Tắt QC

Trắc nghiệm địa lí 9 chân trời Chủ để 1: Đồ thị Lịch sử và hiện tại

Trắc nghiệm Địa lí 9 chân trời sáng tạo bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 9 Chủ để 1: Đồ thị Lịch sử và hiện tại Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của Trắc nghiệm có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Xã hội công nghiệp hình thành đầu tiên thế giới ở châu Âu vào 

  • A. thế kỉ XIII.
  • B. thế kỉ VIII.
  • C. thế kỉ XV.
  • D. thế kỉ XVIII.

Câu 2: Những thập kỉ cuối cùng của thế kỉ XX, nhân loại bước vào xã hội hậu công nghiệp với sự bùng nổ của

  • A. cách mạng công nghiệp 4.0.
  • B. máy móc sản xuất.
  • C. công nghiệp khoa học.
  • D. chăn nuôi gia cầm.

Câu 3: Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam trước năm 1945 là

  • A. Đô thị quy mô nhỏ, có chức năng hành chính, quân sự.
  • B. Đô thị hóa diễn ra chậm, các đô thị ít thay đổi.
  • C. Đô thị hóa có nhiều chuyển biến tích cực.
  • D. Đô thị hóa có sự khác nhau giữa hai miền.

Câu 4: Xã hội công nghiệp hình thành đầu tiên trên thế giới ở

  • A. Châu Á.
  • B. Châu Âu.
  • C. Châu Phi.
  • D. Châu Mĩ.

Câu 5: Số lượng các thành phố châu Âu có dân sơn 100 000 người vào khoảng thời gian nào?

  • A. từ năm 1840 đến năm 1850.
  • B. từ năm 1800 đến năm 1850.
  • C. từ năm 1900 đến năm 1950.
  • D. từ năm 1800 đến năm 1950.

Câu 6: Vai trò của đô thị đối với sự phát triển vùng về trung tâm kinh tế là

  • A. Điều hành, quản lí xã hội với nhiều phương thức tiên tiến.
  • B. Cung cấp hàng hóa công nghiệp, dịch vụ và công nghệ.
  • C. Hoạt động văn hóa sôi động, phong phú.
  • D. Nơi tập trung nhiều các trường đại học và cơ sở đào tạo.

Câu 7: Vai trò của đô thị đối với sự phát triển vùng về trung tâm chính trị - văn hóa - giáo dục là

  • A. Tập trung nhiều nhà máy, cơ sở kinh doanh.
  • B. Tiêu thụ sản phẩm, kích thích các khu lân cận sản xuất, cung ứng các sản phẩm cho đô thị.
  • C. Hoạt động văn hóa sôi động, phong phú.
  • D. Thị trường lớn, khối lượng hàng hóa lớn, mạng lưới giao thông rộng khắp.

Câu 8: Ý nghĩa của đô thị đối với phát triển trung tâm kinh tế là

  • A. Cung cấp nguồn nhân lực được đào tạo, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội - môi trường của các địa phương trong vùng.
  • B. Làm thay đổi cơ cấu ngành nghề, góp phần làm tăng năng suất lao động và cải thiện đời sống người dân trong vùng.
  • C. Tác động đến quản trị cả vùng.
  • D. Thúc đẩy hoạt động giao lưu, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vùng.

Câu 9: Ý nghĩa của đô thị đối với phát triển trung tâm chính trị - văn hóa - giáo dục là

  • A. Cung cấp nguồn nhân lực được đào tạo, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội - môi trường của các địa phương trong vùng.
  • B. Làm thay đổi cơ cấu ngành nghề, góp phần làm tăng năng suất lao động và cải thiện đời sống người dân trong vùng.
  • C. Tạo động lực phát triển kinh tế vùng.
  • D. Tăng tính liên kết trong hoạt động sản xuất, trao đổi, buôn bán giữa các địa phương trong vùng.

Câu 10: Đâu không phải là đặc điểm về đô thị vào đầu thế kỉ XX?

  • A. Quy mô lớn.
  • B. Đông dân cư được quy hoạch.
  • C. Có hệ thống giao thông đường bộ, bắt đầu xuất hiện phát triển nhanh ở phương Tây.
  • D. Dân cư thưa thớt.

Câu 11: Đâu không phải là đặc điểm về quá trình đô thị hóa thời hậu công nghiệp diễn ra?

  • A. Số dân và tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh.
  • B. Sự hợp nhất của các đô thị với vùng ngoại ô.
  • C. Quy mô các đô thị phát triển mở rộng thành vùng đô thị.
  • D. Sự ra đời của các đô thị thông minh, đô thị xanh tập trung phát triển.

Câu 12: Đâu không phải là những tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đô thị hóa?

  • A. Quá tải cho cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật.
  • B. Gây ô nhiễm môi trường.
  • C. Mất đi những làng quê giàu giá trị văn hóa truyền thống.
  • D. Mở cửa hội nhập và toàn cầu hóa.

Câu 13: Tác động của đô thị hóa đối với sự phát triển kinh tế là

  • A. Tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.
  • B. Có khả năng tạo chênh lệch thu nhập, khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng.
  • C. Sức ép hạ tầng nhà ở và các dịch vụ xã hội như giáo dục, y tế,...
  • D. Thay đổi đặc điểm dân số và phân bố dân cư.

Câu 14: Tác động của đô thị hóa đối với sự phát triển xã hội là

  • A. Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.
  • B. Có khả năng tạo chênh lệch thu nhập, khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng.
  • C. Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng.
  • D. Cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật hiện đại, có sức hút vốn đầu tư trong và nước ngoài.

Câu 15: Ở các nước phát triển quá trình đô thị hóa diễn ra ổn định nên số dân thành thị

  • A. tăng nhanh.
  • B. giảm chậm lại.
  • C. tăng chậm lại.
  • D. không thay đổi.

Câu 16: Bước sang thế kỉ XX, Luân Đôn là thành phố lớn nhất với số dân là

  • A. 4,24 triệu dân.
  • B. 6,48 triệu dân.
  • C. 3,33 triệu dân.
  • D. 2, 42 triệu dân.

Câu 17: Thế nào là siêu đô thị (megacity)?

  • A. Các khu vực đô thị có dân số từ 2 - 4 triệu.
  • B. Các khu vực đô thị có dân số hơn 10 triệu.
  • C. Các khu vực đô thị có dân số dưới 5 triệu.
  • D. Các khu vực đô thị có dân số từ 10 - 15 triệu.

Câu 18: Dải đô thị lớn nhất thế giới hiện nay gồm bao nhiêu thành phố lớn?

  • A. 3 thành phố.
  • B. 9 thành phố.
  • C. 11 thành phố.
  • D. 21 thành phố.

Câu 19: Ở Việt Nam, tỉnh, thành phố nào có nền kinh tế là đầu tàu của cả nước?

  • A. TP Hồ Chí Minh.
  • B. Hải Phòng.
  • C. Hà Nội.
  • D. Đà Nẵng.

Câu 20: Siêu đô thị lớn nhất hiện nay với khoảng hơn 38 triệu dân là

  • A. Thái Lan.
  • B. Tokyo.
  • C. Hàn Quốc.
  • D. Trung Quốc.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác