Tắt QC

Trắc nghiệm địa lí 9 chân trời bài 13: Bắc Trung Bộ

Trắc nghiệm Địa lí 9 chân trời sáng tạo bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 9 bài 13: Bắc Trung Bộ Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của Trắc nghiệm có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong tổng diện tích đất có rừng của vùng Bắc Trung Bộ, loại rừng nào sau đây có diện tích lớn nhất? 

  • A. Sản xuất.
  • B. Phòng hộ.
  • C. Ngập mặn.
  • D. Đặc dụng.

Câu 2: Tài nguyên khoáng sản có giá trị lớn nhất trong vùng Bắc Trung Bộ là 

  • A. Crôm, thiếc, sắt, đá vôi xi măng, đá quý. 
  • B. Crôm, thiếc, đá vôi, đồng. 
  • C. Đá vôi, thiếc, apatit, kẽm. 
  • D. Dầu khí, than, đá vôi.

Câu 3: Năm 2021, số dân Bắc Trung Bộ khoảng bao nhiêu triệu dân?

  • A. 10 triệu người.
  • B. 11 triệu người.
  • C. 12 triệu người.
  • D. 11,2 triệu người.

Câu 4: Tỉnh thành có số dân cao nhất vùng Bắc Trung Bộ là

  • A. Thanh Hóa.
  • B. Quảng Bình.
  • C. Vinh.
  • D. Nghệ An.

Câu 5: Bắc Trung Bộ có sự chuyển dịch theo hướng

  • A. công nghệ số.
  • B. công nghệ cách mạng.
  • C. bền vững.
  • D. công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Câu 6: Đặc điểm giao thông vận tải của vùng Bắc Trung Bộ là

  • A. Đẩy mạnh phát triển các trung tâm du lịch nghỉ dưỡng biển.
  • B. Hình thành các cảng biển liên vùng, quốc tế.
  • C. Phát triển nghề cá xa bờ.
  • D. Hình thành các trung tâm nghề cá và dịch vụ hậu cần nghề cá.

Câu 7: Ranh giới tự nhiên ở phía Nam của Bắc Trung Bộ với Duyên hải Nam Trung Bộ là?

  • A. Dãy Tam Điệp.
  • B. Dãy Bạch Mã.
  • C. Đèo Ngang.
  • D. Sông Bến Hải.

Câu 8: Loại thiên tai nào không thường xuyên xảy ra ở Bắc Trung Bộ?

  • A. Hạn hán.
  • B. Bão.
  • C. Động đất.
  • D. Lũ quét.

Câu 9: Đâu không phải là đặc điểm của khí hậu vùng Bắc Trung Bộ?

  • A. Có hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa.
  • B. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh.
  • C. Đầu mùa hạ chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam gây ra thời tiết khô nóng.
  • D. Lượng mưa tập trung vào cuối mùa hạ.

Câu 10: Đâu không phải là đặc điểm nước của vùng Bắc Trung Bộ?

  • A. Sông ngòi ngắn và dốc.
  • B. Thượng lưu các con sông nước chảy xiết, nhiều thác ghềnh.
  • C. Phát triển nhiệt điện.
  • D. Hạ lưu sông thuận lợi phát triển giao thông đường thủy, du lịch.

Câu 11: Đâu không phải là đặc điểm nông nghiệp vùng Bắc Trung Bộ?

  • A. Đầu tư theo chiều sâu, đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất.
  • B. Dải đồng bằng ven biển trở thành những nơi sản xuất lúa chủ yếu.
  • C. Tập trung phát triển cây công nghiệp lâu năm.
  • D. Cây công nghiệp hàng năm như lạc, mía,... được trồng với diện tích khá lớn trên các vùng đất cát pha ven biển.

Câu 12: Đâu không phải là đặc điểm lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ?

  • A. Diện tích đất có rừng cao hơn trung bình cả nước.
  • B. Hoạt động bảo vệ rừng chưa được tích cực triển khai.
  • C. Mở rộng mô hình nông lâm kết hợp, canh tác trên đất dốc.
  • D. Hoạt động khai thác, chế biến kết hợp với trồng và tu bổ rừng được chú trọng.

Câu 13: Đâu không phải là đặc điểm về hoạt động khai thác và nuôi trồng hải sản?

  • A. Hình thành các cảng biển liên vùng.
  • B. Sản lượng ngày càng tăng.
  • C. Phát triển nghề cá xa bờ, các trung tâm nghề cá và dịch vụ hậu cần.
  • D. Áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất như công nghệ sản xuất giống, công nghệ nuôi tiên tiến.

Câu 14: Một trong những khó khăn lớn nhất về tự nhiên ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân vùng Bắc Trung Bộ là 

  • A. cơ sở hạ tầng yếu kém.
  • B. mật độ dân cư thấp.
  • C. tài nguyên thiên nhiên hạn chế.
  • D. thường xuyên xảy ra thiên tai.

Câu 15: Lũ ở vùng Bắc Trung Bộ thường lên rất nhanh chủ yếu do

  • A. nhiều con sông lớn, lượng mưa lớn quanh năm. 
  • B. sông ngòi ngắn, dốc kết hợp mưa lớn tập trung. 
  • C. vùng đồng bằng có địa hình thấp trũng, khó thoát nước. 
  • D. sông ngòi có dạng lông chim nên nước ở các nhánh sông tập trung nhanh.

Câu 16: Vào mùa hạ gió phơn Tây Nam thổi mạnh ở vùng Bắc Trung Bộ là do 

  • A. ảnh hưởng của Biển Đông. 
  • B. ảnh hưởng của gió mùa. 
  • C. bức chắn địa hình. 
  • D. ảnh hưởng của gió mùa và bức chắn địa hình.

Câu 17: Đâu không phải đặc điểm du lịch vùng Bắc Trung Bộ?

  • A. Chỉ tập trung phát triển du lịch thu hút khách nội địa.
  • B. Du lịch phát triển nhờ vị trí thuận lợi và nguồn tài nguyên du lịch hấp dẫn, đặc sắc.
  • C. Các tài nguyên du lịch tự nhiên có giá trị nổi bật như hệ thống hang động, bãi biển đẹp, các khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia,...
  • D. Phát triển nhanh chóng cho sự phát triển kinh tế, mở rộng giao lưu, hợp tác với các vùng trong nước và quốc tế.

Câu 18: Các nhà máy xi măng lớn thuộc vùng Bắc Trung Bộ là 

  • A. Bỉm Sơn, Hoàng Mai, Tam Điệp. 
  • B. Bỉm Sơn, Hoàng Mai, Nghi Sơn. 
  • C. Bỉm Sơn, Hoàng Mai, Hoàng Thạch. 
  • D. Bỉm Sơn, Tam Điệp, Yên Bình.

Câu 19: Hạn chế lớn nhất về tự nhiên trong phát triển nông nghiệp của Bắc Trung Bộ là 

  • A. bão, lũ lụt, hạn hán.
  • B. gió lào khô nóng, bão cát.
  • C. xâm nhập mặn, ngập úng.
  • D. sóng lừng, sạt lở bờ biển.

Câu 20: Quan sát bảng sau:

Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng GRDP của Bắc Trung Bộ, 

giai đoạn 2015 - 2021

(Đơn vị: %)

Năm20152021
Cơ cấu GRDP (giá hiện hành)100100
Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản22,518,5
Công nghiệp và xây dựng28,537,7
Dịch vụ43,037,4
Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm6,06,4
Tốc độ tăng trưởng GRDP (giá so sánh)4,010,0

(Nguồn: Cục Thống kê các tỉnh Bắc Trung Bộ, năm 2016 và 2022)

Nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu và tốc độ tăng trưởng GRDP của Bắc Trung Bộ, giai đoạn 2015 - 2021?

  • A. Tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ tăng trong cơ cấu GRDP.
  • B. Tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ giảm trong cơ cấu GRDP.
  • C. Tỉ trọng các ngành không thay đổi trong cơ cấu GRDP.
  • D. Tỉ trọng ngành dịch vụ tăng trong cơ cấu GRDP.

Câu 21: Biện pháp quan trọng nhất để phòng chống thiên tai ở vùng Bắc Trung Bộ là 

  • A. bảo vệ, phát triển rừng.
  • B. xây dựng các hồ thủy lợi.
  • C. xây dựng đê, kè chắn sóng.
  • D. di dân đến các vùng khác.

Câu 22: Ý nghĩa quan trọng nhất của đường Hồ Chí Minh đối với vùng Bắc Trung Bộ là 

  • A. tạo thế mở hơn nữa để tiếp tục thu hút đầu tư. 
  • B. thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 
  • C. thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng phía tây. 
  • D. tạo thế liên hoàn trong cơ cấu kinh tế theo không gian.

Câu 23: Trong tương lai, để khai thác tốt tiềm năng và hướng đến mục tiêu bền vững, phát triển kinh tế biển, cần có những giải pháp nào sau đây?

  1. Phát triển các ngành kinh tế biển, đảo sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ hệ sinh thái như công nghệ sinh học biển, du lịch biển,...
  2. Đầu tư phát triển hệ thống cảng biển liên vùng, quốc tế; trung tâm du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao; mở rộng giao lưu, hợp tác phát triển các hoạt động kinh tế biển, đảo giữa các vùng trong nước và khu vực.
  3. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, dự báo đề phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
  4. Tăng cường rác thải nhựa đại dương; bảo vệ cảnh quan thiên nhiên ven bờ.
  • A. (1); (3); (4).
  • B. (2); (3); (4).
  • C. (1); (2); (4).
  • D. (1); (2); (3).

Câu 24: Tại sao các nhà máy thuỷ điện ở Bắc Trung Bộ chủ yếu có công suất nhỏ? 

  • A. Các sông suối luôn ít nước quanh năm. 
  • B. Phần lớn sông ngắn, trữ năng thuỷ điện ít. 
  • C. Thiếu vốn để xây dựng các nhà máy thuỷ điện quy mô lớn. 
  • D. Nhu cầu tiêu thụ điện trong sản xuất và sinh hoạt chưa cao.

Câu 25: Di sản văn hóa thế giới ở Bắc Trung Bộ được UNESCO công nhận là

  • A. Phong Nha - Kẻ Bàng.
  • B. Di tích Mĩ Sơn.
  • C. Cố đô Huế.
  • D. Phố cổ Hội An.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác