Tắt QC

Trắc nghiệm địa lí 9 chân trời bài 20: Thực hành Viết báo cáo về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Trắc nghiệm Địa lí 9 chân trời sáng tạo bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 9 bài 20: Thực hành Viết báo cáo về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của Trắc nghiệm có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là

  • A. có nhiều rừng với các loại lâm sản quý hiếm.
  • B. sông suối có trữ năng thủy điện khá lớn.
  • C. có nhiều mỏ than với quy mô lớn.
  • D. có nhiều mỏ dầu khí ở thềm lục địa.

Câu 2: Tài nguyên khoáng sản nổi trội hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là

  • A. dầu mỏ và khí đốt.
  • B. nước khoáng và vàng.
  • C. than đá và sắt.
  • D. đá vôi và khí đốt.

Câu 3: Tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nhưng không thuộc vùng Đông Nam Bộ là

  • A. Đồng Nai.
  • B. Bình Phước.
  • C. Long An.
  • D. Bình Dương.

Câu 4: Hướng phát triển công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam không phải là 

  • A. Phát triển các ngành công nghiệp cơ bản. 
  • B. Đầu tư vào các ngành công nghệ cao. 
  • C. Đẩy mạnh sự phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm. 
  • D. Hạn chế việc hình thành các khu công nghiệp tập trung để bảo vệ môi trường.

Câu 5: Các thành phố tạo thành tam giác công nghiệp mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là

  • A. TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu.
  • B. TP Hồ Chí Minh, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu.
  • C. TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Bình Dương.
  • D. TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Đồng Nai.

Câu 6: Định hướng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là

  • A. Phát triển các ngành công nghiệp cơ bản, công nghiệp trọng điểm, công nghệ cao; hình thành các khu công nghiệp tập trung. 
  • B. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, nhanh chóng phát triển các ngành có hàm lượng kĩ thuật cao, không gây ô nhiễm môi trường. 
  • C. Cần chuyển đổi cơ cấu ngành theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao. 
  • D. Hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm có lợi thế về tài nguyên và thị trường, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Câu 7: Điểm giống nhau về thế mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam là

  • A. Lịch sử khai thác lâu đời. 
  • B. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ.
  • C. Nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng cao. 
  • D. Tiềm lực kinh tế mạnh nhất, trình độ phát triển kinh tế cao nhất.

Câu 8: Đâu là vị thế của TP Hồ Chí Minh?

  • A. Là trung tâm văn hóa, khoa học, trung tâm công nghiệp, dịch vụ lớn nhất cả nước.
  • B. Là trung tâm công nghiệp, dịch vụ.
  • C. Là trung tâm công nghiệp dầu khí và du lịch.
  • D. Là trung tâm thương mại lớn nhất cả nước, các hoạt động nội thương, ngoại thương diễn ra sôi nổi.

Câu 9: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có thế mạnh nổi bật hơn vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là 

  • A. lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta. 
  • B. các ngành công nghiệp phát triển rất sớm và nhiều ngành có ý nghĩa toàn quốc. 
  • C. khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng. 
  • D. tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất cả nước.

Câu 10: Đâu là vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?

  1. Thúc đẩy phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước.
  2. Thu hút đầu tư trong nước và quốc tế.
  3. Gây ô nhiễm môi trường.
  4. Thu hút mạnh mẽ lao động cả nước.
  5. Góp phần giải quyết việc làm.
  6. Đời sống nhân dân bị ảnh hưởng, nạn thất nghiệp tăng.

Số đáp án đúng là?

  • A. 4.
  • B. 6.
  • C. 2.
  • D. 1.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác