Tắt QC

Trắc nghiệm địa lí 9 chân trời bài 21: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Trắc nghiệm Địa lí 9 chân trời sáng tạo bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 9 bài 21: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của Trắc nghiệm có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đồng bằng sông Cửu Long được tạo nên bởi phù sa của sông?

  • A. Sông Đồng Nai.
  • B. Sông Mê Công.
  • C. Sông Thái Bình.
  • D. Sông Hồng.

Câu 2: Trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long là

  • A. Cần Thơ.
  • B. Mĩ Tho.
  • C. Cà Mau.
  • D. Cao Lãnh.

Câu 3: Ngành nào đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

  • A. Công nghiệp.
  • B. Nông nghiệp.
  • C. Lâm Nghiệp.
  • D. Thủy sản.

Câu 4: Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất là

  • A. Bắc Trung bộ.
  • B. Đông Nam Bộ.
  • C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  • D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 5: Rừng ở Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là

  • A. Rừng nước ngọt.
  • B. Rừng sản xuất.
  • C. Rừng ngập mặn.
  • D. Rừng phòng hộ.

Câu 6: Sản phẩm nuôi trồng thủy sản chủ yếu vùng Đồng bằng sông Cửu Long là

  • A. Gạo, cà phê.
  • B. Cá và tôm.
  • C. Cây ăn quả.
  • D. Cao su, hồ tiêu.

Câu 7: Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích là

  • A. 16 nghìn km2.
  • B. 15,7 nghìn km2.
  • C. 17 nghìn km2.
  • D. 16,6 nghìn km2.

Câu 8: Điều kiện địa hình và đất tạo thuận lợi hình thành vùng

  • A. cây công nghiệp lâu năm, cây thực phẩm và trồng rừng.
  • B. cây lương thực, cây thực phẩm và cây ăn quả.
  • C. nuôi trồng thủy sản, cây dược liệu, cây lương thực.
  • D. cây thực phẩm, cây trồng ngắn hạn, cây ăn quả.

Câu 9: Đâu không phải đặc điểm về khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

  • A. Mùa khô và mùa mưa rõ rệt.
  • B. Nhiệt độ trung bình năm cao và ổn định từ 25oC - 27oC.
  • C. Nhiệt độ trung bình từ 9oC - 27oC, lạnh vào mùa đông, nóng vào mùa hè.
  • D. Lượng mưa trung bình năm lớn.

Câu 10: Đâu không phải là đặc điểm về sông ngòi vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

  • A. Phong phú, đa dạng sinh học cao.
  • B. Nằm ở hạ lưu sông Mê Công.
  • C. Hệ thống kênh, rạch chằng chịt.
  • D. Hai nhánh sông chính là sông Tiền và sông Hậu.

Câu 11: Đâu không phải là đặc điểm về sinh vật vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

  • A. Nhiều vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển.
  • B. Tài nguyên sinh vật phong phú, tính đa dạng sinh học cao với rừng ngập mặn ven biển.
  • C. Có nhiều bãi cá, tôm.
  • D. Có hơn nửa triệu ha mặt nước nuôi trồng thủy sản.

Câu 12: Đâu không phải là đặc điểm về dân cư vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

  • A. Đông dân, đứng thứ ba cả nước.
  • B. Gia tăng dân số ở mức thấp.
  • C. Mật độ dân số trung bình thấp, tỉ lệ dân thành thị cao.
  • D. Cơ cấu dân số trẻ với độ tuổi trong lao động chiếm khá cao.

Câu 13: Vào mùa khô, khó khăn lớn nhất đối với nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long là

  • A. Xâm nhập mặn.
  • B. Triều cường.
  • C. Cháy rừng.
  • D. Thiếu nước ngọt.

Câu 14: Dân tộc ít người sống ở Đồng bằng sông Cửu Long là

  • A. Tày, Nùng, Thái.
  • B. Gia Rai, Ê Đê, Ba Na.
  • C. Khơ me, Chăm, Hoa.
  • D. Giáy, Dao, Mông.

Câu 15: Ngành chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long là

  • A. Công nghiệp sản xuất điện.
  • B. Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm.
  • C. Công nghiệp dệt, sản xuất trang phục.
  • D. Công nghiệp sản xuất, giày dép.

Câu 16: Đâu không phải đặc điểm về tài chính, ngân hàng vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

  • A. Bạc Liêu là trung tâm tài chính, ngân hàng lớn nhất của vùng.
  • B. Đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của vùng.
  • C. Cung cấp vốn đầu tư phát triển lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
  • D. Tạo điều kiện đẩy mạnh sản xuất và khai thác tiềm năng tự nhiên của vùng.

Câu 17: Vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long gồm những tỉnh, thành nào?

  • A. Long An, Đồng Tháp, Cần Thơ, Cà Mau.
  • B. Cần Thơ, Hậu Giang, Trà Vinh, Cà Mau.
  • C. Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau.
  • D. Bạc Liêu, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang.

Câu 18: Đâu không phải thế mạnh nổi bật vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long?

  • A. Cà Mau là thành phố trực thuộc trung ương.
  • B. Có vị trí địa lí thuận lợi và quan trọng đối với an ninh quốc phòng đất nước.
  • C. Tập trung nhiều tiềm lực khoa học và công nghệ.
  • D. Có nhiều loại hình du lịch như du lịch biển đảo, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh,…

Câu 19: Trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp, ngành nào chiếm tỉ trọng cao nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

  • A. Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
  • B. Ngành công nghiệp.
  • C. Ngành dịch vụ.
  • D. Ngành xây dựng.

Câu 20: Cho biết tỉnh nào sau đây của Đồng bằng sông Cửu Long có chung đường biên giới với Cam-pu-chia?

  • A. Long An.
  • B. Bến Tre.
  • C. Tiền Giang.
  • D. Trà Vinh.

Câu 21: Đồng bằng sông Cửu Long tiếp giáp với vịnh Thái Lan ở phía

  • A. Nam.
  • B. Tây Nam.
  • C. Bắc và Tây Bắc.
  • D. Đông Nam.

Câu 22: Đảo và quần đảo vùng Đồng bằng sông Cửu Long tập trung nhiều nhất ở

  • A. Trong Vịnh Thái Lan.
  • B. Phía Nam.
  • C. Vùng cửa sông Cửu Long.
  • D. Phía Đông Nam.

Câu 23: Chợ đặc trưng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là

  • A. Chợ đêm.
  • B. Chợ nổi.
  • C. Chợ gỗ.
  • D. Chợ phiên.

Câu 24: Đồng bằng sông Cửu Long được coi là

  • A. Vùng trọng điểm cây công nghiệp lớn nhất cả nước.
  • B. Vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước.
  • C. Vùng trọng điểm chăn nuôi gia súc lớn nhất cả nước.
  • D. Vùng trọng điểm cây thực phẩm lớn nhất cả nước.

Câu 25: Đặc điểm nổi bật về vị trí của Đồng bằng sông Cửu Long là

  • A. Toàn bộ diện tích là đồng bằng.
  • B. Hai mặt giáp biển.
  • C. Nằm ở cực Nam Tổ quốc.
  • D. Rộng lớn nhất cả nước.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác