoàng Sa, Hoàng Sa Châu.

Câu 5: Việt Nam tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa vào năm

  • A. Năm 1987.
  • B. Năm 1967.
  • C. Năm 1997.
  • D. Năm 1977.

Câu 6: Ý nào dưới đây không phải là chủ quyền của Nhà nước Việt Nam đối với biển đảo?

  • A. Chứng cứ khảo cổ học.
  • B. Các di tích, các văn bản lịch sử, bản đồ.
  • C. Quá trình Nhà nước liên tục thực thi chức năng quản lí, bảo vệ đối với vùng biển, đảo thuộc sở hữu của Việt Nam ở Biển Đông.
  • D. Sách, báo, tài liệu từ nước ngoài.

Câu 7: Quá trình thực thi chủ quyền được thực hiện một cách liên tục từ 

  • A. thời chúa Nguyễn, nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn, chính quyền thực dân Pháp, chính quyền Sài Gòn, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • B. thời chúa Nguyễn, nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn, chính quyền Sài Gòn, Nhà nước Cộng hòa xã  hội chủ nghĩa Việt Nam, chính quyền thực dân Pháp.
  • C. nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn, chính quyền thực dân Pháp, thời chúa Nguyễn, chính quyền Sài Gòn, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • D. chính quyền Sài Gòn, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chính quyền thực dân Pháp, thời chúa Nguyễn, nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn.

Câu 8: Theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển, Việt Nam là quốc gia có đặc điểm 

  • A. địa lí phù hợp cho việc yêu sách cả 4 vùng biển là nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế.
  • B. địa lí phù hợp cho việc yêu sách cả 5 vùng biển là nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải.
  • C. địa lí phù hợp cho việc yêu sách cả 5 vùng biển là nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
  • D. kinh tế phù hợp cho việc yêu sách cả 5 vùng biển là nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Câu 9: Đâu không phải là văn bản pháp luật khẳng định chủ quyền biển đảo do Việt Nam ban hành?

  • A. Luật Kinh tế Việt Nam.
  • B. Luật Biển Việt Nam.
  • C. Luật Hàng hải Việt Nam.
  • D. Luật Cảnh sát Biển Việt Nam.

Câu 10: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tầm quan trọng về quốc phòng, an ninh của Biển Đông đối với Việt Nam? 

  • A. Biển Đông là tuyến phòng thủ phía đông của đất nước. 
  • B. Góp phần bảo vệ an ninh hàng hải, chủ quyền lãnh thổ.
  • C. Là cửa ngõ, tuyến phòng thủ bảo vệ đất liền từ xa.
  • D. Là địa bàn có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.

Câu 11: Nối cột A với cột B sao cho phù hợp với sơ đồ quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa

Cột ACột B
1. Từ năm 1975 đến naya. Chính quyền thực dân Pháp, chính quyền Sài Gòn tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam, quản lí hành chính và bảo vệ quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

2. Từ năm 1884 

đến năm 1975

b. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền quản lí hành chính và đấu tranh về pháp lí, ngoại giao để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa theo đúng các quy định của luật pháp quốc tế.
3. Trước năm 1884c. Nhà nước phong kiến Việt Nam xác lập chủ quyền và thực hiện quản lí hành chính, Hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải chịu trách nhiệm trực tiếp quản lí, bảo vệ, khai thác quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
  • A. 1 – a; 2 – b; 3 – c.
  • B. 1 – b; 2 – a; 3 – c.
  • C. 1 – a; 2 – c; 3 – b.
  • D. 1 – c; 2 – a; 3 – b.

Câu 12: Quan sát thư dịch sau: “Trước họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng 2 nhận giấy sai đi, mang lương đủ 6 tháng, đi bằng năm chiếc thuyền câu nhỏ, ra biển ba đêm thì đến đảo ấy (tức đảo Hoàng Sa)”.

Cho biết câu nói trên của ai?

  • A. Trần Quốc Toản.
  • B. Quốc sứ quán Triều Nguyễn.
  • C. Mai An Tiêm.
  • D. Lê Quý Đôn.

Câu 13: Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 gồm

  • A. 320 điều và 9 phụ lục.
  • B. 220 điều và 10 phụ lục.
  • C. 320 điều và 10 phụ lục.
  • D. 190 điều và 9 phụ lục.

Câu 14: Từ năm 1982, quần đảo Hoàng Sa trực thuộc thành phố nào? 

  • A. Đà Nẵng.
  • B. Cần Thơ.
  • C. Hải Phòng.
  • D. Đà Lạt.

Câu 15: Lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam rộng bao nhiêu hải lý? 

  • A. 8 hải lý.
  • B. 10 hải lý.
  • C. 12 hải lý.
  • D. 14 hải lý.

Câu 16: Quốc gia đầu tiên khai phá, xác lập chủ quyền và quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là 

  • A. Việt Nam.
  • B. Lào.
  • C. Cam-pu-chia. 
  • D. Thái Lan.

Câu 17: Hiện nay, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp nào sau đây? 

  • A. Hòa bình. 
  • B. Không can thiệp. 
  • C. Sử dụng sức mạnh quân sự. 
  • D. Ngoại giao pháo hạm.

Câu 18: Tháng 6/2012, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua 

  • A. Luật An ninh quốc gia. 
  • B. Luật Biên giới quốc gia. 
  • C. Sách trắng quốc phòng. 
  • D. Luật Biển Việt Nam.

Câu 19: Có một hòn đảo ở quần đảo Trường Sa mang tên người anh hùng của lực lượng Hải quân Việt Nam với những chiến công lẫy lừng trên đoàn tàu không số huyền thoại. Anh đã hy sinh trong một lần chuyển vũ khí, đạn dược chi viện cho Khánh Hòa trong cuộc tiến công chiến lược Tết Mậu Thân năm 1968. Hòn đảo đó mang tên là gì? 

  • A. Nguyễn Phan Vinh.
  • B. Lí Thường Kiệt.
  • C. Nguyễn Khánh Toàn.
  • D. Phan Bội Châu.

Câu 20: Đảo Trường Sa Lớn do Việt Nam quản lý là đảo có diện tích lớn thứ mấy trên quần đảo Trường Sa

  • A. 4.
  • B. 5.
  • C. 6.
  • D. 7.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác