Tắt QC

Trắc nghiệm địa lí 9 chân trời bài 9: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Trắc nghiệm Địa lí 9 chân trời sáng tạo bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 9 bài 9: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của Trắc nghiệm có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Vùng nào là thượng nguồn của nhiều hệ thống sống lớn như sông Hồng, Kỳ Cùng, Bằng Giang,...?

  • A. Đồng bằng sông Hồng.
  • B. Đông Nam Bộ.
  • C. Đồng bằng sông Cửu Long.
  • D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 2: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có tiềm năng lớn về diện tích rừng với gần

  • A. 4,4 triệu ha.
  • B. 1 triệu ha.
  • C. 3 triệu ha.
  • D. 5,4 triệu ha.

Câu 3: Tính đến năm 2021, tỉ lệ che phủ rừng đạt bao nhiêu phần trăm?

  • A. 50%.
  • B. 53,8%
  • C. 54%.
  • D. 60%.

Câu 4: Năm 2021, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có số dân khoảng 

  • A. 20 triệu người.
  • B. 12,9 triệu người.
  • C. 10 triệu người.
  • D. 2 triệu người.

Câu 5: Số dân vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm số dân cả nước?

  • A. 13,1%.
  • B. 10%.
  • C. 20,5%.
  • D. 79,5%.

Câu 6: Đặc điểm phân bố dân cư vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

  • A. Mật độ dân số cao, dân số thành thị cao hơn dân số nông thôn
  • B. Mật độ dân số thấp, dân số thành thị thấp hơn dân số nông thôn.
  • C. Mật độ dân số cao, dân số thành thị thấp hơn dân số nông thôn.
  • D. Mật độ dân số thấp, dân số thành thị và nông thôn bằng nhau.

Câu 7: Chất lượng cuộc sống dân cư vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ngày càng được nâng cao theo hướng

  • A. Thu nhập bình quân đầu người giảm.
  • B. Tỉ lệ hộ nghèo trong vùng chưa có dấu hiệu giảm.
  • C. Đầu tư xây dựng nông thôn mới với hạ tầng giao thông được nâng cấp và làm mới.
  • D. Hạ tầng cơ sở chưa tiên tiến, còn lạc hậu.

Câu 8: Đặc điểm nông nghiệp vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

  • A. Vùng chuyên canh cây ăn quả lớn nhất cả nước, cơ cấu cây công nghiệp khá đa dạng.  
  • B. Vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ hai, sau Đông Nam Bộ.
  • C. Vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước, tập trung phát triển trồng cây ăn quả, cây dược liệu.
  • D. Vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn cả nước, cơ cấu cây công nghiệp khá đa dạng, trong đó có cây trồng cận nhiệt đới, ôn đới, cây dược liệu.

Câu 9: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có diện tích chè lớn nhất cả nước với sản lượng là

  • A. 200 nghìn tấn.
  • B. 845, 2 nghìn tấn.
  • C. 853,4 nghìn tấn.
  • D. 672, 5 nghìn tấn.

Câu 10: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có sản lượng chè chiếm bao nhiêu phần trăm sản lượng chè cả nước?

  • A. 80, 7%.
  • B. 20,5%.
  • C. 98,3%.
  • D. 78,2%.

Câu 11: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ không tiếp giáp với

  • A. Đồng bằng sông Hồng.
  • B. Thái Lan, Cam-pu-chia.
  • C. Bắc Trung Bộ.
  • D. các nước Trung Quốc, Lào.

Câu 12: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa quan trọng đối với 

  • A. đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước.
  • B. phát triển đối ngoại.
  • C. phát triển kinh tế hàng không.
  • D. tạo điều kiện giao lưu văn hóa - xã hội với các nước láng giềng. 

Câu 13: Đâu không phải là đặc điểm về sinh vật vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

  • A. Rừng khá phát triển.
  • B. Đông Bắc có tỉ lệ che rừng cao hơn so với Tây Bắc.
  • C. Nhiều sinh vật quý hiếm, nằm trong danh sách đỏ.
  • D. Tây Bắc có đủ 3 đai sinh vật là rừng nhiệt đới, rừng cận nhiệt đới và rừng ôn đới trên núi cao.

Câu 14: Đất feralit tạo thuận lợi cho phát triển

  • A. chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng rừng và cây ăn quả.
  • B. cây công nghiệp, cây ăn quả, trồng rừng và du lịch.
  • C. cây ăn quả, trồng rừng và giao thương biên giới.
  • D. cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia cầm và gia súc.

Câu 15: Đâu không phải đặc điểm địa hình và đất của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

  • A. Chủ yếu là đồi núi thấp, dãy núi cao nhất trong vùng là Phan-xi-păng.
  • B. Địa hình các-xtơ ở các tỉnh như Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn,...
  • C. Địa hình đồi phổ biến, các cánh đồng thung lũng xen kẽ khu vực đồi núi.
  • D. Địa hình kết hợp đất feralit thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, trồng rừng và du lịch.

Câu 16: Khí hậu vùng Trung du miền núi và Bắc Bộ tạo điều kiện để phát triển

  • A. cây công nghiệp, cây ăn quả, trồng rừng và du lịch.
  • B. cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới, trồng rừng, chăn nuôi gia cầm,
  • C. cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới, cây dược liệu, rau quả, phát triển du lịch.
  • D. cây dược liệu, rau quả, trồng rừng, chăn nuôi gia cầm và gia súc.

Câu 17: Hồ tự nhiên và hồ thủy điện lớn của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ thuận lợi cho phát triển

  • A. cây công nghiệp cận nhiệt.
  • B. cây ăn quả và du lịch.
  • C. du lịch và nuôi trồng thủy sản.
  • D. trồng rừng và nuôi trồng thủy sản.

Câu 18: Nguồn nước ngầm, nước khoáng phong phú với một số nước khoáng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có giá trị để phát triển

  • A. nuôi trồng thủy sản và du lịch.
  • B. du lịch và công nghiệp.
  • C. cây công nghiệp và cây ăn quả.
  • D. cây dược liệu và chăn nuôi gia súc.

Câu 19: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về rừng, tạo điều kiện để phát triển

  • A. ngành công nghiệp khai thác và chế biến gỗ.
  • B. nuôi trồng hải sản và ngành công nghiệp khai thác.
  • C. chế biến gỗ và xây dựng thủy điện.
  • D. nuôi trồng hải sản và trồng rừng.

Câu 20: Đâu không phải đặc điểm của thành phần dân tộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

  • A. Địa bàn cư trú của nhiều dân tộc như Kinh, Thái, Mường, Dao, Hmông, Tày, Nùng,...
  • B. Các dân tộc có truyền thống văn hóa đặc sắc, đoàn kết trong xây dựng và phát triển kinh tế.
  • C. Phần lớn là người dân tộc Tày sinh sống.
  • D. Sự phân bố các dân tộc có sự thay đổi và xu hướng các dân tộc sinh sống đan xen nhau trở nên phổ biến ở nhiều khu vực trong vùng.

Câu 21: Đỉnh Phan-xi-păng cao bao nhiêu mét?

  • A. 3 243m.
  • B. 3 147m.
  • C. 3 343m.
  • D. 3 445m.

Câu 22: Quan sát Bản đồ tự nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và cho biết trữ lượng lớn a-pa-tít, đồng tập trung ở 

  • A. Hòa Bình.
  • B. Thái Nguyên.
  • C. Đồng Văn.
  • D. Lào Cai.

Câu 23: Quan sát Bản đồ tự nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và cho biết than đá tập trung ở

  • A. Thái Nguyên.
  • B. Đồng Văn.
  • C. Yên Bái.
  • D. Cao Bằng.

Câu 24: Quan sát bảng dưới đây và nhận xét nào đúng về chất lượng cuộc sống vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

Một số chỉ tiêu về chất lượng cuộc sống dân cư  ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, giai đoạn 2010 - 2021

Chỉ tiêuNăm 2010Năm 2021
Thu nhập bình quân đầu người/tháng theo giá hiện hành (triệu đồng)0,92,8
Tỉ lệ hộ nghèo (%)29,413,4
Tuổi thọ trung bình (tuổi)70,071,2
Tỉ lệ người biết chữ (%)88,390,6

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, năm 2022 và 2022)

  • A. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ chỉ tập trung nâng cao giảm tỉ lệ người biết chữ.
  • B. Chất lượng cuộc sống vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ngày càng được nâng cao.
  • C. Chất lượng cuộc sống vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ được nâng cao ở mức vừa phải.
  • D. Tỉ lệ người biết chữ tăng, tỉ lệ hộ nghèo tăng, tuổi thọ trung bình giảm.

Câu 25: Trong số các tỉnh dưới đây, tỉnh nào nằm ở Tây Bắc?

  • A. Lạng Sơn.
  • B. Quảng Ninh.
  • C. Hòa Bình.
  • D. Phú Thọ.

Câu 26: Về mùa đông, khu vực Đông Bắc lạnh hơn Tây Bắc là do

  • A. Gió mùa, địa hình.
  • B. Thảm thực vật, gió mùa.
  • C. Núi cao, nhiều sông.
  • D. Vị trí ven biển và đất.

Câu 27: So với khu vực Đông Bắc, khu vực Tây Bắc có mùa đông ngắn hơn là do

  • A. Vị trí địa lí và ảnh hưởng của dãy Hoàng Liên Sơn.
  • B. Các dãy núi hướng vòng cung đón gió.
  • C. Không giáp biển.
  • D. Địa hình núi cao là chủ yếu.

Câu 28: Khó khăn về tự nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ khi phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả là 

  • A. đất thường xuyên bị rửa trôi, xói mòn.
  • B. địa hình núi cao hiểm trở. 
  • C. hiện tượng rét đậm, rét hại, sương muối, thiếu nước về mùa đông. 
  • D. thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ quét lũ ống.

Câu 29: Tại sao Trung du và miền núi Bắc Bộ có đàn trâu lớn nhất nước ta? 

  • A. Có nhiều đồng cỏ, khí hậu thích hợp. 
  • B. Nhu cầu tiêu thụ trâu lớn nhất. 
  • C. Cơ sở chế biến rất phát triển. 
  • D. Nhu cầu sức kéo trong nông nghiệp lớn.

Câu 30: Ý nghĩa của việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ không phải là 

  • A. góp phần phát triển kinh tế - xã hội của vùng. 
  • B. kiểm soát lũ cho Đồng bằng sông Hồng. 
  • C. phát triển du lịch.
  • D. nuôi trồng thủy sản nước mặn.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác